Tôm khô Saki làm tại Louisiana
Chúng tôi theo xa lộ 10 hướng về thành phố Lafayette tìm đến exit 100 nơi có cửa hàng bán lẻ tôm khô của người Việt tại tiểu bang Louisiana để tận mục sở thị con tôm khô Saki, đang được đồn đại ì xèo trên mạng Facebook
Chúng tôi theo xa lộ 10 hướng về thành phố Lafayette tìm đến exit 100 nơi có cửa hàng bán lẻ tôm khô của người Việt tại tiểu bang Louisiana để tận mục sở thị con tôm khô Saki, đang được đồn đại ì xèo trên mạng Facebook rằng bảo đảm ngon, không ngon trả tiền lại. Quy trình chế biến con tôm thực hiện theo 5 tiêu chí: không bẩn, không hoá chất, không nhuộm màu, không chất bảo quản, không từ biển ô nhiễm. Từ exit này, chúng tôi phải đi vào trung tâm thêm bốn năm dặm gặp đường Johnston. À đây, số 5905 #F treo bảng logo thương hiệu Tôm khô Saki đỏ au với chữ S kết hợp hình hai con tôm khô trông thật hấp dẫn.
Ðó là một tín hiệu đáng mừng sau thời gian ngắn khai trương, cho thấy khách hàng chấp nhận sản phẩm và số lượng bán ra chắc chắn sẽ gia tăng trong thời gian tới. Ðiều này cho thấy, việc nắm bắt thị trường tôm khô sạch của giám đốc công ty tôm khô Saki khá nhạy bén. Trong khi đó, tôm khô bán ở chợ có rất nhiều nguồn nhập cảng từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan… đều dùng chất bảo quản để lưu trữ lâu dài và nhu cầu sử dụng tôm khô của người châu Á trong nước Mỹ khá lớn. Anh Phillip thẳng thắn bày tỏ: “Nhiều người, lên Facebook hỏi có phải tôm khô nhập từ Việt Nam qua bán không? Xin thưa là không. Tôm khô Saki làm tại Mỹ là từ con tôm tươi vùng vịnh Mexico vừa đánh bắt lên bờ, qua quy trình luộc, sấy khô sạch sẽ. Tất cả đều làm bằng máy móc theo đúng quy định tiêu chuẩn sản xuất mặt hàng thực phẩm”.
Phillip Phạm sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1992, định cư tại Houston. Tốt nghiệp College năm 1997 nhưng lại đi theo nghề làm nail suốt 20 năm. Đến tháng 9/2016 ký hợp đồng thành lập công ty độc quyền phân phối tôm khô cho công ty Dried Shrimp Louisiana với thoả thuận công ty cho phép sử dụng tên thương hiệu bằng tiếng Việt “Tôm khô Saki”. Saki cũng là biệt danh mẹ anh đặt cho anh hồi còn bé.
Anh tâm sự thêm: “Sau sự kiện ô nhiễm nguồn nước biển của công ty Formosa xả chất thải tại các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, người Việt trong nước bắt đầu nghi ngại sử dụng tất cả các loại hải sản cho dù nguồn nước biển có được cải thiện qua hệ thống xử lý. Không ai biết được việc tiếp tục xả thải của Formosa ra sao cho đến chừng nào công ty này ngưng hoạt động. Nhưng chuyện này thì không thể, và sẽ còn nhiều vấn đề ô nhiễm nguồn nước hay môi trường sản xuất từ những công ty khác nữa. Hải sản và nhiều loại thực phẩm khác không bảo đảm vệ sinh, phẩm chất kém là chuyện đương nhiên. Nhưng đó là mối nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng về lâu về dài”.
Chính vì điều này nảy sinh nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch cho dù sản phẩm nhập cảng có đắt tiền hơn sản phẩm trong nước, một số người tiêu dùng vẫn vui vẻ chấp nhận. Ðiều này minh chứng cho việc tôm khô Saki làm tại Mỹ nhập theo đường tiểu ngạch về Sài Gòn qua các công ty vận chuyển hàng hoá vẫn bán được đều đặn qua một số đại lý trong nước với số lượng kha khá. Cũng có người bảo, đưa tôm khô Mỹ vào Việt Nam là chuyện “chở củi về rừng”. Nhưng theo Phillip Phạm, đây là củi tốt, người tiêu dùng tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế có quyền chọn lựa. Cũng như một số người tiêu dùng trong nước Mỹ bắt đầu chọn tôm khô sản xuất tại Mỹ vì phẩm chất ngon và rất vệ sinh. Hơn nữa, chúng tôi phục vụ theo cung cách Do Thái, có nghĩa tính trung thực trong quảng cáo, uy tín trong kinh doanh, phẩm chất hàng hoá là trên hết, không để người tiêu dùng bỏ tiền mua lầm sản phẩm. Nhiều công ty bán hàng online trên mạng, hầu hết đều là người Do Thái điều hành, chẳng hạn như công ty mua bán Ebay.
Thật vậy, chúng tôi nhìn thùng tôm khô màu sắc tự nhiên tươi rói chờ nhân viên cân vô bao hút chân không đã thấy thèm muốn ăn thử. Mùi tôm thơm không có mùi khai, vị ngọt của tôm còn đọng trên đầu lưỡi. Với số lượng tôm tươi để cho ra thành phẩm một cân tôm khô như trên đã nói là điều không cơ sở làm tôm khô nào ở trong nước thực hiện được. Giá thành cao người tiêu dùng khó chấp nhận. Người viết bài này đã từng học cách làm tôm khô thủ công từ ngư dân miền duyên hải Cần Giờ cách đây nhiều năm, giờ vẫn còn nhớ. Tôm tươi rửa sạch luộc với muối hột, phơi khô hai nắng, bỏ vô bao vải đập nát vỏ, sàng sảy ra con tôm khô. Cứ 5 kg tôm tươi cho ra 1 ký tôm khô. Ðó là cách tự làm để dành ăn lâu dài, chứ ra ngoài chợ mua thì tôm khô hơi ướt vì 4 kg tôm tươi làm thành 1 ký tôm khô. Do vậy tôm khô mua chợ để lâu nhiều tháng thường nổi mốc trắng không phải do vi sinh mà là do muối bỏ vô luộc tôm quá nhiều với mục đích giữ tôm khô có độ ẩm cao được lâu. Nhưng tôm khô kiểu này muốn ăn phải đem ra ngâm lâu và rửa nước nhiều lần.
Chúng tôi gọi điện liên lạc với chị Tuyết, tại Houston, khách hàng từng đặt mua tôm khô Saki cách nay một tháng để hỏi phản hồi sau khi dùng. Chị cho biết: “Nhìn bao tôm thấy to dù tôi mua 2 lbs loại nhỏ, màu sắc tự nhiên nhưng ông chồng tôi bảo từ nào giờ đâu thấy con tôm khô nào có màu tươi như thế này. Coi chừng tôm có nhuộm màu. Tôi mở bao bóc một nắm, ngâm trong cái chén một tiếng đồng hồ, nước trong chén vẫn trong, con tôm nở to ra nhìn càng thấy hấp dẫn hơn nữa. Ông chồng tôi bấy giờ mới tin màu tôm khô tự nhiên trăm phần trăm, bảo tôi đem rim tôm cho thêm chút nước mắm để được đậm đà, nếu không thì hao tôm lắm. Ổng nói tôm khô ngon như vầy ăn với củ kiệu, khỏi cần rắc đường, là bá chấy”.
Trên đường về, chúng tôi ghé lại một chợ Á Ðông để kiểm chứng giá cả tôm khô Saki. Trên quầy tôm khô, có vài loại thương hiệu nhập cảng. Có cả tôm khô làm tại Louisiana, trên bao bì có in chữ Tàu của một cơ sở phân phối giống như công ty phân phối của anh Phillip. Tuy nhiên, con tôm vẫn nhỏ hơn, chia thành gói nhỏ 1/5, 1/4, 1/3 pound với mục đích cho người tiêu dùng dễ mua. Nhưng nếu tính giá thành một pound thì đắt hơn nhiều so với một pound tôm của công ty tôm khô Saki. Làm ăn thì phải cạnh tranh về chất cũng như giá cả là chuyện bình thường. Dẫu sao tôm khô Saki vẫn lợi thế hơn vì có giá phải chăng.
Louisiana hằng năm đánh bắt khoảng 100 triệu pound tôm các loại, chiếm 10% sản lượng thu hoạch tự nhiên của ngư trường cho phép. Nên Mỹ phải nhập cảng tôm tươi từ các nước châu Á. Nhưng các công ty lớn nhỏ tại Mỹ làm tôm khô đều sử dụng tôm tươi vừa mới đánh bắt để bảo đảm phẩm chất tốt nhất. Anh Phillip còn dự định một mặt hàng mới phục vụ khách hàng trong tương lai không xa, đó là mực một nắng. Và còn nhiều dự định ấp ủ khuếch trương thương hiệu làm ăn lớn.
Nói như một đoạn thư bộc bạch của giám đốc Phillip Phạm trên Facebook rằng: “Từ mong muốn có một đặc sản trên quê hương thứ hai tới đồng bào thân yêu của quê hương thứ nhất, Công ty phân phối tôm khô Saki sẽ mang những con tôm khô thơm ngon chỉ có ở vùng Louisiana đến với các anh chị em đồng hương khắp nơi qua thương hiệu “Tôm khô Saki – Made in Louisiana”.
Chúng tôi theo xa lộ 10 hướng về thành phố Lafayette tìm đến exit 100 nơi có cửa hàng bán lẻ tôm khô của người Việt tại tiểu bang Louisiana để tận mục sở thị con tôm khô Saki, đang được đồn đại ì xèo trên mạng Facebook rằng bảo đảm ngon, không ngon trả tiền lại. Quy trình chế biến con tôm thực hiện theo 5 tiêu chí: không bẩn, không hoá chất, không nhuộm màu, không chất bảo quản, không từ biển ô nhiễm. Từ exit này, chúng tôi phải đi vào trung tâm thêm bốn năm dặm gặp đường Johnston. À đây, số 5905 #F treo bảng logo thương hiệu Tôm khô Saki đỏ au với chữ S kết hợp hình hai con tôm khô trông thật hấp dẫn.
Tôm khô Saki hàng Mỹ, cung cách Do Thái
Tiếp chuyện chúng tôi, anh Phillip Phạm – giám đốc phân phối tôm khô Saki từ công ty sản xuất Dried Shrimp Louisiana độc quyền tại Mỹ – cứ vài ba phút phải ngắt quãng vì những cuộc điện thoại gọi đến đặt hàng. Thậm chí có cuộc gọi từ Hải Phòng, Việt Nam xin làm đại lý độc quyền tại miền Bắc. Miền Nam thì đã có một Việt kiều từ Mississippi làm đại diện. Như vậy, về mạng lưới phân phối, công ty tôm khô Saki của anh Phillip sau 4 tháng hoạt động (9/2016) đến nay đã có đại lý độc quyền không chỉ 10 tiểu bang trong nước Mỹ mà còn có mặt ở Việt Nam (hiện nay chủ yếu là Sài Gòn). Anh Phillip cho biết, hầu hết khách hàng biết đến tôm khô Saki qua mạng xã hội Facebook và website: tomkhosakiusa.com. Mỗi tuần công ty phân phối của anh nhận hàng trăm cuộc gọi đặt hàng ở Mỹ và nhiều nước trên thế giới.Ðó là một tín hiệu đáng mừng sau thời gian ngắn khai trương, cho thấy khách hàng chấp nhận sản phẩm và số lượng bán ra chắc chắn sẽ gia tăng trong thời gian tới. Ðiều này cho thấy, việc nắm bắt thị trường tôm khô sạch của giám đốc công ty tôm khô Saki khá nhạy bén. Trong khi đó, tôm khô bán ở chợ có rất nhiều nguồn nhập cảng từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan… đều dùng chất bảo quản để lưu trữ lâu dài và nhu cầu sử dụng tôm khô của người châu Á trong nước Mỹ khá lớn. Anh Phillip thẳng thắn bày tỏ: “Nhiều người, lên Facebook hỏi có phải tôm khô nhập từ Việt Nam qua bán không? Xin thưa là không. Tôm khô Saki làm tại Mỹ là từ con tôm tươi vùng vịnh Mexico vừa đánh bắt lên bờ, qua quy trình luộc, sấy khô sạch sẽ. Tất cả đều làm bằng máy móc theo đúng quy định tiêu chuẩn sản xuất mặt hàng thực phẩm”.
Phillip Phạm sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1992, định cư tại Houston. Tốt nghiệp College năm 1997 nhưng lại đi theo nghề làm nail suốt 20 năm. Đến tháng 9/2016 ký hợp đồng thành lập công ty độc quyền phân phối tôm khô cho công ty Dried Shrimp Louisiana với thoả thuận công ty cho phép sử dụng tên thương hiệu bằng tiếng Việt “Tôm khô Saki”. Saki cũng là biệt danh mẹ anh đặt cho anh hồi còn bé.
Anh tâm sự thêm: “Sau sự kiện ô nhiễm nguồn nước biển của công ty Formosa xả chất thải tại các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, người Việt trong nước bắt đầu nghi ngại sử dụng tất cả các loại hải sản cho dù nguồn nước biển có được cải thiện qua hệ thống xử lý. Không ai biết được việc tiếp tục xả thải của Formosa ra sao cho đến chừng nào công ty này ngưng hoạt động. Nhưng chuyện này thì không thể, và sẽ còn nhiều vấn đề ô nhiễm nguồn nước hay môi trường sản xuất từ những công ty khác nữa. Hải sản và nhiều loại thực phẩm khác không bảo đảm vệ sinh, phẩm chất kém là chuyện đương nhiên. Nhưng đó là mối nguy hại cho sức khoẻ người tiêu dùng về lâu về dài”.
Chính vì điều này nảy sinh nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch cho dù sản phẩm nhập cảng có đắt tiền hơn sản phẩm trong nước, một số người tiêu dùng vẫn vui vẻ chấp nhận. Ðiều này minh chứng cho việc tôm khô Saki làm tại Mỹ nhập theo đường tiểu ngạch về Sài Gòn qua các công ty vận chuyển hàng hoá vẫn bán được đều đặn qua một số đại lý trong nước với số lượng kha khá. Cũng có người bảo, đưa tôm khô Mỹ vào Việt Nam là chuyện “chở củi về rừng”. Nhưng theo Phillip Phạm, đây là củi tốt, người tiêu dùng tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế có quyền chọn lựa. Cũng như một số người tiêu dùng trong nước Mỹ bắt đầu chọn tôm khô sản xuất tại Mỹ vì phẩm chất ngon và rất vệ sinh. Hơn nữa, chúng tôi phục vụ theo cung cách Do Thái, có nghĩa tính trung thực trong quảng cáo, uy tín trong kinh doanh, phẩm chất hàng hoá là trên hết, không để người tiêu dùng bỏ tiền mua lầm sản phẩm. Nhiều công ty bán hàng online trên mạng, hầu hết đều là người Do Thái điều hành, chẳng hạn như công ty mua bán Ebay.
Tôm khô phải khô, màu sắc tự nhiên
Ðó là điều mà tất cả người tiêu dùng đều mong muốn ở mặt hàng tôm khô. Anh Phillip kể ở công ty Dried Shrimp Louisiana khi tàu tôm vừa cập cảng, hệ thống ống hút của nhà máy tôm khô đưa ống xuống hầm tàu hút tôm tươi lên, rửa qua bồn nước, sau đó được đưa thẳng vào nồi luộc bằng nước biển loãng, rồi qua hệ thống sấy kín bằng không khí nóng từ 5 cho đến 8 tiếng đồng hồ tuỳ theo mẻ tôm lớn nhỏ với nhiệt độ ổn định, sau đó bóc vỏ, cuối cùng qua hệ thống sàng sảy phân loại tôm lớn nhỏ trên băng chuyền. Cho nên hương vị tôm khô không mặn, khô mềm chứ không cứng như một số tôm nhập cảng từ các nước khác vào Mỹ bán trên thị trường, màu sắc cam đỏ tự nhiên. 7 lbs tôm tươi mới cho ra 1 lb tôm khô.Thật vậy, chúng tôi nhìn thùng tôm khô màu sắc tự nhiên tươi rói chờ nhân viên cân vô bao hút chân không đã thấy thèm muốn ăn thử. Mùi tôm thơm không có mùi khai, vị ngọt của tôm còn đọng trên đầu lưỡi. Với số lượng tôm tươi để cho ra thành phẩm một cân tôm khô như trên đã nói là điều không cơ sở làm tôm khô nào ở trong nước thực hiện được. Giá thành cao người tiêu dùng khó chấp nhận. Người viết bài này đã từng học cách làm tôm khô thủ công từ ngư dân miền duyên hải Cần Giờ cách đây nhiều năm, giờ vẫn còn nhớ. Tôm tươi rửa sạch luộc với muối hột, phơi khô hai nắng, bỏ vô bao vải đập nát vỏ, sàng sảy ra con tôm khô. Cứ 5 kg tôm tươi cho ra 1 ký tôm khô. Ðó là cách tự làm để dành ăn lâu dài, chứ ra ngoài chợ mua thì tôm khô hơi ướt vì 4 kg tôm tươi làm thành 1 ký tôm khô. Do vậy tôm khô mua chợ để lâu nhiều tháng thường nổi mốc trắng không phải do vi sinh mà là do muối bỏ vô luộc tôm quá nhiều với mục đích giữ tôm khô có độ ẩm cao được lâu. Nhưng tôm khô kiểu này muốn ăn phải đem ra ngâm lâu và rửa nước nhiều lần.
Chúng tôi gọi điện liên lạc với chị Tuyết, tại Houston, khách hàng từng đặt mua tôm khô Saki cách nay một tháng để hỏi phản hồi sau khi dùng. Chị cho biết: “Nhìn bao tôm thấy to dù tôi mua 2 lbs loại nhỏ, màu sắc tự nhiên nhưng ông chồng tôi bảo từ nào giờ đâu thấy con tôm khô nào có màu tươi như thế này. Coi chừng tôm có nhuộm màu. Tôi mở bao bóc một nắm, ngâm trong cái chén một tiếng đồng hồ, nước trong chén vẫn trong, con tôm nở to ra nhìn càng thấy hấp dẫn hơn nữa. Ông chồng tôi bấy giờ mới tin màu tôm khô tự nhiên trăm phần trăm, bảo tôi đem rim tôm cho thêm chút nước mắm để được đậm đà, nếu không thì hao tôm lắm. Ổng nói tôm khô ngon như vầy ăn với củ kiệu, khỏi cần rắc đường, là bá chấy”.
Trên đường về, chúng tôi ghé lại một chợ Á Ðông để kiểm chứng giá cả tôm khô Saki. Trên quầy tôm khô, có vài loại thương hiệu nhập cảng. Có cả tôm khô làm tại Louisiana, trên bao bì có in chữ Tàu của một cơ sở phân phối giống như công ty phân phối của anh Phillip. Tuy nhiên, con tôm vẫn nhỏ hơn, chia thành gói nhỏ 1/5, 1/4, 1/3 pound với mục đích cho người tiêu dùng dễ mua. Nhưng nếu tính giá thành một pound thì đắt hơn nhiều so với một pound tôm của công ty tôm khô Saki. Làm ăn thì phải cạnh tranh về chất cũng như giá cả là chuyện bình thường. Dẫu sao tôm khô Saki vẫn lợi thế hơn vì có giá phải chăng.
Louisiana hằng năm đánh bắt khoảng 100 triệu pound tôm các loại, chiếm 10% sản lượng thu hoạch tự nhiên của ngư trường cho phép. Nên Mỹ phải nhập cảng tôm tươi từ các nước châu Á. Nhưng các công ty lớn nhỏ tại Mỹ làm tôm khô đều sử dụng tôm tươi vừa mới đánh bắt để bảo đảm phẩm chất tốt nhất. Anh Phillip còn dự định một mặt hàng mới phục vụ khách hàng trong tương lai không xa, đó là mực một nắng. Và còn nhiều dự định ấp ủ khuếch trương thương hiệu làm ăn lớn.
Nói như một đoạn thư bộc bạch của giám đốc Phillip Phạm trên Facebook rằng: “Từ mong muốn có một đặc sản trên quê hương thứ hai tới đồng bào thân yêu của quê hương thứ nhất, Công ty phân phối tôm khô Saki sẽ mang những con tôm khô thơm ngon chỉ có ở vùng Louisiana đến với các anh chị em đồng hương khắp nơi qua thương hiệu “Tôm khô Saki – Made in Louisiana”.
Ngọc Linh
Trần Quang chuyển
No comments:
Post a Comment