TRẬN ĐÁNH THÁNG 3/75 QUÂN KHU I (Phần II)
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THẤT THỦ:
Lực lượng chính quy hai bên tại chiến tuyến Đà Nẵng:
-VNCH:
-VNCH:
Bắc: Lữ Đoàn 468 TQLC tại Đèo Hải Vân. Tây: Lữ Đoàn 369 TQLC tại Phú Lộc, Lữ Đoàn 2578 TQLC làm trừ bị tại Căn Cứ Non Nước-Đà Nẵng.Tây Nam: Sư Đoàn 3 Bộ Binh với 14.000 quân. Nam: Sư Đoàn 2 Bộ Binh và Liên Đoàn 12 BĐQ.
-CSBV:
Bắc: Sư Đoàn 324, 325 hai sư đoàn này sau khi tiến vào Huế đã bị bỏ ngỏ, chúng tịch thu được một số lượng vũ khí đạn dược khổng lồ của Đạo Quân Tiền Phương gồm Đại Bác 105, 155 ly, 51 Chiến Xa M48 còn mới và hàng trăm Chiến Xa M41, M113, chúng đã trở thành một lực lượng quân sự hùng mạnh.
Tây: Sư Đoàn 304, tháng 8-1974 sư đoàn này cùng với Sư Đoàn 324B CSBV và các thành phần tăng phái yểm trợ của Quân Đoàn 5 và Quân Đoàn 2 CSBV chiếm Quận Thượng Đức, chúng đã bị Lữ Đoàn 1 và Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù đẩy lui. Trận chiến kéo dài đến cuối năm 1974, kết quả CSBV bị thiệt hại 2,000 quân chết và 5,000 quân bị thương. CSBV dấu xác rất giỏi, nếu Nhảy Dù đếm được 2000 xác địch thì con số thực tế phải cao hơn nhiều, như vậy thì SĐ 304 CSBV chỉ còn cái tên thôi. Khi Lữ Đoàn 369 TQLC đến thay Nhảy Dù từ ngày 16-3-1975 đến 3-29-1975, theo Đại Úy Kiều Công Cự, Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 2 TQLC thì không có hoạt động nào của CSBV tại vùng này.
Tây: Sư Đoàn 304, tháng 8-1974 sư đoàn này cùng với Sư Đoàn 324B CSBV và các thành phần tăng phái yểm trợ của Quân Đoàn 5 và Quân Đoàn 2 CSBV chiếm Quận Thượng Đức, chúng đã bị Lữ Đoàn 1 và Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù đẩy lui. Trận chiến kéo dài đến cuối năm 1974, kết quả CSBV bị thiệt hại 2,000 quân chết và 5,000 quân bị thương. CSBV dấu xác rất giỏi, nếu Nhảy Dù đếm được 2000 xác địch thì con số thực tế phải cao hơn nhiều, như vậy thì SĐ 304 CSBV chỉ còn cái tên thôi. Khi Lữ Đoàn 369 TQLC đến thay Nhảy Dù từ ngày 16-3-1975 đến 3-29-1975, theo Đại Úy Kiều Công Cự, Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn 2 TQLC thì không có hoạt động nào của CSBV tại vùng này.
Nam: Sư Đoàn 2 CSBV và 1 trung đoàn của SĐ 3 CSBV.
Diễn Tiến Tình Hình:
Diễn Tiến Tình Hình:
Phần này tôi viết theo chi tiết từ phỏng vấn Phó Đô Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, phỏng vân Thiếu Tướng Bùi Thế Lân lúc tôi thực hiện hồi ký “Trình Tổng Thống Tôi Quyết Định Theo Tình Hình”, các MX Nguyễn Bác Ái, MX Nguyễn Thế Thụy là những người có mặt cùng với Thiếu Tướng Lân và từ kinh nghiệm của người viết.
LĐ 258 TQLC về đến đình Đèo Hải Vân vào 7pm ngày 25-3-75, tôi được lệnh mang thương binh về Tổng Y Viện Duy Tân. Tại đây, tôi gặp Niên Trưởng Phạm Văn Lương, ông hứa sẽ săn sóc thương binh của tôi, và cho tôi biết tình hình phía Nam Đà Nẵng bắt đầu rối loạn. Sau đó khoảng 10 PM ngày 25-3-1975, tôi được lệnh trình diện Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Văn Thế tại Bệnh Viện Dã Chiến Sư Đoàn TQLC tại căn cứ Non Nước Đà Nẵng. Trên đường đi, tôi thấy thành phố Đà Nẵng rất hỗn loạn, đầy dân tỵ nạn, quân nhân rã ngũ và có thể rất nhiều đặc công VC trà trộn.
Trưa ngày 26-3-75, tôi được lệnh ra bến Thương Cảng Đà Nẵng đón tàn quân của Lữ Đoàn 147 TQLC. Cả 1 Lữ Đoàn gần 4000 TQLC về Đà Nẵng chỉ trên 1 chiếc LCU duy nhất gồm Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn, trên 1 trăm thương binh và khoảng vài trăm binh sĩ.Ông Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 147 TQLC Đại tá Nguyễn Thế Lương bị thương tại đầu gối do đạn của VC bắn lúc di tản khỏi bãi Thuận An và tôi đã được lệnh săn sóc ông ta từ đây.
Ngày 27-3-75 toàn là tin xấu, Quảng Ngãi thất thủ, ½ Sư Đoàn 2 Bộ Binh được tầu Hải Quân cứu mang về Cù Lao Ré. BĐQ tan hàng phần còn lại rút về Đà Nẵng, lang thang ngoài phố làm Đà Nẵng thêm hỗn loạn. Thiếu Tá Trần Vệ ban 3 SĐ TQLC có việc phải lên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I thì không thấy ai. Như vậy, sĩ quan và binh sĩ trong Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đã bỏ đi nhiều. Dân chúng tranh nhau ra phi trường Đà Nẵng để về Saigon. Các bến tầu đông đúc hỗn loạn.
Căn Cứ Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải- Đà Nẵng.
Ngày 28/3/75, buổi sáng chúng tôi nhận được lệnh tử thủ Đà Nẵng. Trên trời. máy bay L19 phát thanh kêu gọi các quân nhân bộ binh và BĐQ rã ngũ về trình diện đơn vị và bây giờ tôi mới được biết Trung Tướng Trưởng đang ở Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC tại Căn Cứ Non Nước.
Tại Bệnh Viện Dã Chiến Sư Đoàn TQLC, tôi và Bác Sĩ TQLC Nguyễn Quang Khoa, với tinh thần tử thủ, đã thong thả đốt từng lá thư tình và từng hình ảnh của các “em gái hậu phương” để nếu chúng tôi có hy sinh thì lũ “cán ngố” sẽ không xem và đọc được.
Buổi Trưa 28-3-1975, có một khách không mời là Tổng Lảnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng AL Francis cùng 2 nhà báo ngoại quốc da trắng, trang bị vũ khí cùng mình đến Căn Cứ Non Nước xin gặp Trung Tướng Trưởng. Không biết tên này đã nói gì với Trung Tướng Trưởng để ông đổi ý định tử thủ Đà Nẵng. Xong việc hắn dùng trực thăng đi về căn cứ Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải tại Tiên Sa- Đà Nẵng. Chúng tôi cũng nhận được tin tình báo là CSBV sẽ pháo kích căn cứ Hải Quân và Phi Trường Đà Nẵng lúc 11pm đêm ngày 28-3-1975.
Chiều ngày 28-3-1975 tôi được lệnh mang Đại Tá Nguyễn Thế Lương đến căn cứ Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải để lấy tầu về Cam Ranh điều trị cho ông. Chúng tôi quá giang trực thăng của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân đến Căn Cứ Hải Quân vì Tướng Lân cũng đến đó để họp quân đoàn.
Chúng tôi đên căn cứ Hải Quân lúc 7pm. Đại tá Lương được khiêng vào 1 căn hầm nổi kiên cố xây bằng nhiều bao cát. Căn hầm này là Trung Tâm Chỉ Huy Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải. Trong căn hầm có Trung Tướng Trưởng, tôi đã xúc động vì đây là lần đầu tiên được gặp vị tướng huyền thoại này. Tuy nhiên chưa kịp chào kính ông thì tôi đã phải săn sóc Đại Tá Lương đang kêu đau, vết thương rỉ máu. Trong căn hầm này còn có Phó Đề Đốc Hô Văn Kỳ Thoại tư lệnh Hải Quân, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân tư lệnh TQLC, Đại Tá Lương ngồi bệt xuống đất dựa trên chiếc bàn có điện thoại viển liên và tôi, bác sĩ của Đại Tá Lương đang băng bó cho ông.
Trung Tướng Trưởng gọi điện thoại cho Tổng Thống Thiệu, Tướng Trưởng muốn cho 2 ông tướng kia cùng nghe nên không áp sát điện thoại, Tướng Trưởng xin bỏ Đà Nẵng, Tổng Thống Thiệu không chấp nhận và lệnh cho ông phải tử thủ Đà Nẵng ( sau này tôi có hỏi Thiếu Tướng Lân và Phó Đề Đốc Thoại về cuộc điện đàm này và cả hai đều xác nhận những điều tôi vô tình nghe là đúng). Trung Tướng Trưởng trả lời “Trình Tỗng Thống tôi quyết định theo tình hinh” rồi cúp máy, sau đó ông nói với Thiếu Tướng Lân “mình rút đêm nay”-Trong bài hồi ký trước, tôi đã viết về phiên họp này nhưng vì không liên quan, nên tôi đã không đề cập đến chi tiết cuộc điện đàm này-.
7.30 PM ngày 28-3-1975 có Trung Tướng Lâm Quang Thi, Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Bộ Binh và một số sĩ quan cấp tá đến họp. Trong phiên họp, Trung Tướng Trưởng ra lệnh bỏ Đà Nẵng đêm nay. Thiếu Tướng Hinh xin 3 ngày để rút quân, Trung Tướng Trưởng không chấp nhận. Trong lúc 2 người đang bàn cãi về thời gian rút quân tôi bỏ phòng họp, đi tìm tầu Hải Quân để về Cam Ranh thì biết lúc chiều, vì có tin CSBV sẽ pháo kích căn cứ Hải Quân lúc 11pm nên Phó Đề Đốc Thoại đã ra lệnh cho tầu Hải Quân ra khơi để tránh pháo kích, còn 1 chiếc tầu riêng của Phó Đề Đốc Thoại thì đã bị tên Al Francis mượn để ra tầu HQ5, sau đó không trở về.
Theo nhận xét của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân: “Trung Tướng Trưởng chỉ họp các đơn vị trưởng tối ngày 28/3/75 tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải để ra lệnh rút quân ngay lập tức trong đêm, không có bàn thảo kế hoạch và phương cách rút quân”. Như vậy chỉ có những người có mặt tại buổi họp rút được nếu may mắn, còn binh sĩ trong các cộng sự phòng thủ xung quanh Đà Nẵng không thể nào rút ngay lập tức được. Cuộc rút quân khỏi Đà Nẵng sáng ngày 29-3-1975 đã đẫm máu và hỗn loạn.
9pm ngày 28-3-1975 trong khi Thiếu Tướng Hinh đang xin Trung Tướng Trưởng thêm thời gian rút quân cho Sư Đoàn 3 Bộ Binh thì CSBV bắt đầu pháo kích vào Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải bằng đại bác 130 ly. Chúng pháo kích rất chính sác và nhắm vào hầm chỉ huy nơi các ông tướng đang họp. Khoảng 10:30 pm, người nhái Hải Quân và TQLC bắt được mấy tên Tiền Sát Viên VC nên chúng pháo kích rời rặc và không còn chính xác. Trận pháo kích này đã phá hủy 2 trực thăng của Tướng Trưởng và Tướng Lân.
Lúc 10:30pm ngày 28-3-1975 buổi họp bế mạc. Tướng Lâm Quang Thi dùng trực thăng bay ra Soái Hạm HQ5.Tướng Trưởng được 1 trực thăng khác đến đón.
Vì trực thăng của TQLC bị phá hủy nên chúng tôi phải theo Phó Đề Đốc Thoại và cận vệ của ông tự mưu sinh thoát hiểm. Lúc 11pm, CSBV pháo kích căn cứ Hải Quân rất nặng nề. Chúng tôi phải bỏ căn cứ leo lên núi Sơn Trà và mãi đến sáng ngày 29-3-1975 mới đến một bãi biển hoang vắng, sau đó được tầu nhỏ hải quân vào cứu mang lên Chiến Hạm 802.
Theo các TQLC tại C/C Non Nước thì lúc 12am ngày 29-3-1975, Trung Tướng Trưởng đã bay đến Bộ Chỉ Huy TQLC để được bảo vệ qua đêm. 6am ngày 29-3-1975 ông là một trong những quân nhân đầu tiên lội ra chiến hạm. Cũng từ giờ phút này, Quân Dân Quân Khu I như rắn mất đầu tìm đường “tự thoát” và lũ cán binh CSBV trước đó một tuần đã bị chúng tôi đánh chạy “vắt giò lên cổ” trốn trong lùm rừng khe núi, giờ thì ngoi ra, chỉ trời vạch đất huênh hoang khoác lác.
Vì lệnh rút quân quá bất chợt và gấp rút nên quân sĩ trong các vị trí phòng thủ quanh Đà Nẵng không thể đến các bến tầu được và nhất là không có cấp chỉ huy cao cấp nên cuộc rút những đơn vị còn lại của Quân Đoàn I trong ngày 29-3-1975 tại các bến tầu hải quân Đà Nẵng đã diễn ra trong hỗn loạn và đẫm máu. Riêng Sư Đoàn TQLC, quân số lúc ra Vùng I Chiến Thuật là 12 ngàn người về đến Vũng Tầu chỉ còn 4 ngàn TQLC. Tính từ lúc CSBV bắt đầu nổ súng trên Quốc Lộ 1, Nam Thừa Thiên ngày 21-3-1975 đến lúc Đà Nẵng thất thủ ngày 29-3-1975 thì Quân Đoàn I đã tan rã chỉ trong 8 ngày.
TQLC rút quân tại Căn Cứ Non Nước Đà Nẵng ngày 29-3-1975.
Đặc điểm của cuộc rút bỏ Đà Nẵng:
1-Chưa có một trận đánh lớn nào quanh Đà Nẵng mà Cấp Chỉ Huy Quân Đoàn I đã quyết định rút.
2-Theo Phó Đề Đốc Thoại ,sáng ngày 28-3-1975 trong cuộc họp Quân Đoàn, Trung Tướng Trưởng cương quyết bảo vệ Đà Nẵng.Chỉ sau khi họp với tên Al Francis với vỏ bọc là Tổng Lãnh Sự Mỹ trưa ngày 28-3-1975 tại Căn Cứ TQLC Non Nước- Đà Nẵng, ông mới đổi ý và quyết định rút bỏ Đà Nẵng khẩn cấp.
3-Bỏ Đà Nẵng là quyết định của Trung Tướng Trưởng, Tổng Thống Thiệu hoàn toàn bị bất ngờ, tôi viết câu này dựa theo phỏng vấn Thiếu Tướng TQLC Bùi Thế Lân, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và Hồi Ký của ông Nguyễn Tiến Hưng Cố Vấn Tổng Thống Thiệu.
4-Lệnh bỏ Đà Nẵng quá đột ngột, thời gian rút quân quá vội vã cho nên các đơn vị trưởng bị bất ngờ không kịp chuẩn bị,không kịp về với đơn vị, hơn nữa binh sĩ trong các tuyến phòng thủ quanh Đà Nẵng thì quá xa không thể về các bến tầu kịp thời, cuộc rút quân ngày 29-3-1975 đã hỗn loạn và đẫm máu.
5-Trung Tướng Trưởng đã quá cô đơn, theo hồi ký của Phó Đề Đốc Thoại trang 263 , Quân Khu I có 2 vị Tư Lệnh Phó là Trung Tướng Lâm Quang Thi và Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc. Trung Tướng Lâm Quang Thi và Ban Tham Mưu Tiền Phương từ hôm 25-3-1975 sau khi bỏ Huế về Đà Nẵng, đã không phụ giúp Tướng Trưởng gì hết cho đến tối ngày 28-3-1975, khi Tướng Trưởng quyết định bỏ Đà Nẵng, Tướng Thi đã bay ra Soái Hạm HQ5, nói là để điều hành rút quân nhưng sau đó ông đã im lặng vô tuyến. Còn Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc thì ngày 26-3-1975 đã xin phép về Saigon và không trở lại.
Trung Tướng Trưởng đã phải giải quyết mọi chuyện của Quân Đoàn I một mình, gây ra những quyết định vội vã, đáng lẽ Dinh Đôc Lập và Bộ Tổng Tham Mưu phải gửi một phái đoàn tướng lãnh cao cấp đến phụ giúp ông, đây là một lỗi lầm lớn của Tổng Thống Thiệu.
6-Chiếm được Quân Khu I mà không phải đánh vì các Cứ Điểm Huế, Đà Nẵng, Chu Lai đều bị bỏ ngỏ trước khi giặc đến, CSBV đã thu được rất nhiều vũ khí đạn dược, nhiên liệu, chiến xa đại pháo. Chúng không còn sợ Quân VNCH đánh ngang hông hay cản hậu cắt đường tiếp tế tại lãnh thổ Quân Khu I nữa, nên đã ngang nhiên dùng Quốc Lộ 1 tiến đánh Saigon.Còn quân dân VNCH thì tinh thần suy sụp, chính trị bất ổn, lũ chính khách thân cộng quậy phá đưa đến việc từ chức của Tổng Thống Thiệu. Từ đó kế hoạch rút về Quân Khu 4 để tiếp tục chiến đấu cũng chết theo.
CÂU CHUYỆN TRỌNG THỦY MỴ NƯƠNG TÂN THỜI:
Người Mỹ đã tính toán và âm mưu bán VNCH cho khối Cộng Sản Tầu-Việt từ 1971 sau khi tên Kissinger qua Tầu Cộng nhất là sau khi cưỡng ép VNCH ký Hiệp Định Paris, nhưng họ sẽ không bao giờ dám bạch hóa âm mưu này, có rất nhiều bí mật chúng ta không biết cho nên tôi phải dựa vào các sự kiện lịch sử để suy đoán ra.
Người Mỹ đã tính toán và âm mưu bán VNCH cho khối Cộng Sản Tầu-Việt từ 1971 sau khi tên Kissinger qua Tầu Cộng nhất là sau khi cưỡng ép VNCH ký Hiệp Định Paris, nhưng họ sẽ không bao giờ dám bạch hóa âm mưu này, có rất nhiều bí mật chúng ta không biết cho nên tôi phải dựa vào các sự kiện lịch sử để suy đoán ra.
Hiệp Định Paris được ký ngày 27-1-1973 giữa Mỹ, VNCH, CSBV và VC. Trong hiệp định này có 1 điều khoản các nước ký kết không được xâm phạm vào nội tình nhau, nhưng chính nước Mỹ đã can thiệp thô bạo vào nội tình Miền Nam VN với mục tiêu làm suy yếu VNCH.
Từ năm 1974, Người Mỹ đã vi phạm những cam kết của Hiệp Định Paris bằng cách cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH, không còn Cam Kết Một Đổi Một nữa. Đến năm 1975 họ bỏ tất cả những cam kết, đồng thời trong bóng tối họ vẫn đi đêm với CSBV với dã tâm làm suy yếu VNCH.
Như trên, chúng ta đã thấy đài BBC-VOA loan tin thất thiệt là Quốc Lộ 1 bị CSBV chiếm ngày 23-3-1975, làm xuống tinh thần quân dân Quân Khu I, gây ra cuộc rút bỏ Huế. Sau đó là sự can thiệp cùa Al Francis vào kế hoạch phòng thủ của Quân Đoàn I tại Đà Nẵng.Không ai biết Al Francis có ảnh hưởng gì đến Trung Tướng Trưởng trong việc bỏ ngỏ Huế và phá Cầu Truồi trên Quốc Lộ 1.
Theo nhà báo Nguyễn Đức Nam, 1 sĩ quan VNCH được qua Mỹ tu nghiệp năm 1975 thì gần đến tháng 3/1975, ông được người Mỹ chỉ định lập trại tị nạn tại Arkansas để sửa soạn đón người VN.
Trong hải chiến Hoàng Sa ngày 19-1-1974, Thiếu Tá Phạm Văn Hồng và đoàn tùy tùng ra Hoàng Sa để nghiên cứu xây phi trường, có 1 người Mỹ với vỏ bọc là Nhân Viên Tòa Lãnh Sự Mỹ tên là Gerald Kosh, nguyên trung úy L/L Đặc Biệt Mỹ xin đi theo để “thăm cho biết” Đảo Hoàng Sa. Hắn mang đầy đủ dụng cụ mưu sinh thoát hiểm, máy truyền tin tối tân. Đặc biệt hắn biết trước sẽ có hải chiến nên đã yêu càu HQ 16 cho hắn lên bờ hôm trước, không ai biết nếu hắn đã báo cho Hải Quân Trung Cộng biết về Lực Lượng Hải Quân của ta. Tên này bị Trung Cộng bắt và trả về ngay lập tức.
Trận chiến Phan Rang 3-4-1975 đến16-4-1975, tại Bộ Tham Mưu Tiền Phương Quân Đoàn 3, tướng Times của Tòa Đại Sứ Mỹ đã cử một nhân viên với vỏ bọc truyền tin tên Lewis, theo sát 2 tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Phạm Ngọc Sang. Kết quả là khi phi trường Phan Rang thất thủ, 2 ông Tướng VNCH trong khi đào thoát đã bị CSBV biết trước lối thoát, đón đường chờ sẵn và bị bắt. Tên Lewis cũng bị CSBV bắt và được trả về rất sớm.
Theo ông Hoàng Đức Nhã, Bí Thư Kiêm Tham Vụ Báo Chí của Tổng Thống Thiệu thì từ đầu năm 1975, người Mỹ đã nối giáo cho giặc bằng cách cắt bỏ hết các viện trợ quân sự và đã can thiệp vào nội tình chính trị của VNCH bằng cách Người Mỹ ép Tổng Thống Thiệu từ chức, chuyển giao quyền lực cho một chính phủ bồ câu để dễ thương thuyết với CSBV. Họ cũng yêu cầu TT Lý Quang Diệu của Singapore khuyên răn TT Thiệu nên từ chức. Cuối cùng, TT Thiệu phải nhường chức cho Cụ Trần Văn Hương sau đó là Dương Văn Minh. Vì vậy đã không có chuyện về Vùng 4 tử thủ, và kết quả là mất nước ngày 30/4/1975.
Theo ông Hoàng Đức Nhã, Bí Thư Kiêm Tham Vụ Báo Chí của Tổng Thống Thiệu thì từ đầu năm 1975, người Mỹ đã nối giáo cho giặc bằng cách cắt bỏ hết các viện trợ quân sự và đã can thiệp vào nội tình chính trị của VNCH bằng cách Người Mỹ ép Tổng Thống Thiệu từ chức, chuyển giao quyền lực cho một chính phủ bồ câu để dễ thương thuyết với CSBV. Họ cũng yêu cầu TT Lý Quang Diệu của Singapore khuyên răn TT Thiệu nên từ chức. Cuối cùng, TT Thiệu phải nhường chức cho Cụ Trần Văn Hương sau đó là Dương Văn Minh. Vì vậy đã không có chuyện về Vùng 4 tử thủ, và kết quả là mất nước ngày 30/4/1975.
MX Phạm Vũ Bằng.
Trung Đội Trưởng Quân Y Tiểu Đoàn 9 TQLC.
Y Sỹ Điều Trị Lữ Đoàn 258 TQLC.
Y Sỹ Điều Trị Bệnh Viện Dã Chiến Sư Đoàn TQLC.
Đại Đội Trưởng Quân Y Lữ Đoàn 147 TQLC.
Viết cho Mùa Đại Tang VNCH 30-4-2020
Trung Đội Trưởng Quân Y Tiểu Đoàn 9 TQLC.
Y Sỹ Điều Trị Lữ Đoàn 258 TQLC.
Y Sỹ Điều Trị Bệnh Viện Dã Chiến Sư Đoàn TQLC.
Đại Đội Trưởng Quân Y Lữ Đoàn 147 TQLC.
Viết cho Mùa Đại Tang VNCH 30-4-2020
Phụ Lục.
BBC phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng về sự kiện rút bỏ Huế: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-39480825
Wikipedia Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH:
https://vi.wikipedia.org/…/S%C6%B0_%C4%91o%C3%A0n_1_B%E1%BB…
Wikipedia Sư Đoàn 1 Bộ Binh VNCH:
https://vi.wikipedia.org/…/S%C6%B0_%C4%91o%C3%A0n_1_B%E1%BB…
-Sư Đoàn 304 gần bị tan rã tại Thượng Đức: http://batkhuat.net/tl-tran-thuongduc-1974.ht
-Cộng Sản Bắc Việt quấy phá QK1 1966-1967:
https://hocday.com/trng-dng-mt-cnh-hoa-d-hi-k-hi-k-mt-cnh-h…
http://tqlcvn.org/thovan/van-mothoi-denho.htm
http://nhaydu.com/…/…/T-Chien/1967-LamSon54VungPhiQuanSu.pdf
https://hocday.com/trng-dng-mt-cnh-hoa-d-hi-k-hi-k-mt-cnh-h…
http://tqlcvn.org/thovan/van-mothoi-denho.htm
http://nhaydu.com/…/…/T-Chien/1967-LamSon54VungPhiQuanSu.pdf
-Tài liệu wikia.org 181.149 VC-CSBV bị giết trong năm 1968:https://military.wikia.org/wiki/Tet_Offensive
-CSBV tổn thất 100.000 quân trong năm 1972:https://en.wikipedia.org/wiki/Easter_Offensive
-Phiên Họp 3/13/1975 và 3/19/1975, và 3/25/1975 Của TT Thiệu: https://www.youtube.com/watch?v=AYgNsu6WH-I
-Lực Lượng CSBV tại QL1 Huế-Đà Nẵng https://giaoduc.net.vn/…/Loi-ke-cua-Thieu-tuong-Nguyen-Duc-…
-Lực lượng CSBV trên toàn thể QKI kể ca du kích địa phương http: http://123doc.org/docume…/1665098-chien-dich-hue-da-nang.htm
- Quân đội Nhân dân Việt Nam Binh lựcTại Trị Thiên Huế và Đà Nẵng: Tháng 3 năm 1975, lực lượng Quân đội nhân dân Viêt Nam trên địa bàn Trị Thiên Huế có Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang (thành lập tháng 5 năm 1974) gồm các sư đoàn bộ binh 304, 324, 325; sư đoàn phòng không 673; lữ đoàn pháo binh 164; lữ đoàn xe tăng 203; lữ đoàn công binh 219; trung đoàn thông tin 463. Lực lượng quân khu Trị Thiên Huế (B5 cũ) có mặt trên địa bàn gồm các trung đoàn bộ binh 4, 46, 271, tiểu đoàn bộ binh độc lập số 21, 6 tiểu đoàn quân địa phương, một trung đoàn pháo binh cơ giới, một trung đoàn cao xạ, một trung đoàn công binh, một tiểu đoàn đặc công, một tiểu đoàn vận tải cơ giới
-Tại địa bàn phía Bắc khu 5, sư đoàn bộ binh 2 chủ lực khu sau chiến dịch Nông Sơn - Thượng Đức, trung đoàn 141 (sư đoàn 3), các trung đoàn pháo binh 368 và 572, lữ đoàn bộ binh 52, trung đoàn địa phuơng 96 (Quảng Đà), trung đoàn địa phương 94 (Quảng Ngãi), các tiểu đoàn địa phương 70 và 72 (Quảng Nam) đã đứng chân trên các bàn đạp chiến lược tại khu vực Trung Phước - Quế Sơn, đối diện với tuyến phòng thủ của sư đoàn 2 QLVNCH ở Tiên Phước-Phước Lâm-Suối Đá[3][4
Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/docume…/1665098-chien-dich-hue-da-nang.htm
Tài liệu CSBV về vũ khí đạn dược VNCH bị bỏ lại tại QK1:
Ngoài số quân hơn 14 vạn người và hàng vạn đơn vị vũ khí, trang bị tổn thất chỉ sau gần một tháng chiến đấu: tại Quân khu I, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã bỏ lại một khối lượng vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh và hàng hóa quân sự rất lớn gồm có: 129 máy bay các loại, 80 xe tăng thiết giáp, trong đó có cả loại M48 hiện đại nhất lúc bấy giờ, 47 tàu, xuồng chiến đấu, 216 khẩu pháo các loại, 184 xe vận tải quân sự, hơn 10 vạn tấn bom, đạn, mìn, lựu đạn, thuốc nổ, hơn ba chục vạn tấn nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, quân nhu các loại.[60][61] Riêng ở khu vực cửa Thuận An (nơi có bến tàu chở quân chạy ra biển), Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã bỏ lại 54 chiếc xe tăng, trong đó chủ yếu là xe tăng M48 còn khá mới, đạn vẫn đầy ắp trong buồng chiến đấu cùng hàng chục xe thiết giáp M113, xe cao xạ tự hành M42, xe công trình M88, hàng chục chiếc xe xích, xe tải kéo theo những cỗ đại bác 105, 155mm. Còn xe GMC, xe Jeep thì lên tới hàng trăm.
Ngoài số quân hơn 14 vạn người và hàng vạn đơn vị vũ khí, trang bị tổn thất chỉ sau gần một tháng chiến đấu: tại Quân khu I, Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã bỏ lại một khối lượng vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh và hàng hóa quân sự rất lớn gồm có: 129 máy bay các loại, 80 xe tăng thiết giáp, trong đó có cả loại M48 hiện đại nhất lúc bấy giờ, 47 tàu, xuồng chiến đấu, 216 khẩu pháo các loại, 184 xe vận tải quân sự, hơn 10 vạn tấn bom, đạn, mìn, lựu đạn, thuốc nổ, hơn ba chục vạn tấn nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, quân nhu các loại.[60][61] Riêng ở khu vực cửa Thuận An (nơi có bến tàu chở quân chạy ra biển), Quân lực Việt Nam Cộng hoà đã bỏ lại 54 chiếc xe tăng, trong đó chủ yếu là xe tăng M48 còn khá mới, đạn vẫn đầy ắp trong buồng chiến đấu cùng hàng chục xe thiết giáp M113, xe cao xạ tự hành M42, xe công trình M88, hàng chục chiếc xe xích, xe tải kéo theo những cỗ đại bác 105, 155mm. Còn xe GMC, xe Jeep thì lên tới hàng trăm.
Hồi ký Đại Tá TQLC Nguyễn Thành Trí-Tư Lệnh Mặt Trận Tay-Bắc Huế: Thiết kế lệnh rút Quân Đoàn 1 Tiền Phương lúc 2.30 PM/3/24/1975, Lệnh rút được chấp thuận 5.30PM/3/24/1975, lệnh rút bắt đầu thi hành 6PM/3/24/1975.
Tài liệu CSBV tấn công Nam Thừa Thiên: SD 325 gồm 2 trung đoàn 18,101, trung đoàn pháo 84, trung đoàn 95 đã tăng viện cho BMT. Tướng CSBV nói láo là bắt được TĐT Tiểu Đoàn 61 BĐQ và Chiếm Phú Lộc trong ngày 3-23-1975 mà không biết có TĐ 8 TQLC tại đây.
https://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Loi-ke-cua-Thieu-tuong-Nguyen-
https://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Loi-ke-cua-Thieu-tuong-Nguyen-
Duc-Huy-ve-tran-chien-giai-phong-Da-Nang-post166464.gd
Tháng 3 Gẫy Súng-MX Cao Xuân Huy:
https://www.vinadia.org/thang-ba-gay-sung-cao-xuan-huy/
Hồi ký của Nguyễn Đức Nam: Mỹ đã sửa sọan Trai Ti Nạn cho dân VN từ 1975. https://www.youtube.com/watch?v=4nBb0y4FxkU
Tháng 3 Gẫy Súng-MX Cao Xuân Huy:
https://www.vinadia.org/thang-ba-gay-sung-cao-xuan-huy/
Hồi ký của Nguyễn Đức Nam: Mỹ đã sửa sọan Trai Ti Nạn cho dân VN từ 1975. https://www.youtube.com/watch?v=4nBb0y4FxkU
Hồi ký của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Tướng Times gửi nhân viên Lewis theo Tướng Nghiêm Vĩnh Nghi:
https://dongsongxua.wordpress.com/…/tran-phan-rang-hoi-uc-…/
https://dongsongxua.wordpress.com/…/tran-phan-rang-hoi-uc-…/
Hồi ký TT Phạm Văn Hồng và CIA Gerald Kosh: https://www.youtube.com/watch?v=qtgdUdjGUgA
Thơ của MX Phạm Vũ Bằng gửi Trung Tướng Lâm Quang Thi:
http://www.conongviet.com/…/webmar2710-thu%20tra%20loi%20cu…
http://www.conongviet.com/…/webmar2710-thu%20tra%20loi%20cu…
Tâm Tư Tổng Thống Thiệu Youtube chót, phút 59.30: http://chepsuvietblog.blogspot.com/…/tam-tu-tong-thong-nguy…
Hết