Wednesday, January 18, 2017

Chet boi Trung quoc, tiep theo 7

mậu dịch. Một lúc nào đó, các quan chức Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí này trên bất cứ vấn đề nào thuộc một số đề tài địa chính trị: từ chuyến thăm Nhà Trắng của Đạt Lai Lạt Ma, thương vụ bán vũ khí cho Ấn Độ cho đến mối xung đột dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như chuyện nhạy cảm Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan.
Trung Quốc, ngài có thể dành cho chúng tôi tỷ tỷ đô?
Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm mất mát chủ quyền chính trị của Mỹ. Nó còn làm người Mỹ tự sa vào “cái chết từ sự tiêu hoang”. Hãy nhớ: trong quá trình thao túng tiền tệ, chính phủ Trung Quốc phải duy trì cái neo giữa đồng tệ và đô-la, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Bằng cách này, người cho vay đến từ Trung Quốc đã giúp các chính khách Hoa Kỳ tài trợ cho mức thâm hụt ngân sách khổng lồ.
Sự kiện Trung Quốc giúp chúng ta tài trợ các chương trình, như chương trình kích thích tài chính hàng loạt của Hoa Kỳ, cũng như cám dỗ về việc in tiền dễ dàng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ không phải là một sự chua chát bình thường. Sau rốt, phần lớn bởi vì mức thâm hụt hút máu với Trung Quốc mà các chính khách Mỹ cảm thấy họ cần tiếp tục mồi nước cho cỗ máy bơm kinh tế bằng các chi tiêu thâm thủng, thậm chí cả khi chúng ta tiếp tục lún ngày một sâu vào nợ nần với một chế độ chuyên chế, bòn rút cạn kiệt từ các nhượng bộ của Mỹ.
Thực tế, toàn bộ quá trình đáng buồn này mà trong đó Trung Quốc đóng vai người cho vay thế chấp của nước Mỹ, là một phần của cuộc “mặc cả với Quỷ” mà Tổng thống Barrack Obama đã mắc phải ngay từ lúc nhậm chức và quên lời hứa sẽ mạnh tay với chủ nghĩa con buôn Trung Quốc. Ở đây, chúng ta cần nhớ rõ rằng trong chiến dịch tranh cử 2008, tại các bang công nghiệp chủ chốt vẫn còn đang do dự như Illinois, Michigan, Ohio, và Pennsylvania, ứng cử viên tổng thống Barack Obama đã hứa đi hứa lại rằng sẽ chấm dứt các thủ đoạn thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Nhưng từ khi nhậm chức, Bộ Tài chính của Tổng thống Obama, dẫn đầu bởi Timothy Geithner như đã đề cập ở trên, đã từ chối nhiều lần việc quy tội Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ. Đáng tiếc là, chính một lời quy tội như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ áp đặt các nghĩa vụ bồi hoàn thích hợp, nhằm loại bỏ một trong các vũ khí quan trọng nhất của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc. Nhưng thay cho việc thực thi lời hứa khi tranh cử, Tổng thống Obama đã chọn một cuộc mặc cả nguy hiểm với Quỷ: “Ngài, Trung Quốc, hãy tiếp tục mua trái phiếu của chúng tôi, đổi lại chúng tôi sẽ không áp dụng bất kỳ hành động nào đáng kể để cải cách mậu dịch”. Bằng cách này, Tổng thống đã sai lầm khi đặt chính trị và nhu cầu tài chính trước mắt của nội các ông ta lên trên triển vọng phục hồi kinh tế dài hạn của Hoa Kỳ. Đây là sai lầm chết người, bởi vì cho dù có mượn bao nhiêu nghìn tỷ “đô-la Walmart” từ Trung Quốc để ném vào nền kinh tế Mỹ, những đồng tiền kích thích này cũng sẽ không tạo nên khác biệt, cho đến khi nào chúng ta đạt được cải cách tiền tệ tích cực với Trung Quốc.
Hoa Kỳ mắc kẹt trong thang máy kinh tế toàn cầu
Chúng tôi chán rồi. Chính sách con buôn của Trung Quốc đã làm thương tổn phần còn lại của thế giới, không chỉ mỗi nước Mỹ. Nó gây nên một cuộc suy thoái toàn cầu. Trung Quốc muốn được đối xử như một quốc gia đang phát triển, nhưng họ là một gã khổng lồ, là nhà xuất khẩu hàng đầu của thế giới.
Thượng Nghị sĩ Lindsay Graham (đảng Cộng hòa – bang Nam Carolina)
Quan sát từ trên cao 10.000 mét, việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm tổn hại kinh tế Mỹ. Nó đe dọa xé tan toàn bộ cấu trúc kinh tế toàn cầu và cơ cấu tự do mậu dịch. Vấn đề là ở chỗ: bất cứ khi nào đồng đô-la giảm so với các loại tiền tệ khác như euro, real, won, hay yên
– chuyện bây giờ xảy ra thường xuyên – thì đồng tệ cũng rớt giá theo nó. Đến lượt nó, việc rớt giá của nhân dân tệ so với các đồng tiền khác lại cung cấp cho con buôn Trung Quốc một mũi dùi sắc bén hơn chống lại các đối thủ cạnh tranh khắp thế giới, từ châu Âu và Braxin cho đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Hệ lụy là nhu cầu xuất khẩu suy giảm đã dẫn châu Âu vào cơn vật vờ kinh tế, cũng như kéo dài thêm sự tăng trưởng uể oải của Nhật Bản vốn đã lê thê cả chục năm nay. Trong khi đó, lạm phát chồm lên ở các quốc gia như Úc và Braxin, do các dòng tiền nóng đầu cơ đổ vào và do sự tăng giá nguyên liệu cơ bản mà có thể truy ngược trực tiếp là do đồng tệ được định giá thấp.
Qua tất cả các điều này – và bất chấp các lời kêu gọi lặp đi lặp lại từ các định chế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới – Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất có thể để chống lại cải tổ. Đường lối cứng rắn này xuất phát ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc; như một câu ngạn ngữ nói: “cá ươn từ đầu xuống”.
Ví dụ, hãy xét câu trả lời đầy ngờ vực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trước áp lực đòi định giá lại đồng tệ của các thành viên khác trong khối G-20. Thủ tướng Ôn nói: ”Trước tiên, tôi không nghĩ đồng tệ được định giá thấp”. Đúng đấy, ngài Ôn, cũng như không khí ở Bắc Kinh thì trong lành, người Tây Tạng mong muốn là một phần của Trung Quốc, người dân được phát biểu tự do
Thượng Hải, và phi thuyền thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc cho thấy chị Hằng được tạo ra từ phó mát Thụy Sĩ.
Trong thực tế, với các kiểu trả lời vô lý như vậy trước áp lực quốc tế của các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, thật khó để nói việc chối bỏ mình đang thao túng tiền tệ của Trung Quốc là giống với bi kịch Shakespear hay hài kịch của Molière. Sau cùng, trong số các quốc gia hưởng lợi từ một đồng nhân dân tệ mạnh hơn, Trung Quốc là nước hưởng lợi nhất.
Đầu tiên, một đồng tệ mạnh lên sẽ khắc phục lạm phát đang gia tăng nhanh chóng ở Trung Quốc, vì một đồng tệ mạnh sẽ hạ nhiệt giá dầu, nguyên liệu, và vô số chi phí đầu vào mà Trung Quốc cần để vận hành các nhà máy. Như một phần thưởng chống lạm phát quan trọng, một đồng tệ mạnh cũng nhanh chóng chặn đứng các dòng tiền nóng đầu cơ đang thổi phồng cả thị trường chứng khoán và bong bóng nhà đất Trung Quốc.
Điều quan trọng nhất là đồng tệ mạnh sẽ cải thiện đáng kể sức mua của người tiêu dùng nghèo khó ở Trung Quốc. Bằng cách này, cải cách tiền tệ sẽ làm Trung Quốc ít phụ thuộc hơn nhiều vào mức xuất khẩu ra thị trường thế giới – một điểm yếu được mô tả như gót chân Achilles của mô hình tăng trưởng Trung Quốc.
Không may, các lãnh đạo Trung Quốc từ chối chấp nhận lý lẽ thuyết phục của thông điệp này. Thay vào đó, họ bảo vệ quan điểm không khoan nhượng bằng tuyên bố rằng đồng tệ mạnh lên sẽ hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc do xuất khẩu sẽ giảm mạnh. Nhưng đó cũng là một cách khác để nói phương thức duy nhất giữ Trung Quốc tiếp tục phát triển là bằng cách làm nghèo đi phần còn lại của thế giới. Đây cũng rất có thể là thông điệp cho thấy một trong những mục tiêu quân sự và chiến lược lâu dài của Trung Quốc chính là làm nghèo phần còn lại của thế giới và đặc biệt là làm suy nhược nền kinh tế và nền tảng sản xuất của Mỹ.
6- Chết bởi những doanh nghiệp Mỹ phản bội: Khi màu xanh đô la che lấp màu cờ Mỹ
General Electric có kế hoạch ném hơn 2 tỉ USD vào Trung Quốc từ nay đến 2012. Tập đoàn này tiếp tục chuyển các nhà máy từ Mỹ sang Trung Quốc và tạo ra hơn 1000 việc làm mới… Tháng vừa rồi, GE đã quyết định đóng cửa nhà máy bóng đèn tại Virgina và chuyển 200 việc làm đó đến Trung Quốc.
—London’s Daily Mail
Không có danh dự trong đám trộm cắp – và không có lòng yêu nước trong các công ty Mỹ. Đó là thông điệp rất rõ ràng mà các công ty như General Electric, Caterpillar, và Evergreen Solar đang chuyển đến người dân Mỹ trong những ngày này, bằng hành động đóng cửa các nhà máy già cỗi tại Hoa Kỳ và khai trương các nhà máy sáng bóng, công nghệ hiện đại nhất tại vùng đất của Rồng. Bằng cách tháo chạy qua Trung Quốc, những con chuột Lemmut phản bội này không những đẩy đất nước của họ đến bên bờ vực thẳm mà còn ký vào một bản cáo tử cho chính công ty họ. Trước kia đâu có vậy.
Đầu thế kỷ này, khi Trung Quốc lần đầu tiên gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và bắt đầu mang tư tưởng con buôn tấn công vào nền tảng sản xuất của Hoa Kỳ, các giám đốc doanh nghiệp Hoa Kỳ đã chung vai sát cánh cùng công nhân phản đối mạnh mẽ các điều khoản thương mại không công bằng của Trung Quốc. Tuy nhiên, những lời cảnh cáo nghiêm khắc đó của liên minh doanh nghiệp – người lao động đã rơi vào các lỗ tai điếc trong bộ máy Nhà Trắng có tư tưởng cứng nhắc dưới thời ông Bush, những kẻ không phân biệt được sự khác biệt nghiêm trọng giữa thương mại tự do có lợi cho tất cả và thương mại bất công chỉ có lợi cho Trung Quốc.
Bây giờ, một thập kỷ sau, liên minh giữa những doanh nghiệp và lao động Hoa Kỳ đã chết giống như những người đấu tranh vì dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn. Trong bài toán chính trị mới, với mỗi việc làm của người Mỹ và mỗi nhà máy được chuyển sang Trung Quốc, những tổ chức mệnh danh “Mỹ” như Bàn tròn Kinh doanh, Hiệp hội Quốc gia các nhà chế tạo, và Phòng Thương mại Hoa Kỳ cũng bị biến từ các nhà phê bình gay gắt thành những kẻ biện hộ ngoan ngoãn cho một nước Trung Quốc mang tư tưởng con buôn và bảo hộ mặc sức làm gì thì làm với kinh tế Mỹ và công nhân Mỹ.
Cái trớ trêu trong sự phản bội của các doanh nghiệp Mỹ là ở chỗ: trong quá trình giúp đỡ Trung Quốc tàn phá nền tảng sản xuất của nước Mỹ, đa số các doanh nghiệp phản bội này cũng đang tàn phá tương lai của chính công ty mình. Họ đang làm như vậy bằng cách dâng hiến cho Trung Quốc không chỉ những công nghệ hiện tại mà còn cả khả năng sáng tạo ra công nghệ mới.
Để hiểu vấn đề tại sao lại như vậy, tại sao nhiều giám đốc doanh nghiệp Mỹ sẵn lòng để cho sự tôn thờ đồng đô la xanh che khuất mầu cờ đỏ trắng xanh của nước Mỹ, trước hết chúng ta phải hiểu và phân tích “Ba làn sóng chuyển dịch ra nước ngoài” mô tả đặc tính của cuộc di tản hàng triệu việc làm từ Mỹ sang Trung Quốc.
Làn sóng chuyển dịch thứ nhất: Công xưởng Trung Quốc thức dậy
Làn sóng chuyển dịch ra nước ngoài đầu tiên bắt đầu chậm rãi ngay sau khi Đảng cộng Sản mở cửa “Thiên Đường Nhân công” của Trung Quốc cho phương Tây vào năm 1978. Nó được biết đến với tên gọi “Cải cách theo thị trường”, tước bỏ một cách hữu hiệu các lợi ích về y tế và hưu trí đi cùng quyền lợi về điều kiện an toàn lao động và thu nhập tương đối khá khỏi tay công nhân – trong khi vẫn duy trì sự thống trị trớ trêu đối với nền kinh tế Trung Quốc của các công ty nhà nước và các nhà hoạch định trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà trong vài thập kỷ, các công ty phương Tây như Mattel, Reebok, và Schwinn bắt đầu sản xuất ra ngày càng nhiều các sản phẩm giá trị thấp, thâm dụng lao động như đồ chơi, giày thể thao, xe đạp – bằng nhân công giá rẻ của Trung Quốc.
Chính trong làn sóng chuyển dịch này, mô hình hợp đồng lao động khắc khổ phổ biến ở Trung Quốc ngày nay đã được hoàn thiện. Trong các công xưởng, các nam nữ thanh niên trẻ (và không ít trẻ em) mới từ nông thôn ra, ký các hợp đồng ràng buộc hà khắc mà họ không đủ trình độ để hiểu. Họ làm việc vai kề vai trong các xưởng máy đông nghẹt, nóng, và dơ bẩn, từ 12 đến
giờ một ngày. Họ ăn và ngủ trong các khu ký túc xá chật chội thường bị chắn bởi song sắt cửa sổ hoặc vây bởi hàng rào trong khu vực công ty. Nếu họ cố trốn thoát, họ sẽ bị đánh đập. Nếu họ định tổ chức đình công, họ sẽ bị đánh đập và sau đó sa thải.
Đó thật sự là những nô lệ lao động thời hiện đại, làm việc chỉ với 40 xu 1 giờ nhưng vẫn làm ra các đồ chơi cho trẻ con chúng ta hài lòng, đúc những đế giày đẩy bước chúng ta đang đi, và may những chiếc áo chúng ta đang mặc. Một sự thật đau khổ trong chuỗi dây xích vô tận ràng buộc những người nhân công này với “Thế giới Dickens kiểu Trung Quốc”, là nhiều người vẫn thấy hạnh phúc hơn trong sự nghiệt ngã đó, bởi vì dù các công xưởng của Rồng có tồi tệ đến đâu, chúng vẫn còn hơn cuộc sống của người nông dân nghèo.
Làn sóng thứ hai: Nếu bạn không thể đánh bại được họ thì hãy theo họ
Làn sóng thứ hai bắt đầu ngay khi Trung Quốc tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới năm 2001 và bắt đầu tấn công trực diện vào nền tảng sản xuất Mỹ bằng “Vũ khí hủy diệt việc làm” như trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp và thao túng tiền tệ. Trong vòng vây của các nhà máy Trung Quốc, ngày càng nhiều giám đốc doanh nghiệp Mỹ nhận ra rằng: nếu tận dụng ưu thế mạng lưới trợ cấp bất hợp pháp tinh vi cho hàng xuất khẩu, họ có thể sản xuất giá rẻ hơn trên đất Trung Quốc so với Mỹ, và nếu họ không làm thì các đối thủ của họ chắc chắn sẽ làm. Các doanh
nghiệp Mỹ nhận ra sự thật trong câu nói nổi tiếng “ Nếu bạn không đánh bại được Trung Quốc, hãy theo họ”. Ngay sau đó, làn sóng chuyển dịch thứ hai mạnh lên thành Tsunami.
Rất quan trọng để nhấn mạnh rằng trong làn sóng thứ hai này, mục tiêu cơ bản của các nhà kinh doanh Mỹ không phải là bán hàng cho 1,3 tỉ người tiêu dùng nghèo đói tại thị trường Trung Quốc. Đó là sản xuất để xuất khẩu ra phần còn lại của thế giới – bao gồm bán ngược lại cho nước Mỹ. Một điều rõ như pha lê ở đây là, các giám đốc kinh doanh Mỹ tin rằng cái mà họ tận dụng được trong làn sóng này không chỉ là nhân công rẻ mạt (một vài nước như Bangladesh, Campuchia và Việt Nam cũng có nhiều lao động rẻ). Mà họ bị cám dỗ bởi những thủ đoạn thương mại không công bằng, điều khoản môi trường, an toàn lao động lỏng lẻo, và chế độ trợ cấp xuất khẩu giả tạo. Nếu chính phủ Mỹ không xóa bỏ các thủ đoạn thương mại không công bằng của Trung Quốc (bộ máy của Bush có những nỗ lực quý giá nhưng nhỏ bé trong cuộc phong tỏa này), thì ít ra là các cổ đông, giám đốc kinh doanh (không phải cả công nhân) của các công ty này vẫn thấy có lợi khi dịch chuyển sản xuất của họ đến Trung Quốc.
Làn sóng thứ ba: Ảo tưởng lớn về 1,3 tỉ người tiêu dùng
Làn sóng thứ ba và nguy hiểm nhất về quy mô trong chuyển dịch ra nước ngoài của Mỹ hiện đang xảy ra. Nó được kết hợp bởi một phần nhân công rẻ trong làn sóng thứ nhất và một phần lòng tham về lợi thế sản xuất tại Trung Quốc trong làn sóng thứ hai. Nhưng xa hơn trong sự thúc đẩy đầy ma lực trong làn sóng thứ ba là ảo tưởng của các nhà điều hành doanh nghiệp Mỹ về cơ hội lớn sắp đến với họ trong khả năng tiếp cận 1,3 tỉ người tiêu dùng đang cư ngụ tại nước đông dân nhất thế giới này. Làn sóng này rõ ràng là nguy hiểm nhất bởi vì nó bị dẫn dắt bởi ảo tưởng là phần lớn người tiêu dùng Trung Quốc có khả năng mua sắm thích hợp để thúc đẩy thị trường – trong khi thực tế là rất nhiều người nghèo đói. Làn sóng dịch chuyển nguy hiểm này yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ muốn bán hàng vào Trung Quốc phải chấp nhận ba điều khoản bảo hộ trong chính sách “Sáng tạo bản địa” của Trung Quốc.
Điều kiện bảo hộ thứ nhất yêu cầu sở hữu thiểu số; các công ty Mỹ phải liên doanh với đối tác Trung Quốc và sở hữu không quá 49% doanh nghiệp. Rõ ràng là, điều khoản này làm công ty Mỹ mất quyền kiểm soát doanh nghiệp. Sau đó là, điều kiện này cho phép đối tác sở hữu đa số (thường là các công ty nhà nước) quyền được truy xuất bất cứ thông tin nào của liên doanh, bao gồm các bí mật thương mại.
Điều khoản bảo hộ thứ hai là một trong những vi phạm trắng trợn của Trung Quốc về quy định tự do thương mại; điều khoản này yêu cầu bắt buộc chuyển giao công nghệ. Có nghĩa là các công ty Mỹ bắt buộc giao nộp sở hữu trí tuệ cho các đối tác Trung Quốc như một điều kiện để gia nhập thị trường. Hiệu quả thực của điều khoản này là tạo sự thuận tiện cho việc phổ biến nhiều công nghệ khác nhau không chỉ trực tiếp đến các đối tác Trung Quốc mà còn tới chính phủ Trung Quốc và các đối thủ Trung Quốc tiềm tàng khác. Với việc đầu hàng chấp nhận điều kiện này, trong thực tế, các công ty phương Tây đã tự tạo ra các đối thủ cạnh tranh ở Trung Quốc chỉ trong nháy mắt.
Điều khoản thứ ba là bàn tay con buôn trong cái vỏ bọc bảo hộ của điều khoản thứ hai bắt buộc chuyển giao công nghệ. Nó cũng bắt buộc xuất khẩu các cơ sở nghiên cứu và phát triển của phương Tây vào Trung Quốc – thêm một vi phạm nghiêm trọng nữa về quy định tự do thương mại của WTO. Đây là nhát cắt tàn nhẫn nhất, tương đương với bán ngô giống của Mỹ. Như tất cả các nhà kinh tế nói, chính nghiên cứu và phát triển tạo ra sự sáng tạo công nghệ cần thiết để tạo ra việc làm mới. Nếu nghiên cứu và phát triển đó và sự sáng tạo đó xảy ra tại mảnh đất Trung Quốc mà không phải tại Mỹ, bạn đoán xem nước nào sẽ gặt hái được miếng to, ngon nhất trong cái bánh tạo ra việc làm mới?
Đến đây đã quá rõ tại sao các công ty Mỹ nào đầu hàng ba điều khoản bảo hộ của chính sách sáng tạo bản địa sẽ đảm bảo hủy hoại chính họ. Một khi mà công ty Mỹ giao nộp quyền kiểm soát, công nghệ hiện tại, và khả năng phát triển công nghệ tương lai, thì vấn để chỉ còn là thời gian khi các công ty Trung Quốc “xơi” công nghệ đó và sử dụng nó để tự quay lại cạnh tranh với công ty Mỹ - không chỉ ngay chính trên đất Trung Quốc mà còn trên thị trường toàn cầu. Bằng cách này, các công ty Mỹ trả giá đắt cho bài học là sự hấp dẫn của 1,3 tỉ người tiêu dùng Trung Quốc chỉ là ảo tưởng trong tiếng còi báo động hơn là những đồng đô la thực sự . Cũng bằng cách này, “ chết bởi các doanh nghiệp phản bội” biến thành sự tự sát của các doanh nghiệp.
Câu chuyện về hai đất nước và bốn công ty
Để cung cấp góc nhìn riêng cá nhân về vấn đề này, chúng ta hãy xem xét các hoạt động của bốn tập đoàn lớn tại Trung Quốc và tổng giám đốc của họ. Westinghouse, kẻ ngờ nghệch nhất; General Electric, kẻ tâm thần nhất; Caterpillar, bộ mặt điển hình cho sự cám dỗ của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc; và Evergreen Solar, từng là niềm “Hy vọng Xanh vĩ đại” của chính quyền Obama và bây giờ là điểm cảm thán cho sự thất bại của các chính khách Hoa kỳ trong việc bảo vệ cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta trước sự xâm lược của Trung Quốc.
Suy nghĩ ảo tưởng phân hạch của Westinghouse
Westinghouse Electric đã chuyển giao hơn 75.000 tài liệu cho khách hàng Trung Quốc theo cam kết phần khởi đầu của việc chuyển giao công nghệ với hy vọng là bảo toàn được vị trí trong thị trường hạt nhân phát triển nhanh nhất này. . . Jack Allen, Chủ tịch Westinghouse tại châu Á [nói] công ty “không có đảm bảo nào ” về vai trò của mình tại Trung Quốc khi bốn lò phản ứng hạt nhân AP 1000 hoàn thành.
--Financial Times
Giống như Frodo11 không thể chống lại sự cám dỗ của chiếc nhẫn chết người, Westinghouse rõ ràng là không thể cưỡng lại được thị trường điện hạt nhân Trung Quốc. Chúng ta biết rằng: Thị trường hạt nhân Trung Quốc là thị trường lớn nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới, với
lò phản ứng đang xây dựng và có kế hoạch xây dựng 100 hoặc hơn nữa. Nhưng trong khi cố gắng đạt được thị phần đáng kể trong cái thị trường phát triển đó về làm phần thưởng to lớn cho Westinghouse, cách tệ nhất có thể để kiếm phần thưởng đó là làm theo cách mà tổng giám đốc Jack Allen đã làm: chuyển tất cả đến Trung Quốc những gì cần để có thể xây dựng các lò phản ứng mà không cần đến sự trợ giúp của Westinghouse.
Tình hình ngày càng mỉa mai và khôi hài hơn. Trên website công ty, Westinghouse Nuclear đã khoác lác thông tin rằng “gần 50% các nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên thế giới … đều dựa vào công nghệ của Westinghouse.” Ồ, có dễ dàng đoán ra ai là nhà kinh doanh trung thực? Với cách chuyển hơn 75.000 tài liệu đến Trung Quốc, thì gần 50% hoặc hơn thế nữa các lò phản ứng hạt nhân ở Trung Quốc chắc chắn dựa trên công nghệ Westinghouse; nó chỉ là copy công nghệ của Westinghouse.
Sự ngây thơ của Westinghouse thật là ngạc nhiên bởi vì, trong khi nó là công ty của Mỹ, nhưng thực chất do công ty Toshiba của Nhật Bản quản lý. Và rất nhiều công ty Nhật bản đã bị tàn lụi bởi các điều kiện bắt buộc chuyển giao công nghệ và đã có kinh nghiệm với khả năng kinh ngạc của các nhà sản xuất Trung Quốc trong việc học hỏi công nghệ nước ngoài và sử dụng chúng để biến mình thành các đối thủ cạnh tranh nặng ký. Cần xem lại tại sao một nhóm các giám đốc Nhật Bản và châu Âu tự bắn vào đầu mình bằng cách chuyển giao công nghệ tầu cao tốc, tờ The Wall Street Journal đã hài hước viết:
Khi các công ty Nhật Bản và Châu Âu tiên phong trong việc xây dựng đường sắt cao tốc đồng ý sản xuất toa tàu tại Trung Quốc, họ đã nghĩ đến việc tiếp cận vào thị trường mới đang bùng nổ, những hợp đồng đáng giá hàng tỉ đô-la và tạo dấu ấn trong hệ thống đường sắt tham vọng nhất trong lịch sử. Những gì họ không lường được là họ phải cạnh tranh với các công ty Trung Quốc lục địa đã tiếp nhận công nghệ và quay trở lại cạnh tranh với họ chỉ vài năm sau.
Mãnh hổ Caterpillar khấu đầu trước con Rồng đỏ
Bây giờ hãy xem hai mẩu tin gần đây. Đặt chúng cạnh nhau cho ta thấy tóm tắt chiến lược toàn cầu Caterpillar: Đóng cửa nhà máy tại Mỹ và mở cửa nhà máy tại Trung Quốc.
Caterpillar vào hôm Thứ ba đã thông báo có kế hoạch sa thải hơn 2.400 công nhân tại năm nhà máy tại Illinois, Indiana, và Georgia khi công ty chế tạo thiết bị hạng nặng này tiếp tục cắt giảm chi phí do nền kinh tế thế giới suy giảm…. Vì tình hình xấu đi, Caterpillar trong tháng giêng đã tuyên bố sẽ cắt giảm 20.000 việc làm.
—Huffington Post
Trong suốt ba thập kỷ qua, Caterpillar phát triển từ một văn phòng bán hàng tại Bắc Kinh thành công ty có mặt mọi nơi trong nước như ngày nay – bao gồm mười một cơ sở sản xuất, ba trung tâm nghiên cứu và phát triển, chín văn phòng, và hai trung tâm hậu cần và kho vận.
—Jiming Zhu, Phó Chủ tịch, Caterpillar
Chiến lược của mãnh hổ Caterpillar bị cuốn theo dòng chảy ngược mạnh mẽ của các thủ đoạn thương mại không công bằng, lôi theo các công ty như Caterpillar ra khỏi lãnh thổ Mỹ. Để thấy sức hút bẩn thỉu của dòng chảy ngược này, hãy xem quyết định công ty sản xuất máy xúc cỡ nhỏ bán vào thị trường Trung Quốc ở Ngô Giang, thay vì ở Peoria, Illinois. Caterpillar chọn mảnh đất và công nhân Trung Quốc bởi vì nếu sản xuất máy xúc cỡ nhỏ trong nội địa Mỹ và xuất khẩu sang Trung Quốc, họ sẽ đối mặt với mức thuế bảo hộ cao tới 30%.
Nhưng đó không phải là tất cả. Mãnh hổ Caterpillar sẽ còn đối mặt một vật cản nữa, mức thuế con buôn dưới dạng định giá thấp đồng nội tệ ở mức khoảng 40% so với giá trị thực. Hai mức phí và thuế của con buôn ăn xin này làm cho nhiều công ty Mỹ không thể tính đến việc sản xuất ở Mỹ rồi xuất khẩu vào Trung Quốc.
Tổn thương lớn nhất trong quyết định di chuyển này là Caterpillar không chỉ là biểu tượng của nước Mỹ. Nó đã từng là nguồn chính tạo ra việc làm và thu nhập cho các bang miền trung-tây nước Mỹ hơn một thế kỷ qua. Sự chấm dứt sản xuất của nhà khổng lồ tại Peoria thực sự là thảm họa của nước Mỹ.
Và bây giờ đây là mẩu tin đáng để cười hết cỡ: Ngay cả khi Caterpillar đã sẵn sàng tạo ra nhiều việc làm tại Trung Quốc để sản xuất máy xúc cỡ nhỏ và đẩy hàng ngàn người Mỹ vào danh sách thất nghiệp, nó đã giang hai tay nắm lấy lợi ích của chương trình kích thích tài chính của bộ máy Obama. Ôi! Điều đó làm ta buồn nôn.
Evergreen Solar chuyển năng lượng tương lai của chúng ta đi để lấy mấy thỏi bạc
Nếu chúng ta không thể đánh bại Trung Quốc và không thể thuyết phục chính phủ Mỹ hiểu chúng ta đang đối đầu với cái gì, tốt hơn hết hãy theo họ. Đó là những gì Evergrenn Solar đã quyết định thực hiện: di chuyển nhà máy chế tạo và lắp ráp pin năng lượng mặt trời tại Devens – Massachusetts sang Vũ Hán – Trung Quốc
—Manufacturing & Technology News
Hãng Evergreen Solar là hãng sản xuất ra một số tấm pin năng lượng mặt trời có hiệu suất cao nhất thế giới. Nếu chúng ta phải tin tổng thống Barack Obama, thì chắc chắn là các công ty như Evergreen Solar được coi là nguồn tạo ra việc làm mới tốt nhất của nước Mỹ. Trong thời đại suy giảm nguồn cung cấp dầu mỏ và sự nóng lên toàn cầu, chẳng phải ngành "công nghiệp xanh" là một trong những ngành tạo ra tăng trưởng việc làm mạnh nhất hay sao?
Tuy nhiên, nếu chúng ta tin vào ngài Rick Feldt Tổng giám đốc Evergreen thì công ty của ông ta đã làm hết sức có thể để thuyết phục bộ máy Obama giúp Evergreen giữ lại các dây chuyền sản xuất tại Masaschuset. Ông Feldt đã làm đến mức phải đến Washington để van nài các quan chức cao cấp như Bộ trưởng Năng lượng Steven Chu và Bộ trưởng Thương mại Gary Locke làm gì đó chống lại các biện pháp trợ cấp bất hợp pháp mà chính phủ Trung Quốc đang đổ vào ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của họ. Nhưng những van xin của Evergreen chỉ rơi vào các lỗ tai điếc.
Vì vậy, khi chính phủ Trung Quốc đề nghị cấp cho Evergreen các khoản vay lãi suất thấp chiếm 65% của chi phí xây dựng nhà máy mới tại Trung Quốc thay vì tại Massachusetts, Tổng giám đốc của Evergreen tin rằng ông đã không có sự lựa chọn khác hơn là chấp nhận 30 thỏi bạc của Trung Quốc và chuyển dây chuyền sản xuất của công ty ra nước ngoài. Ngài Feldt bực tức nói, "Hoa Kỳ vẫn tiếp tục kêu gọi về việc giữ việc làm. Bạn nghe Thông điệp Liên bang của Tổng thống Hoa Kỳ và ông ta nói, 'Tôi muốn giữ lại việc làm tại Hoa Kỳ.' Nói thật là dễ, nhưng làm gì để hiện thực hóa." Điều đó là chính xác, thưa ông Feldt, nhưng Mỹ chắc chắn sẽ tiếc nuối các nhà máy mới của ông đang chuyển sang Trung Quốc.
Trong thực tế, Mỹ, và đặc biệt là bang Massachusetts, sẽ tiếc nuối nhà máy tại Mỹ cùng với
công nhân đã từng làm việc trong đó. Vì ngay sau khi hứa hẹn để duy trì sự hiện diện của nhà máy ở Massachusetts, Evergreen thông báo sẽ đóng cửa nhà máy ở bang này. Và đó đúng là nhà máy hiện đại xây dựng 2007, mà người nộp thuế tiểu bang Massachusetts đã bỏ ra 52 triệu USD để hỗ trợ. Và đây là sự xúc phạm cuối cùng: Evergreen cũng sẽ buộc người nộp thuế Mỹ trả tiền cho việc đóng cửa với chi phí 340 triệu USD theo thỏa thuận về việc đóng cửa nhà máy. Không thể nào làm lộn xộn hơn thế nữa.
General Electric: Bạn có thích cái muỗng với cái lưỡi chẻ đôi dối trá không?
Một kiểu làm ăn đang phát triển. Một công ty [nước ngoài] nhượng quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, và sau đó tất cả bị ép bật ra rìa của thị trường trong nước Trung Quốc và đối mặt với một đối thủ cạnh tranh mới . Không có gì là ngẫu nhiên hoặc là trường hợp các doanh nghiệp nhà nước quá hăm hở và vượt qua giới hạn. Trung Quốc muốn chuyển đổi từ công xưởng quốc tế sang một nền kinh tế tiên tiến, và đang sử dụng sức mạnh thị trường của mình để rút ngắn giai đoạn bằng cách "xơi" sở hữu trí tuệ của người khác.
—John Gapper, Financial Times
Trong ánh đèn pha rọi thẳng vào những Công ty Mỹ phản bội, rất cần thiết để nhìn lại chính công ty đã mở đầu chương này: General Electric. Ít nhất là về mặt ngoài, vũ điệu GE cùng với Rồng không bị chê là canh bạc tệ. GE hiện có hơn 15,000 công nhân (chủ yếu là người Hoa) tại hơn 50 địa điểm ở Trung Quốc, và mỗi năm, nó góp phần tạo ra doanh thu ngày càng tăng từ các hoạt động của mình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, GE tiếp tục chịu thiếu hụt doanh thu so với mấy cái hũ vàng mà sự mở rộng ở Trung Quốc đáng ra phải đem lại cho công ty.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn với GE là hành vi kỳ cục của tổng giám đốc Jeffrey Immelt. Một mặt, Immelt đã buộc tội chủ nghĩa bảo hộ của Trung Quốc đã đi quá xa qua phát biểu "Tôi thực sự lo lắng về Trung Quốc. Tôi không chắc chắn rằng cuối cùng họ muốn bất cứ ai trong chúng ta chiến thắng, hoặc bất cứ ai trong chúng ta thành công."
Mặt khác, Immelt làm tất cả để gây ấn tượng so sánh với Thống soái Pétain của nước Pháp đầu hàng, đã dâng nộp một cách đáng kinh ngạc một loạt các mảng lớn công nghệ mới cho Trung Quốc, để đổi lấy những gì Immelt coi như là sự tôn vinh cao quí và đặc quyền kinh doanh trong nước Cộng hòa Nhân dân. Điển hình cho một trong những thứ đáng lo ngại nhất mà Immelt từ bỏ, là GE chuyển giao toàn bộ phần kinh doanh hệ thống điện tử hàng không toàn cầu của mình chỉ để có thể tham gia vào sản xuất một máy bay chở khách của Trung Quốc. GE cũng đã bàn giao những phần quan trọng của công nghệ công nghiệp quan trọng khác như đầu máy xe lửa, năng lượng gió và các thiết bị chống ô nhiễm môi trường.
Điều này quá thiển cận, như John Gapper của tờ Financial Times đã khẳng định trước đây, bởi vì khi các công ty Trung Quốc nắm bắt được công nghệ hiện tại và công nghệ đang phát triển của GE lại được thực hiện tại các phòng nghiên cứu phát triển đặt trên đất Trung Quốc, GE sẽ bị "đẩy ra rìa" ở thị trường Trung Quốc và thậm chí phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn của Trung Quốc trên thị trường quốc tế.
To be continued.

Việt Nam Trên Bờ Vực Sụp Đổ.

Việt Nam Trên Bờ Vực Sụp Đổ

18/01/201700:00:00(Xem: 1243)
Việt Nam Trên Bờ Vực Sụp Đổ
Nguyễn Huy Vũ
(Nếu có một quốc gia nào đó mà nhà cầm quyền, là chính phủ, là bộ máy quyền lực có nguy cơ sụp đổ và sẽ sụp đổ mà nhân dân trong và ngoài nước vui mừng - thì đó là Việt Nam. NĐH)

Việt Nam đang ở trong một trạng thái hiểm nghèo chưa từng có, và đây có lẽ là một trong những lần hiếm hoi Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ từ kinh tế lan sang chính trị.

Sự bi đát của tình trạng Việt Nam trên bề mặt thể hiện ở chỗ ngân sách gần như kiệt quệ. Lần đầu tiên trong lịch sử các khoản chi cho Tết đã bị cắt giảm hết mức, từ các chi phí trang trí cho đến tiền dành để bắn pháo hoa.

Không những ngân sách cạn kiệt mà lượng dự trữ ngoại hối cũng suy kiệt theo. Trước hết hãy nói về dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối được đưa ra bởi Ngân hàng Nhà nước cho các báo là tăng và ở khoảng 40 tỉ đô la Mỹ. Tuy vậy, không ai tin đây là con số trung thực, mà dự đoán dự trữ ngoại hối hiện nay chỉ trong khoảng 20 tỉ đô la. Tại sao lại như vậy?

Dòng ngoại hối chuyển vào Việt Nam phụ thuộc vào sáu kênh chính: FDI, viện trợ, kiều hối, bán dầu mỏ, xuất khẩu, và tài chính chuyển vào. Tuy vậy, cả năm kênh đầu trong năm qua đều giảm nghiêm trọng và xu hướng là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tới.

Thứ nhất, FDI giảm vì số phận của TPP coi như chấm dứt khi tổng thống mới của Mỹ là Donald Trump đã tuyên bố dẹp TPP. Không có TPP, các đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chuyển sang các quốc gia khác vì Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh khi chi phí lao động và các chi phí khác tăng cao trong khi năng suất lao động không thay đổi mấy.

Thứ hai, Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách nước nghèo nên không còn nhận viện trợ mấy nữa.

Thứ ba, kiều hối về Việt Nam đã giảm so với trước. Kiều bào gửi tiền về Việt Nam có hai mục đích chính là giúp người thân và đầu tư. Với tình trạng kinh tế Việt Nam có quá nhiều rủi ro hiện nay từ nguy cơ phá giá tiền Đồng đến nền kinh tế có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, nhiều người không còn muốn đầu tư ở Việt Nam nữa. Một nguyên nhân khác là nhiều người ở Mỹ đặt niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ dưới triều đại Donald Trump nên họ cảm thấy an toàn hơn khi giữ tiền và đầu tư ở Mỹ. Bằng chứng là các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng liên tục khoảng 8% kể từ ngày Donald Trump đắc cử tổng thống.

Thứ tư, nguồn thu từ dầu mỏ cũng không còn nữa. Mức giá dầu thế giới nằm trong ngưỡng 50 đô la một thùng chỉ đủ bù vào chi phí khai thác dầu ngoài khơi của Việt Nam. Chính vì lí do đó mà liên doanh khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Nga Vietsovpetro đã thông qua phương án cắt giảm nhân sự và đóng cửa một số mỏ dầu. Giá dầu được dự đoán sẽ nằm trong ngưỡng 50 đô la Mỹ một thùng trong năm tới và do đó khó có khả năng đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam.

Thứ năm, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các hàng nông sản và thủy hải sản. Tuy vậy, biển ô nhiễm ở miền Trung coi như đặt dấu chấm hết cho ngành xuất khẩu thủy sản nước mặn Việt Nam. Cho dù các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam được đánh bắt từ vùng khác, có thể không bị ô nhiễm, nhưng khó mà thuyết phục được người tiêu dùng và do đó những công ty nhập khẩu sẽ trước hết từ chối các đơn hàng thủy sản của Việt Nam.

Và cuối cùng, nguồn thu từ tài chính chuyển vào có được thông qua việc bán các tài sản trong nước cho các tổ chức nước ngoài và vay mượn. Tuy vậy, ngay cả việc bán hết khoảng 10 công ty lớn nhất Việt Nam mà nhà nước đang nắm giữ cũng chỉ đem lại một khoản tiền 7 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn nhiều so với con số 12 tỉ đô la mà nhà nước phải trả nợ năm 2016. Vì vậy mà để trả nợ nước ngoài và cân bằng chi tiêu, dù muốn dù không chính phủ sẽ phải vay mượn tiền từ dự trữ ngoại hối. Các kế hoạch vay tiền để trả nợ đã bị hủy bỏ vì Việt Nam khó mà vay được ngoại tệ trên thị trường tài chính vào lúc này, và thậm chí vay được thì mức phí cũng phải trên 10%/năm, khi so với mức hơn 7% năm khi Việt Nam vay qua Credit Suisse cho Vinashin năm 2007.

Các dẫn chứng trên cho thấy rằng nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam đang sụt giảm nhanh chóng và khó có thể hồi phục trong khoảng thời gian vài năm trước mặt. Nếu so với các năm trước, khi mà giá dầu ở mức hơn 100 đô la Mỹ/thùng, kiều hối dồi dào, và Việt Nam chưa phải trả nợ nước ngoài nhiều, ngoại hối chuyển về Việt Nam chỉ đủ tròm trèm cân bằng chi tiêu dành cho nhập khẩu. Giờ đây khi tất cả các nguồn đóng góp ngoại tệ đều giảm sút, dự trữ ngoại hối Việt Nam tất phải vơi đi.

Với mức dự trữ ngoại hối được báo cáo vào cuối năm 2015 ở mức khoảng 30 tỉ đô la Mỹ, sự thâm hụt ngoại hối của năm 2016 khiến cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay chỉ ở trong khoảng 20 tỉ đô la.

Trong năm nay, 2017, Việt Nam cũng sẽ phải đối diện với mức trả nợ hơn 10 tỉ đô la như năm ngoái, và khi mà mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam dưới 20 tỉ đô la Mỹ, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính bất cứ lúc nào, khi mà thị trường đòi rút ngoại tệ gây áp lực phá giá tiền Đồng.

Chính vì nỗi sợ đó mà nhà nước đang ráo riết tìm các phương kế để tăng dự trữ ngoại hối. Họ đang làm bằng cách nào?

Cách đầu tiên là họ đang tìm cách bán hết các công ty mà nhà nước đang nắm giữ. Nhưng không dễ để tìm đối tác bán các công ty ở thời điểm này khi mà nền kinh tế Việt Nam không mấy sáng sủa.

Cách thứ hai là họ đang ráo riết vận động dư luận để tổ chức Tết Ta sang ngày 1/1 hàng năm, ăn Tết Ta chung với Tết Tây, nhờ đó mà kiều bào về Việt Nam ăn Tết nhiều hơn và giúp tăng nguồn ngoại tệ.

Cách thứ ba là họ đang tìm cách bán tất cả những thứ có được khác để thu ngoại tệ, từ các quặng mỏ cho tới đất đai.

Và cách thứ tư là lân la với Trung Quốc để cầu cứu xin vay mượn viện trợ. Đó cũng là lý do mà ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn một phái đoàn hùng hậu sang cầu cứu với Bắc Kinh.

Sự suy kiệt ngân sách nhà nước bắt nguồn từ sự khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ vài năm trước nay có thêm sự sụp đổ của kinh tế miền Trung bắt nguồn từ thảm họa biển chết bởi Formosa. Sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng kéo theo nguồn thu ngân sách cạn kiệt. Để làm tăng ngân sách, nhà nước một mặt giảm chi tiêu, mặt khác đang cố gắng tạo ra các nguồn thu mới bằng cách tăng thuế. Mức tăng thuế môi trường đánh vào xăng là một ví dụ.

Tuy vậy, việc tăng giá xăng sẽ kéo theo sự tăng mạnh của lạm phát, vốn đã cao do nạn in tiền quá nhiều để chi tiêu của chính phủ. Sự tăng mạnh của lạm phát đến lượt nó sẽ kéo theo các bất ổn vĩ mô và khiến nền kinh tế nhanh chóng mất kiểm soát và sụp đổ.

Ngược lại, nếu chính phủ không nhanh chóng kiếm một nguồn thu ngân sách bổ sung, họ sẽ phải đối mặt với một ngân sách trống rỗng không đủ trang trải cho các hoạt động của bộ máy chính phủ và phải đối diện với sự phá sản.

Cả hai mặt trận, ngân sách chính phủ và dự trữ ngoại hối, chính phủ đang đối mặt với một tình thế hết sức hiểm nghèo và nền kinh tế có thể sụp đổ nhanh chóng trong những tháng ngày tới. Có lẽ đối diện với nỗi lo sợ đó mà ông tổng bí thư vội vã đem một phái đoàn sang diện kiến Bắc Kinh và ký kết một lúc 15 văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực đặng mong Trung Quốc giúp đỡ trong những thời khắc điêu linh của đất nước?

Wednesday, January 11, 2017

Chet boi Trung quoc, tiep theo 6

Hoàn cảnh khốn khổ của “các cư dân không phải loài người” cũng là thước đo về cấp độ của vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi trường sống. Bất kỳ những ai viếng thăm Trung Quốc sẽ nhận thấy rằng cả ở nông thôn và thành thị hầu như vắng bóng chim muông. Những mùa xuân, hạ, thu, đông yên lặng trong một bức tranh phong cảnh nhiễm độc của Trung Quốc.
#5: Làm què quặt và giết hại nhân công lao động để có nhiều lợi nhuận
Cùng với các hoạt động đầu độc sông ngòi và kênh rạch, cũng như việc phá hoại bầu không khí của chính mình, là những hành động tàn sát, ngược đãi, và đầu độc nguồn nhân công lao động, giúp cho Trung Quốc có được một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Trong những công xưởng chết người của Trung Quốc bệnh phổi nhiễm bụi silic và suy hô hấp, chân tay bị cắt và thương tật, ung thư các cơ quan chức năng, và ăn mòn da bởi a-xít, không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp; đối với hàng triệu công nhân Trung Quốc, tai nạn là điều tất yếu. Dưới đây là trích đoạn từ tờ The New York Times, khéo léo ghi lại một sự thật kinh dị của Lò Sát Sinh Số 5 8 như sau:
Huyện Đài Nam … ở phía Nam của Thượng Hải, là thủ phủ sắt thép của Trung Quốc. Có 7000 nhà máy gia công sắt thép … như chế tạo các bản lề, vỏ ốp bánh xe, nồi và chảo rán, máy khoan, cửa an toàn, hộp dụng cụ, phích nước, máy cạo râu, tai nghe, ổ cắm điện, quạt điện, và bất cứ sản phẩm nào có sử dụng các chi tiết kim loại. Đài Nam, theo tiếng Trung Quốc còn có nghĩa là “Mãi mãi mạnh khỏe”, nhưng lại mệnh danh là “thủ phủ chặt chém chân tay” của Trung Quốc. Ngày nào cũng có ít nhất một lần ai đó phải đưa vào cấp cứu ở một trong hàng tá trung tâm y tế chuyên điều trị các bệnh liên quan tới chấn thương bàn tay, cánh tay và ngón tay.
Thủ phạm chính của việc tàn sát này đó là hệ thống quy định an toàn và sức khỏe quá lỏng lẻo của Trung Quốc; công nhân Trung Quốc phải làm việc vất vả trong điều kiện rủi ro lớn ở mọi ngành công nghiệp, từ vật liệu xây dựng, hóa chất và máy móc, tới ngành luyện kim, nhựa và dệt may. Chỉ riêng rủi ro liên quan tới các hầm lò khai thác than, hàng năm có hàng ngàn công nhân Trung Quốc thiệt mạng, trong khi đó ở Mỹ số nạn nhân ít hơn 50 người.
Đứng trên quan điểm cạnh tranh quốc tế, sự tàn sát ở các cơ sở sản xuất đã hun đúc và tạo ra những gì tởm lợm và rùng rợn nhất của lợi thế cạnh tranh mà Trung Quốc lưu trữ trong kho vũ khí của họ – và thành ngữ máu, mồ hôi và nước mắt chưa bao giờ mang một ngữ nghĩa chính xác và đúng đắn như khi nó được đặt ở nhà xưởng mồ hôi và “nhà xưởng máu” của Trung Quốc.
#6: Một quả bom neutron về hạn chế xuất khẩu
Thế còn thứ Vũ khí Hủy diệt việc làm thứ sáu mà người ta gọi là “Hạn chế xuất khẩu” là cái gì vậy? Để biết được vì sao Tổ chức Thương mại Thế giới lại thẳng thừng ban lệnh cấm các hạn chế đó – và tại sao những hạn chế về xuất khẩu này lại được xem như là một trái bom neutron9 ném vào giữa nền công nghiệp nặng của Mỹ - thì chỉ cần nhìn vào một số nguyên liệu thô cụ thể mà Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, bằng cách sử dụng định mức nghiêm ngặt đối với hạn ngạch xuất khẩu và áp đặt biểu thuế quan cao tới 70%.
Xếp đầu danh sách về hạn chế xuất khẩu là các nguyên liệu công nghiệp cơ bản như các loại vật liệu và quặng bauxit, than cốc, fluorit, magiê, mangan, silicon carbide, và kẽm. Quặng bauxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Than cốc là nhiên liệu trọng yếu và là chất khử trong quá trình luyện gang thép. Fluorit tối cần thiết cho sản xuất thép và nhôm. Magiê là kim loại kết cấu được sử dùng nhiều thứ ba, chỉ sau thép và nhôm, còn mangan thì được sử dụng bởi các lò luyện thép để tạo ra loại thép chống ăn mòn và chống gỉ. Vật liệu silicon carbide, thì được sử dụng để chế tạo các loại vật liệu gốm dùng cho việc chế tạo hàng loạt các sản phẩm từ áo chống đạn tới các hệ thống phanh đĩa. Còn đối với vật liệu kim loại kẽm thì sao? Nguyên liệu vạn năng này được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực, từ việc mạ thép, tới đúc đồng thau và đồng thiếc, hay được sử dụng như chất tạo mầu cho các loại sơn, và làm chất xúc tác khi chế tạo vật liệu cao su.
Nói cách khác, hầu như chắc chắn tất cả các nguyên liệu thô mà Trung Quốc dự trữ hay hạn chế xuất khẩu đều là những nguyên liệu mang tính chất sống còn đối với ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới. Điều tất yếu, ở phạm vi thị trường toàn cầu, những hạn chế về xuất khẩu của Trung Quốc đối với các nguyên liệu thô sẽ chuyển hóa sang các vấn đề liên quan tới chi phí và giá cả. Vì thế, đối với nhà máy thép của Mỹ ở Gary, bang Indiana, công ty luyện nhôm của Canada ở Lac Saint-Jean, bang Quebec, công ty công nghệ khuôn đúc của Nhật ở Hiroshima, hay nhà máy chế tạo kính của Đức ở Dusseldorf, thì hậu quả không thể tránh được đó là đối mặt với việc tăng giá toàn cầu cho các nguyên liệu thô đầu vào, và sự suy giảm vị thế cạnh tranh so với các đối thủ từ Trung Quốc.
Với chi phí sản xuất bị xiết chặt thêm một vòng nữa, trong khi các công ty Mỹ và phương Tây phải chịu các chi phí sản xuất cao hơn, thì các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc của họ lại nhận được đặc quyền và mức giá nội địa được điều chỉnh sao cho họ có lợi thế hơn. Khi phối hợp với nhau, những yếu tố này đã ra một lợi thế khổng lồ về chi phí và giá đối với các đối thủ cạnh tranh ngoại quốc mà các công ty Trung Quốc có được.
Thật hợp lý và đúng đắn khi nhắc lại ở đây rằng, tổ chức Thương mại Thế giới đã công khai cấm mọi hình thức hạn chế xuất khẩu như thế, một cách chính xác hơn, họ xác định đây là một loại lợi thế cạnh thương mại bất bình đẳng. Trung Quốc thì không qua tâm tới điều này. Cả Mỹ và châu Âu cho tới nay vẫn chưa có biểu hiện làm bất cứ cái gì để chống lại những quy định về hạn chế xuất khẩu như thế. Vì vậy kẻ bảo hộ Trung Quốc vẫn ung dung thực thi các hạn chế xuất khẩu phi lý này, và xem đây như là một phương tiện để đạt được quyền kiểm soát mạnh mẽ hơn,
giống như là một miếng võ xiết và chặn cổ họng đối với tất cả các ngành công nghiệp nặng và luyện kim trên thế giới.
#7: Định giá ăn cướp, phá giá, và tổ chức độc quyền đất hiếm
Việc hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc dẫn tới hậu quả và những tình trạng tồi tệ đối với các ngành công nghiệp nặng và luyện kim thế giới, nhưng đây chỉ là một nửa của câu chuyện mà thôi. Còn nửa kia của câu chuyện thì liên quan tới việc hạn chế xuất khẩu một loại vật liệu được sử dụng ở một phạm vi rộng lớn, mà người ta gọi là "đất hiếm". Vật liệu đất hiếm, với những cái tên lạ tai như cerium, ebrrium, scandium, và terbium, là một phiên bản về công nghệ sản xuất cao cấp của bộ phim "khi chú chuột nhắt cất tiếng gầm". Vì sở hữu các tính chất từ tính và phát quang siêu việt, cũng như khả năng truyền dẫn, sản sinh và tích trữ năng lượng, chỉ cần sử dụng một chút vật liệu đất hiếm cũng mang lại hiệu quả rất lớn cho nhiều sản phẩm công nghệ cao.
Chẳng hạn, động cơ trong ổ cứng của máy nghe nhạc iPod, hệ thống pin dùng trong chiếc xe hơi hybrid của nhà hàng xóm, hay các tấm pin năng lượng mặt trời mà bạn dự tính lắp đặt cho gia đình mình, tất cả đều ít nhiều sử dụng vật liệu đất hiếm. Cũng vậy, đất hiếm được sử dụng trong các bộ chuyển đổi xúc tác để lọc khí thải xe hơi cho không khí được trong sạch, nó được dùng trong các máy X-quang di động mà bác sĩ sử dụng để chẩn đoán nhanh bệnh lý, hay được sử dụng để chế tạo nguồn laser cho các ứng dụng công nghiệp và nghiên cứu khoa học, và sử dụng để chế tạo các nam châm dùng trong các hệ thống dẫn đường hiện đại mà các máy bay quân sự và thương mại cần phải được trang bị.
Đất hiếm đóng một vai trò quan trọng đối với mọi mặt đời sống của chúng ta, vì thế thật là ớn lạnh khi biết rằng Trung Quốc đã chèn ép một cách hiệu quả thị trường đất hiếm ở nhiều khía cạnh và góc độ. Điều làm chúng ta kinh ngạc về sức mạnh thị trường của Trung Quốc là ở chỗ, dù chỉ sở hữu 1/3 trữ lượng trên thế giới, nhưng hiện nay Trung Quốc chiếm trên 90% thị trường toàn cầu về sản xuất đất hiếm.
Làm sao mà Trung Quốc xoay sở một cách hiệu quả để tạo ra cái mà chỉ có riêng họ sỡ hữu đó là "Cartel độc quyền đất hiếm"? Đó là vì Trung Quốc dùng các thủ đoạn định giá và phá giá cướp giật; đây cũng chính là bài học được lấy ra từ giáo trình "Cẩm nang về tổ chức độc quyền Cartel".
Bài học này được bắt đầu từ hơn một thập niên trước đây. Đó là khi một số quan chức cao cấp của đảng Cộng sản Trung Quốc nhận ra được sự giàu có từ nguồn đất hiếm của họ, và Trung Quốc đã bắt đầu đổ hàng đống tiền trợ cấp vào công việc sản xuất đất hiếm. Mục tiêu mà họ muốn đó là biến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành một tổ chức độc quyền như OPEC về đất hiếm.
Để xây dựng và phát triển "Cartel độc quyền đất hiếm", các công ty nhà nước khai thác khoáng sản của Trung Quốc đã chủ đích khai thác quá nhu cầu sản xuất, và sau đó cũng chủ đích bán phá giá một khối lượng khổng lồ đất hiếm vào thị trường toàn cầu. Hiệu quả thực tế của việc
ạt đưa vào thị trường một lượng sản phẩm cực lớn đó là làm hạ giá toàn cầu xuống thấp hơn mức chi phí sản xuất, và vì thế các đối thủ cạnh tranh nước ngoài bị đẩy ra khỏi cuộc chơi về thị trường đất hiếm.
Thực vậy, một trong những nạn nhân lớn nhất của trò bán phá giá Trung Quốc là một công ty Mỹ ở Denver, bang Colorado, có tên là Molycorp. Đã có thời Molycorp là vua của đất hiếm, và mỏ Mountain Pass của họ ở California là mỏ lớn nhất thế giới. Nhưng trong cuộc tàn sát của Trung Quốc, Molycorp buộc phải đóng cửa mỏ vào năm 2002.
Trong vài năm gần đây, cùng với việc cartel độc quyền đất hiếm được thiết lập vững chãi, Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn I “bán phá giá”, sang giai đoạn II “ép giá”. Vì đã tiêu diệt thành công các công ty khai thác khoáng sản nước ngoài thông qua việc bán phá giá, cho nên ở giai đoạn “ép giá” này, Trung Quốc bắt đầu đột ngột tăng giá đất hiếm.
Chẳng hạn, bây giờ chúng ta xem xét vấn đề liên quan tới cerium oxide, vật liệu trọng yếu sử dụng trong các pin nhiên liệu và các bộ chuyển đổi xúc tác. Vào năm 2007, thì giá toàn cầu chỉ khoảng 3 USD cho một kg. Thì ở năm 2010, sau khi chính sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc được thực thi, giá của vật liệu cerium oxide nhảy vọt lên tới 23 USD cho một kg - tăng hơn 7 lần chỉ trong vòng 3 năm.
Còn đối với chất samarium oxide thì như thế nào? đây là loại vật liệu đất hiếm rất quan trọng dùng trong sản xuất các thanh nam châm cực mạnh, và được sử dụng trong quá trình xạ trị bệnh ung thư. Giá của vật liệu đất hiếm này đã tăng tới gần 1000%.
Tất nhiên, việc tăng giá phi thường này đã bắt đầu kéo các nhà đầu tư nước ngoài hào hứng trở lại thị trường đất hiếm, (thậm chí công ty Molycorp đã bắt đầu mở lại mỏ). Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc phải đối mặt với một rủi ro rất lớn: Các công ty khai thác đất hiếm sở hữu nhà nước của Trung Quốc có thể lộn ngược cả thùng rượu bất cứ lúc nào, thao túng và làm lũng đoạn thị trường một lần nữa, nhằm phá giá sản phẩm, và lặp lại những gì đã xảy ra trước đây, họ sẽ gạt các công ty như Molycorp ra ngoài thị trường làm ăn về đất hiếm. Không ngạc nhiên là rủi ro thường trực về nguy cơ bán phá giá của Trung Quốc tạo ra hiệu quả cố ý chèn ép sản xuất đất hiếm bên ngoài Trung Quốc, đúng như chính phủ Trung Quốc mong muốn.
Khi phải sử dụng độc chiêu còn lại của chiến lược đất hiếm, Trung Quốc thậm chí thay đổi trò chơi ăn cướp của họ, từ việc đơn thuần chỉ là thao túng về mặt kinh tế, sang các trò chơi rất thực tế, nguy hiểm, đó là thủ đoạn gây sức ép chính trị. Chẳng hạn, một biến cố rất nổi tiếng năm 2010, khi đó Nhật Bản đã phải nhượng bộ và thả thuyền trưởng người Trung Quốc, người mà bị bắt vì cố ý đâm vào tầu bảo vệ lãnh hải của Nhật Bản ở vùng biển gần các đảo Senkaku - vùng lãnh thổ được kiểm soát bởi Nhật Bản, mà Trung Quốc nói là của họ. Tất nhiên, một trong những lý do lớn mà Nhật Bản đã phải nhượng bộ sức ép của người hàng xóm là vì Trung Quốc đã dừng hoàn toàn việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản, nguyên liệu mang tính chất sống còn đối với hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô và điện tử của Nhật Bản.
#8: Vạn lý Trường thành Bảo hộ
Được xem như là Vũ khí Hủy diệt việc làm cuối cùng, Vạn lý Trường thành Bảo hộ càng ngày càng biểu hiện rõ hơn. Công trình xây dựng hùng vĩ này được xây từ nhiều loại “gạch” sau đây: thuế đánh vào hàng nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu không rõ ràng, tăng thuế hải quan, các quy định của nhà nước về “Mua hàng Trung Quốc”, các hàng rào kỹ thuật đối với kinh doanh và thương mại, và những kiểu cách hối lộ như đút lót để thắng thầu.
Nói theo ngôn ngữ thực thế, thì những bức tường bảo hộ có nghĩa như sau: Trong khi các cơ sở chế tạo máy tính của Trung Quốc ở Thẩm Quyến, các công ty may mặc ở Chiết Giang, hay các nhà máy chế tạo phụ tùng máy bay ở Thượng Hải có thể tự do bán hàng hóa ở thị trường Bắc Mỹ, thì những công ty như thế và các đối thủ cạnh tranh của họ ở San Jose, Mexico City, và Dorval, Quebec, không thể làm điều tương tự, tức là không được tự do bán hàng hóa ở Trung Quốc. Vậy bạn có ngạc nhiên không khi mà nền tảng sản xuất của chúng ta đang phải nằm điều trị ở khoa cấp cứu?
Tổng kết về những lo ngại đến từ Trung Quốc
Khi bạn làm tổng kết về tám Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc, sẽ thấy kết quả sẽ là hàng triệu công ăn việc làm của Mỹ, Canada, châu Âu, Mexico và châu Á bị mất, và toàn bộ cơ sở sản xuất của phương Tây đã phải quỵ gối gục ngã. Khi các điểm nút liên kết của mỗi vũ khí trong số tám Vũ khí Hủy diệt việc làm của Trung Quốc được kết nối với những dòng người thất nghiệp ở Mỹ, tình trạng trì trệ kinh tế triền miên ở Nhật Bản, khủng khoảng nợ ở châu Âu, và tình trạng bạo loạn ở Mexico, bạn sẽ nhìn thấy một viễn cảnh lớn hơn: Chính sách và chiến lược công nghiệp theo chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ mà Trung Quốc theo đuổi không nằm ngoài các mục tiêu như thống trị hoàn toàn nền sản xuất và chế tạo thế giới, gặm nhấm toàn bộ thị trường toàn cầu, và khuất phục xã hội phương Tây về kinh tế.
Là một giám đốc điều hành của công ty Nucor Steel, ông Dan Dimicco đã dũng cảm nhận xét như sau: “Chúng ta ở trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã hơn một thập niên. Nhưng chỉ có họ là những người khai hỏa!”. Thậm chí tổng giám đốc luôn khấu đầu lạy của tập đoàn General Electrics, ông Jefferry Immelt, đã có nhận xét trong một dịp bộc bạch hiếm hoi: “Tôi thực sự lo lắng về Trung Quốc, tôi không dám chắc là cuối cùng họ muốn bất kỳ ai trong chúng ta chiến thắng hay ai đó trong chúng ta thành công nữa”.
Rõ ràng là, đã đến lúc Mỹ và các đồng minh của mình trong thị trường thương mại tự do và bình đẳng cần phải phản pháo lại đối thủ Trung Quốc. Cũng đã đến lúc các là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải biết một điều: Tổ chức Thương mại Thế giới được thành lập vì một lý do như sau, đó là khuyến khích một nền thương mại tự do thực sự và mang lại sự thịnh vượng chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Thông qua việc sử dụng tám Vũ khí Hủy diệt việc làm, Trung Quốc đã phá vỡ một cách có hệ thống khuôn khổ của tự do thương mại – thậm chí họ còn liên tục xâm chiếm thị trường Mỹ dưới cái vỏ bọc WTO. Đây là một trong những việc làm bẩn thỉu và đê tiện nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Cái chủ nghĩa con buôn và chủ nghĩa bảo hộ Trung Quốc cần phải bị chặn lại. Nếu chúng ta không làm điều này, thì chờ tới khi nào? Nếu không phải là nước Mỹ, thì quốc gia nào sẽ làm? Như cố Thủ tướng Winston Churchill 10 đã từng nói: “Có thể tin là người Mỹ luôn tìm ra cách để làm cái gì đó đúng đắn, sau khi họ vắt cạn hết các giải pháp khác”. Chúng ta cũng đã đến mức này rồi.
5-Chết bởi thao túng tiền tệ: ngọa hổ, công long
Công nhân Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả trên từng đồng đô-la một với công nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh tranh khi tỉ giá đô-la với đồng nhân dân tệ bị thao túng.
Eric Lotke, Chiến dịch vì tương lai nước Mỹ
Nếu tiền là căn nguyên của mọi xấu xa, thì sự thao túng của Trung Quốc đối với đồng nhân dân tệ là gốc rễ sâu xa của mọi lệch lạc trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Trong hơn một thập kỷ, thâm hụt mậu dịch kinh niên của Mỹ với Trung Quốc đã làm chậm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và đẩy tỉ lệ thất nghiệp Mỹ vọt cao. Trung Quốc đã không thể tiếp tục hút cạn sinh lực của kinh tế Mỹ nếu như thiếu những chiếc răng nanh của thao túng tiền tệ.
Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “neo” nhân dân tệ với đô-la Mỹ ở một tỉ giá sâu dưới giá trị thật. Để hiểu tại sao điều này lại phá hoại kinh tế Mỹ, điều cốt yếu cần hiểu là kinh tế bất kỳ quốc gia nào cũng đều chỉ phụ thuộc vào bốn yếu tố: mức tiêu dùng, mức đầu tư kinh doanh, chi tiêu chính phủ và “cán cân xuất nhập khẩu”.
Động lực tăng trưởng sau cùng – cán cân xuất nhập khẩu – là quan trọng nhất khi bàn về thao túng tiền tệ, vì nó đo lường sự chênh lệch khi đem tổng doanh số chúng ta xuất khẩu ra thế giới trừ đi doanh số nhập khẩu. Nhận xét đặc biệt dưới đây nhấn mạnh vai trò thiết yếu của cán cân xuất nhập khẩu lên nền kinh tế:
Khi nước Mỹ chịu thâm hụt triền miên với Trung Quốc, một số phần trăm tăng trưởng kinh tế quan trọng bị bào mòn. Tỉ lệ tăng trưởng bị chậm lại này đến lượt nó lại kéo giảm số công ăn việc làm được tạo ra.
Dĩ nhiên, khi kinh tế Mỹ chịu đựng mức tăng trưởng kém và thất nghiệp cao thì ở đầu bên kia, Trung Quốc là người hưởng lợi. Con rồng Trung Quốc tăng trưởng mạnh, trong khi nước Mỹ suy thoái.
Ngày một già cỗi h ơn, chìm sâu hơn trong nợ nần và chậm hơn trong tăng trưởng
Vậy thì thâm hụt mậu dịch của chúng ta với Trung Quốc lớn đến mức nào? Bao nhiêu việc làm đã mất vì “sự lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc”? Và tại sao thao túng tiền tệ là lý do chính yếu khiến Hoa Kỳ không thể cải thiện đáng kể thâm hụt mậu dịch? Chỉ có hiểu rõ các câu trả lời mới giúp chúng ta thoát khỏi cái bẫy của thao túng tiền tệ Trung Quốc. Hãy bắt đầu với quy mô thâm hụt mậu dịch của Mỹ.
Xét về con số tuyệt đối, Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu với Trung Quốc gần 1 tỷ đô-la mỗi ngày. Đây không phải lỗi đánh máy, hàng tỷ chứ không phải hàng triệu.
Còn xét về con số tương đối, mức thâm thủng cũng đem lại sự kinh ngạc không kém. Trung Quốc chiếm đến khoảng một nửa mức thâm hụt thương mại về hàng hóa của Mỹ và tròn 75% khi loại bỏ doanh số nhập khẩu dầu mỏ ra khỏi phép tính. Như vậy, suy luận lô-gích từ các thống kê này là:
Nếu Hoa Kỳ muốn giảm mức thâm hụt mậu dịch, nhằm cải thiện tỉ lệ tăng trưởng và tạo thêm công ăn việc làm, nơi tốt nhất để bắt đầu chính là cải cách tiền tệ với Trung Quốc.
Tương tự, tầm ảnh hưởng thực tế của việc lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc lên mức tăng trưởng và tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ cũng làm chúng ta giật mình. Cả thập kỷ vừa qua, mức thâm thủng với Trung Quốc đã lấy mất gần nửa phần trăm tăng trưởng GDP hàng năm của chúng ta. Trong khi con số trông có vẻ không lớn, nhưng nửa phần trăm này đã có tác động tích lũy làm kinh tế nước Mỹ không thể cung cấp hàng triệu việc làm. Giả sử ngay bây giờ, nếu chúng ta có được số lượng việc làm này, cộng thêm hàng triệu công việc trong khu vực sản xuất không bị hủy hoại do các thủ đoạn thương mại bất công khác của Trung Quốc, chúng ta sẽ không phải thấy những hàng người thất nghiệp rồng rắn quanh các tòa nhà chính phủ, những khu nhà khóa cửa im ỉm chờ bị tịch thu, và những công xưởng trống trơn đầy cỏ dại ở Mỹ. Thay vào đó, chúng ta hẳn đang bon bon tiến về phía trước.
Như một lưu ý bên lề, những số liệu gây choáng này luôn nhắc chúng ta câu chuyện về Willie Sutton, tay cướp nhà băng khét tiếng. Khi Sutton được hỏi tại sao lại cướp ngân hàng, hắn đã có câu trả lời nổi tiếng, “bởi vì ở đó có tiền”. Cũng giống như nhà băng là nơi có tiền, thao túng tiền tệ của Trung Quốc là nơi chúng ta nên kỳ vọng nhất để giảm thâm hụt thương mại và lấy lại phong độ tăng trưởng vững chãi cho nền kinh tế.
Những thời khắc khó khăn của Hoa Kỳ do chính sách neo cứng tỉ giá của Trung Quốc
Như vậy, Trung Quốc đã làm thế nào để thao túng tiền tệ? Họ đã thực hiện điều này hữu hiệu bằng chính sách neo cứng đồng nhân dân tệ với đồng đô-la ở một tỉ quá thấp dưới giá trị thực: khoảng 6 tệ ăn 1 đô-la. Đồng tệ siêu rẻ này đến lượt nó trở thành một thứ trợ cấp hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, trong khi lại là thứ thuế nặng đánh lên hàng xuất khẩu của Mỹ. Kết cục của chính sách thao túng đồng tiền này, song hành cùng các thủ đoạn thương mại bất công khác như đã được đề cập, đã gây nên căn bệnh thâm thủng mậu dịch mãn tính của Hoa Kỳ mà chúng ta đã mổ xẻ, phân tích ở trên.
Còn đây là chìa khóa cho vấn đề thâm hụt: sự bất cân xứng mậu dịch Mỹ-Trung sẽ không bao giờ tồn tại trong thế giới thương mại tự do, khi mà Trung Quốc thả nổi tự do đồng tiền của mình cũng như bao đồng tiền thả nổi khác trên thế giới như yên Nhật, real Bra-xin, franc Thụy Sĩ, ru-pi Ấn Độ, và đô-la Mỹ.
Trong một thế giới tự do mậu dịch đặc trưng bởi các tỉ giá được thả nổi hoàn toàn, sự bất cân xứng thương mại Mỹ-Trung sẽ không bao giờ hiện diện, bởi vì khi mức thâm hụt tăng lên, giá trị đồng đô-la sẽ giảm tương đối với đồng tệ. Khi đô-la rớt giá, hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang
Trung Quốc sẽ tăng lên, hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm, và mậu dịch sẽ quay về vị trí cân bằng. Tuy nhiên, bằng cách neo đồng tệ vào đồng đô-la, một Trung Quốc bảo hộ đã làm đảo lộn tiến trình điều chỉnh thương mại tự nhiên này, thậm chí nó còn làm suy yếu cơ cấu mậu dịch tự do toàn cầu vốn dựa trên triển vọng các bên cùng có lợi.
Con Rồng có móng vuốt hạt nhân tuyên chiến kiểu mới
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch hiệp đồng tung ra các răn đe kinh tế chống lại Hoa Kỳ, ngụ ý rằng họ có thể thanh lý số trái phiếu Mỹ khổng lồ họ đang nắm giữ, nếu Washington áp đặt các trừng phạt mậu dịch… Được mô tả như là “phương án chiến tranh hạt nhân” trên báo chí nhà nước của Trung Quốc, hành động đó có thể kích hoạt một cuộc sụp đổ đồng đô-la… Nó cũng làm lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái.
- Báo Bưu điện Luân Đôn
Thật là tồi tệ khi mà chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ mắc kẹt ở tốc độ chậm trong khi hủy diệt hàng triệu công ăn việc làm. Còn tồi tệ hơn nữa, “cái chết đến từ thao túng tiền tệ” này lại đe dọa kéo theo “cái chết của chủ quyền chính trị Hoa Kỳ”. Tâm điểm của vấn đề là các đe dọa mà những kẻ diều hâu đang điều hành Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra. Chúng gọi đó là “phương án chiến tranh hạt nhân tài chính”, và nó bao hàm cả chuyện sử dụng dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc để làm bất ổn các ngân hàng Mỹ, thị trường chứng khoán, và thị trường trái phiếu.
Để hiểu mối đe dọa của Trung Quốc “đánh gục gã khổng lồ” trên phương diện hệ thống tài chính là đáng tin đến mức nào, sẽ có ích nếu chúng tôi mô tả chi tiết hơn cách Trung Quốc thao túng tiền tệ. Quá trình này bắt đầu khi bạn hay tôi bước vào một cửa hàng như Walmart chẳng hạn và mua một sản phẩm Trung Quốc, sau đó các đồng đô-la này sẽ được di chuyển vượt đại dương. Lúc này, để duy trì chính sách neo chặt đô-la với đồng tệ, Trung Quốc phải nhanh chóng hồi chuyển “số đô-la Walmart” đó của chúng ta quay trở lại Mỹ bằng cách mua tài sản tài chính như trái phiếu chính phủ Mỹ, bất động sản Mỹ, hay các công ty Mỹ; nếu không, áp lực tăng giá sẽ được đặt lên đồng tệ.
Bây giờ là câu chuyện đáng quan tâm nhất về thủ thuật thao túng tiền tệ: trước khi chính phủ Trung Quốc có thể hồi chuyển bất cứ đồng đô-la Walmart nào của chúng ta, họ phải giành quyền kiểm soát những đô-la này từ tay những nhà xuất khẩu Trung Quốc. Điều này đòi hỏi một quá trình xoay vòng được gọi là “trung hòa tiền tệ”.
Để trung hòa những đồng đô-la Walmart của chúng ta ra khỏi thị trường nội địa, chính phủ Trung Quốc ép các nhà xuất khẩu trong nước phải mua trái phiếu chính phủ Trung Quốc định giá bằng đô-la Mỹ. Đổi lại việc giao nộp những tờ giấy bạc Mỹ, các nhà xuất khẩu được nhận lãi suất khoảng 4% trên các trái phiếu trung hòa tiền này. Kế tiếp, chính phủ Trung Quốc xoay vòng và tái đầu tư những tờ đô-la này vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ với lãi suất thấp hơn 2%. Trung Quốc do đó mất 2% hay nhiều hơn về lãi suất cho mỗi đô-la Mỹ được trung hòa, và khoản lỗ lã này lên đến hàng tỷ đô-la.
Câu hỏi là tại sao Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẵn sàng gánh khoản lỗ khổng lồ như vậy? Câu trả lời là bởi vì đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến việc tạo công ăn việc làm để duy trì sự ổn định chính trị và sự toàn trị đất nước so với việc kiếm tiền thực tế. Đó là một trong những điều khác biệt lớn giữa chủ nghĩa tư bản Mỹ thực dụng và chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc đã bị bóp méo qua chủ trương “lợi mình – hại người”. Và đừng bao giờ nghi ngờ rằng trong quá trình thao túng tiền tệ có tổng bằng không này, rất nhiều công ăn việc làm mà Trung Quốc lấy được sẽ bằng đúng số việc làm bị mất đi tại Hoa Kỳ.
Trên thực tế, quá trình thao túng tiền tệ này đã tích lũy được một quỹ dự trữ ngoại hối trên hai nghìn tỷ đô-la Mỹ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nắm giữ, mà nay đã nghiễm nhiên trở thành một ngân hàng cho vay cầm cố của người Mỹ. Để hiểu hết ý nghĩa con số gây sốc này, chúng ta nên biết nó còn lớn hơn tổng sản phẩm quốc dân của Ấn Độ hay Canada, và gần bằng nếu so với nước Anh. Nó cũng lớn hơn GDP của cả ba nước Hàn Quốc, Mexico, và Ireland gộp lại!
Con số khổng lồ này cũng có nghĩa rằng: Trung Quốc có thể đem quỹ dự trữ ngoại hối của họ mua quyền kiểm soát trong tất cả công ty lớn của Mỹ có niêm yết trên danh sách chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, gồm cả những gã khổng lồ như Microsoft, Exxon, và Walmart, rồi tiền còn dư lại vẫn đủ để mua cổ phần đa số của Apple, Intel, và Ford. Chính xác là sự tích lũy khổng lồ quỹ dự trữ ngoại hối bằng đô-la Mỹ cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc có cơ sở đe dọa “tấn công hạt nhân” hệ thống tài chính Hoa Kỳ. Như He Fan thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã nói khi đe dọa sử dụng “phương án tấn công hạt nhân” về tài chính, rằng nếu giả sử Trung Quốc bắt đầu bán tháo đô-la, "sự rớt giá thê thảm của đồng đô-la sẽ xảy ra". Và như trích dẫn ở đầu chương đã khéo léo mô tả, sự sụp đổ đồng đô-la “sẽ làm lãi suất trái phiếu Mỹ tăng vọt, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ vào suy thoái”.
Trong thực tế đã có bằng chứng rõ cho thấy một chú Sam khúm núm bắt đầu dâng hiến cho Trung Quốc ít nhất một vài chủ quyền chính trị của Mỹ do nguy cơ có thực của phương án tấn công hạt nhân tài chính từ phía Trung Quốc. Thực vậy, lúc này bất cứ khi nào mà Nhà Trắng, Quốc hội hay Đại diện Thương mại Hoa Kỳ lên tiếng đòi xóa bỏ các thủ đoạn thương mại bất công, Trung Quốc liền bắn một phát hỏa tiễn bằng cách đe dọa bán tháo - và trong vài trường hợp có bán tháo thật – dự trữ đồng đô-la. Thực tế, sự tồn tại của mối “đe dọa hạt nhân tài chính” giải thích phần lớn hành vi rụt rè kinh niên đối với Trung Quốc của mấy đời Bộ trưởng Tài chính thập niên vừa qua, từ Hank Paulson dưới thời Bush cho đến Timothy Geithner dưới thời Obama.
Hãy vui lòng hiểu rõ điều này: với thời gian, sẽ cực kỳ ngây thơ cho bất kỳ người Mỹ nào nghĩ rằng chính sách “tống tiền đồng bạc xanh” của Trung Quốc chỉ hạn chế trong các vấn đề mậu dịch. Một lúc nào đó, các quan chức Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí này trên bất cứ vấn đề nào thuộc một số đề tài địa chính trị: từ chuyến thăm Nhà Trắng của Đạt Lai Lạt Ma, thương vụ bán vũ khí cho Ấn Độ cho đến mối xung đột dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như chuyện nhạy cảm Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan.
To be continued.