LÒNG NHÂN ĐẠO CỦA KẺ THUA CUỘC VÀ SỰ BẤT NGHĨA CỦA NGƯỜI THẮNG TRẬN *
Lòng nhân đạo của kẻ thua cuộc và sự bất nghĩa của người thắng trận
Cuộc chiến đã chấm dứt hơn 41 năm rồi, nhưng di sản để lại của hai bên là gì. Ở đây tôi không nhìn về mặt cơ sở vật chất mà từ góc nhìn nhân văn. Cái tôi gọi là sự nhân văn của bên thua cuộc và sự bất nghĩa của bên chiến thắng. Đã đến lúc chúng ta nhìn lại bản thân và học hỏi sự nhân văn của người khác.
Lòng nhân đạo của kẻ thua cuộc
Theo Đạo Luật Chiến tranh tại Hội nghị Geneva năm 1864 đã tuyên bố mọi cuộc chiến phải đề cao yếu tố nhân đạo quốc tế (IHL). Nếu một chuẩn tướng gây tổn thất lực lượng nhiều hơn mức cho phép, anh ta sẽ phải từ chức, thậm chí khép vào tội ác chiến tranh.
Đảng Dân Chủ đã bỏ rơi đồng minh VNCH, nhưng sự vĩ đại của nước Mỹ nằm ở chỗ xã hội dân sự vẫn phát triển mặc cho những quyết định sai lầm của giới chính trị. Nghĩa là dù đảng Dân Chủ nhẫn tâm với VNCH thì người Việt Nam vẫn được xem là một phần trách nhiệm của người Mỹ.
Ngày 7/4/1975 Tổng Thống Gerald Ford bước xuống phi trường với một em bé Việt Nam trên tay, đó là dấu hiệu cho sự sụp đổ được báo trước của VNCH và cũng để thông báo cho người dân Mỹ về một tương lai mới.
Mở đầu bằng chiến dịch Babylift — chiến dịch quy mô lớn được đặt tên theo cuộc di tản bắt đầu từ 3—26 tháng 4, 1975. Cùng với đó là chiến dịch New Life, hơn 110,000 người tị nạn đã được di tản khỏi Nam Việt Nam. Chiến dịch được thực hiện bằng 30 chuỗi chuyến bay do MAC (Cơ Quan Kiểm Soát Không Quân) thực hiện bằng hai phi cơ dân sự C—5A Galaxy và C—141 Starlifter. Nhiều trẻ em Việt Nam đã được nhận nuôi bởi nhiều gia đình trên khắp thế giới.
Các tổ chức xã hội bao gồm Holt International Children’s Services, Friends of Children of Viet Nam (FCVN), Friends For All Children (FFAC), Catholic Relief Service, International Social Services, International Orphans and the Pearl S. Buck Foundation đã tài trợ các cơ sở vật chất cho chính phủ. Những chuyến bay tiếp tục cho đến khi những đợt pháo kích của Bắc Việt và những đơn vị quân VC đã khiến những chuyến bay từ sân bay Tân Sơn Nhất bị đóng băng. Khi doanh nhân Robert Maccauley nhận được tin phải mất hơn một tuần nữa để di tản những đứa trẻ mồ côi vì những thiếu thốn về máy bay vận chuyển quân sự, ông ấy đã điều một máy bay Boeing 747 từ Pan Am và dự tính cho 300 trẻ em mồ côi rời khỏi đất nước, ông trả tiền cho chuyến bay bằng cách thế chấp ngôi nhà của mình.
Theo Adoption Today journal, có ít nhất 45,000 trẻ em đã được bay đến Mỹ và khoảng 1,300 trẻ được đưa đến Canada, Châu Âu và Úc.
Đến năm 1979 khi phong trào thuyền nhân của những người tị nạn CS gây xúc động đến Cao Ủy LHQ, thì Mỹ cũng là nước hào phóng nhất khi đồng ý tiếp nhận thêm một triệu công dân Việt Nam, từ các đảo tị nạn nổi tiếng của thuyền nhân Bidong, Malaysia hay Galang, Indonesia… Cùng với đó là sự trợ giúp y tế từ Pháp một đồng minh khác trên con tàu ánh sáng (Le De Lumière Port Villa).
Theo TS Charles Marmar, sau 40 năm cuộc chiến, hiện vẫn còn 11% cựu quân nhân bị ”hội chứng căng thẳng hậu chiến” (PTSD) dằn vặt và chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi. Khi đến Washington bạn sẽ được đặt những đóa hoa lên bia đá tưởng niệm gần 59,000 các chiến sĩ hy sinh (Mỹ lẫn Việt) trong chiến tranh Việt Nam.
Sau này Mỹ cũng tiếp tục hỗ trợ nhà nước VNXHCN bằng nhiều hình thức nhân đạo nổi bật có công cuộc chống HIV/AIDS với $80 triệu viện trợ mỗi năm, năm 2004 Việt Nam thua kiện trước WHO vì những cáo buộc Mỹ sử dụng Dioxin gây dị dạng thai nhi Việt Nam, dù vậy Mỹ vẫn đồng ý cấp cho VN $4 triệu. Nhà KH Ngô Đức Anh đã làm việc tại Trung tâm sức khỏe khoa học Texas năm 2006, cùng các đồng sự đã tổng hợp tất cả những tài liệu trước đây về CĐDC nhằm tìm ra nguyên nhân, tuy nhiên 11 nguồn thông tin từ VN đều yếu phương pháp luận và không có giá trị trong việc nghiên cứu. Khi những điểm mấu chốt về mối quan hệ giữa việc phun chất diệt cỏ và dị dạng bẩm sinh sụp đổ, những liên kết mới trở nên có sức thuyết phục.
Đỉnh cao cho việc bình thường hóa quan hệ là chuyến thăm năm 3/2/1994 của TT Bill Clinton, và lệnh gỡ bỏ cấm vận kinh tế năm 1995 cho Việt Nam, giúp CPVN “xây dựng cái gọi là Kinh tế thị trường định hướng XHCN, bỏ qua bước Tư bản”?
Sự bất nghĩa của người thắng trận
Trong cuốn ”Cẩm Nang Về Chiến Tranh Việt Nam” người Mỹ đã nhận định Hà Nội không biết đến cái gì là giá trị cuộc sống. Việc Bắc Việt xé hiệp ước Paris bất và chấp tấn công Nam Việt Nam, đã sạch bóng quân Mỹ, chỉ còn lại chính những đồng bào và luôn cả hy sinh quân đội của họ càng chứng tỏ chiến thắng 30/4/1975 chỉ là thống nhất về mặt địa lý, chứ chưa phải trên cuộc chiến tư tưởng
Năm 1976 CP Mỹ chủ động hàn gắn mối quan hệ với điều kiện được cho phép (JAC) tìm kiếm xác nạn nhân của Mỹ còn mất tích trong chiến tranh, nhưng đã bị từ chối. Đến 1980 công việc tìm kiếm mới được phép tiến hành.
Năm 1979 CPVNXHCN lấy cớ đánh CS Khmer Đỏ sau đó đóng quân lại mười năm, bất chấp sự cảnh cáo của Mỹ và phải nhận lệnh cấm vận. Một quyết định táo bạo của TBT thân Liên Xô Lê Duẩn đã đẩy người dân vào cảnh lao đao khốn cùng, ăn bobo và cơm độn khoai sắn. Không khác lắm điều Vladimir Putin đang khiến nước Nga của ông phải chịu đựng vào thời điểm này.
Theo cuốn ”Bên Thắng Cuộc”của Huy Đức, 18/11/2000, Ông Phan Văn Khải nhớ lại: ”Ông Phiêu nói như thời chiến tranh làm cho họ rất khó chịu. Ông ấy muốn tỏ rõ thái độ của một chính quyền CS. Nhưng, ông Phiêu không hiểu tình hình thế giới giờ đây đã khác. Phe XHCN đã tan rã. Vấn đề là mối quan hệ giữa hai quốc gia, chúng ta cần Mỹ. Bill Clinton nhớ lại: Tôi chỉ Pete và nói, ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù ‘Hà Nội Hilton’ vì muốn thực dân hoá Việt Nam. Clinton nhận xét, dường như những người mà ông gặp ở Việt Nam, chức vụ càng cao hơn thì ngôn ngữ càng ”sặc mùi” CS theo kiểu cũ hơn.
Năm 2014 trong chương trình Giai điệu tự hào, PGS—TS Nguyễn Thị Minh Thái, kể về buổi họp báo của bà với những cựu quân nhân mắc ”hội chứng căng thẳng hậu chiến” (PTSD) với một thái độ hồ hỡi như thể họ xứng đáng bị như thế trong khi một phụ nữ như bà có thể đầy lòng trắc ẩn?
Ngoài mặt CPVNXHCN cổ vũ cho tinh thần hòa hợp dân tộc, nhưng bên trong, họ ngấm ngầm ngăn chặn nó. Điển hình vào ngày 19/6 ”Kỷ niệm ngày Quân Lực VNCH” mỗi năm, họ ngăn cản từng đoàn người đến viếng nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa thắp hương lên mộ phần chiến sĩ. Khi các anh chỉ còn là nắm mồ vẫn bị chế độ này giam cầm, quản chế đủ điều. Họ cũng là người Việt Nam cơ mà? Tại sao luôn giữ ngọn lửa hận thù như vậy?
Civil Right Defense xếp Việt Nam vào hạng 3 các nước có tự do ngôn luận tồi tệ nhất, Mỹ và Canada là những nước thường xuyên phải tiếp nhận tị nạn chính trị Việt Nam. Kể từ khi lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, vấn đề nhân quyền được các tổ chức XHDS trong và ngoài nước quan tâm không vì thế mà tốt lên, ngược lại ngày càng tồi tệ. Bất chấp các giao ước nhân quyền CPVNXHCN đã cam kết trong các văn kiện Quốc Tế.
Các bạn như tôi cũng là những người hiểu rõ nhất về giáo dục lòng thù hận. Học sinh Việt Nam được dạy về tội ác Mỹ—Ngụy thay vì nền giáo dục có thể giữ tính trung lập và để lịch sử tự phán xét, không nhiều trong chúng ta thoát được ”tâm lí của kẻ chiến thắng”, hay ”anh dũng đánh đổ thực dân, đế quốc.”
Nhưng khi giới trẻ biết rõ Donald Trunp, bà Hillary Clinton hơn cả giới lãnh đạo trong nuớc, điều đó cho thấy yêu cầu về dân chủ từ trong lòng xã hội là có thật, đã đến lúc Việt Nam có cái nhìn khác hơn về nước Mỹ như Thủ Tướng Phan Văn Khải nói ở trên :”…tình hình thế giới giờ đây đã khác. Phe xã hội chủ nghĩa đã tan rã.”
No comments:
Post a Comment