Chiến Dịch Bình Tây (Hành Quân Kampuchea 1970)
CSBV và VC thường xử dụng lảnh thổ Kampuchea dọc theo biên giới Miên-Việt như là một mật khu an toàn để dưỡng quân, chấn chỉnh đơn vị và xuất phát các cuộc t ấn công vào miền Nam Vi ệt Nam
CSBV và VC thường xử dụng lảnh thổ Kampuchea dọc theo biên giới Miên-Việt như là một mật khu an toàn để dưỡng quân, chấn chỉnh đơn vị và xuất phát các cuộc t ấn công vào miền Nam Vi ệt Nam mà không bị QLVNCH và đồng minh trả đủa. Và cũng là căn cứ địa tồn trử quân trang, quân dụng, chiến cụ và thực phẩm để tiếp tế cho Việt Công tại miền Nam.
CSBV bắt đầu chuyển quân xuyên Kampuchea vào năm 1963. Ðế n năm 1965 ông Sihanouk với chiêu bài trung l ập nhưng đã bí mật chấp nhận cho CSBV và VC thiết lập các căn c ứ địa để dưỡng quân, đồn trú, lánh nạn trên lảnh thổ xứ chùa tháp, đồng thờ i sử dụng hải cảng Sihanoukville để xâm nhậ p người và chiến cụ do khối cộng sản viện trợ. Mục đích chỉ là để trục lợi thôi. CSBV và VC càng lúc càng lợi dụng t ối đa lảnh thổ Kampuchea làm nơi phát xuất và tấn công vào miền Nam Việt Nam. Trong lúc đó, CSBV cũng thành lập một đơn vị đặc nhiệm gọi là P36 để chuyên vi ệc huấn luyện cho bộ đội Khmer đỏ của Polpot cũng như ngăn chận mọi việc đụng chạm giữa VC & Khmer đỏ với lực lượng quân đội Hoàng Gia Kampuchea.
Khó chịu vì sự quá đáng của CS, năm 1968 chính quyền Kampuchea tái khẳng định đường lối trung lập. Lực lượng Khmer Ðỏ do Hà Nội hổ trợ đã nổi loạn và chống đối chính quyền. Cho đến tháng 3/1969 Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đồng ý chấ p nhận yểm trợ sự trung lậ p của Kampuchea và trên 3000 phi vụ B52 được rải những thảm bom xuống các căn cứ địa của CSBV trên đất Kampuchea trong suốt 14 tháng liề n. Hầu hết các căn cứ địa của Việt Cộng và Khmer đỏ đều bị thiệt hại nặng. Trong chuyến viếng thăm VNCH trong tháng 2/1970 Bộ Trưởng Quốc Phòng Laird chấp thuận cho Tướng Abram yể m trợ QLVNCH truy kích quân Cộng Sản qua lảnh thổ Kampuchea nếu thấy sự an toàn bị đe dọa. Tuy nhiên, các cuộc đột kích đều được giữ bí mật.
Ngày 18/3/1970, lợi dụng lúc ông Sihanouk xuất ngoại, Thủ Tướng Lon Nol cùng Hoàng thân Sirik Matak đứng lên đảo chánh lật đổ Quốc Vương Sihanouk và ra lệ nh quân đội tấ n công vào các căn cứ địa của Cộng Sản trên đất Chùa Tháp. Trước sự phản phé c ủa thuộc cấp, ngày 20/3/1970 Sihanouk hô hào dân chúng ủng hộ quân Khmer đỏ (thật s ự là VC ở sau lưng) vỏ trang phản công trên khắp các khu vực biên giới Miên Việt và cắt đứt trục lộ chính từ Cảng Sihanoukville và thành phố Kompong Cham dẩn vào Thủ đô Nam Vang.
Ngày 27/3/1970 đáp lời kêu gọi giúp đở của Thủ Tướ ng Lon Nol, một Ti ểu Ðoàn Biệt Ðộng Quân Việt Nam Cộng Hòa đã vượt biên giới đánh bại quân CSBV tại một căn cứ trong nội địa Kampuchea cách biên giới khoảng 3 cây số.
Ngày 14/4/1970 Chính phủ Lon Nol chính thức kêu gọi quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa giúp đở về quân sự để đánh đuổi quân cộng sản.
Ngay trong ngày nhận được sự yêu c ầu của tân chính phủ Kampuchea, Các BTL/Quân Lực Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã quyết định thực hiện một loạt các cuộc hành quân ngoại biên để truy quét cộng quân. Đây là những cuộc hành quân hỗn hợp với nỗ lực chính là các Sư Đoàn Bộ Binh Việ t Nam Cộng Hòa (VNCH) thuộc các Quân Đoàn 3 và 4, một số đơn vị Tổng Tr ừ Bị c ủa bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) Cuộc hành quân mang tên “Toàn Thắng” vượt qua biên giới Kampuchea do Trung Tướng Ðổ Cao Trí chỉ huy nhằm mục đích:
1/ Thanh toán các c ăn cứ đị a c ủa CS dọc biên giới Miên Việt; nơi mà VC dùng làm chổ dừng quân, bổ sung quân số và là nơi xuất phát các cuộc tấn công sang Nam Việt Nam.
2/ Yểm trợ cho chính phủ và quân đội Kampuchea giả i tỏa áp lực cộng sản đang chiếm đóng và bao vây một số những thị trấn, đô thị hay tỉnh lỵ.
3/ Hồi hương và trợ giúp những Việt Kiều đang bị những người Miên quá khích khủng bố hoặc chính phủ Kampuchea đang tập trung tại các trại tị nạn với một đời sống cơ cực và tinh thần đang bị giao động.
Từ ngày 20/3 đế n ngày 30/6/1970 có tất c ả 23 cuộc hành quân cấp khu và liên quân khu trong đó có 5 cuộc hành quân hổn hợp Việt Mỹ. Sau ngày 30/6/1970 lực lượ ng quân sự Hoa Kỳ rút ra khỏi Kampuchea do áp lực của m Quốc Hội Hoa Kỳ , QL-VNCH vẫn ti ếp tục hành quân vượt biên phá hủy các cơ sở hậu cần các căn cứ địa của VC dọc biên giới .
Kết quả các cuộc hành quân nầy theo tài liệu do Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu phổ biến cho thấy có 15.837 cán binh VC bị hạ tại trận, 1884 bị bắt sống, tịch thu 2.832 súng cộng đồng và 26.186 vũ khí cá nhân. Về phía VNCH thiệt hại coi như là quá nhẹ chỉ có 66 tử thương và 330 bị thương. Kể từ sau các cuộc hành quân vượt biên của QL-VNCH tình hình chiến sự toàn quốc lắng dịu. VC hoàn toàn ở trong thế bị động.
Hành Quân Toàn Thắng 42
Trước cuộc hành quân Toàn Thắng 42, Trung Tướng Trí đã t ổ chức nhiều cuộc hành quân dọc biên giới, nhất là cuộc hành quân Toàn Thắng 41, cho nên khi cuộc hành quân Toàn Thắng 42 khai diễn, QL-VNCH tập trung quân đông đảo tại biên giới thuộc tỉ nh Tây Ninh để xuất phát tràn sang Kampuchea thì tin tình báo Cộng quân vẫn ước đoán là quân ta chỉ hành quân loanh quanh vùng biên giới.
Hành Quân toàn Thắng 41: Khai diễn từ ngày 13/4/1970 để càn quét khu vực biên giới vùng Cánh Tiên, cuộc hành quân chỉ kéo dài có 3 ngày. Bắt đầu từ 08.00 giờ sáng, lực lượ ng hành quân vượt qua biên giới với sự trợ giúp hỏa lực c ủa SÐ25BB Hoa Kỳ bên nầy biên gi ới. 3 Chiến đoàn với chiến xa yểm tr ợ đã càn quét một vùng r ộng l ớn Swey Riêng hay còn gọi là “Cánh Tiên”sát biên giới Gò Dầu Hạ Tây Ninh. Ðến buổi trưa lực lượ ng Vi ệt Nam Công Hòa đã đi sâu vào quá 8 km. Cộng quân chống trả yếu ớt và bỏ chạy tán loạn. Sau 3 ngày hành quân lực lượng VNCH đã dẫm nát cơ sở hậu cần của địch, phá huỷ nhiều kho tàng to lớn gồm vũ khí, thuốc men, thóc gạo, mìn bẩy v.v….
Trên 700 xác CS bỏ tại trậ n, 37 bị bắt sống, vô số quân trang quân dụng và vũ-khí còn tốt bị tịch thu. Về phía VNCH có 8 binh sỉ bị hy sinh.
Ngày 20/4/1970 một cuộc hành quân khác do Lữ Ðoàn 4 Kỵ Binh t ổ chức gồm 3 Thiết Ðoàn Kỵ Binh và 3 Tiểu Ðoàn BÐQ lại vượt biên giới càn quét vùng Ổ Quạ. Sau 2 ngày đụng độ dữ dội, Cộng quân rút lui và bỏ lại nhiều kho vũ khí và quân dụng.
Ngày 28/4/1970, Thiết Ðoàn 2 và 6 Kỵ Binh cùng với các đơn vị Ðịa Phương Quân trở lại vùng Ổ Quạ nhưng không có cuộc đụng độ nào được ghi nhận.
Hành Quân toàn Thắng 42: Theo kế hoạch của Quân Đoàn 3, chiế n dịch hành quân ngoại biên mang tên là Toàn Thắ ng 42 do Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn so ạn thảo đã tiến hành trong vòng tối mật và các đơn vị tham chiến chỉ nhận được lệnh tổng quát vào ngày 27 tháng 3/1970 là chuẩn bị tham dự một cuộc hành quân lớn. Sư Đoàn 18 Bộ Binh là một trong những nỗ lực chính. Yể m trợ về không quân cho cuộc hành quân là các không đoàn chiến thuậ t của Không Quân VNCH và Không Lực Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tổng chỉ huy chiến dịch Toàn Thắng 42 là Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 và Vùng 3 Chiến Thuật
Lực lượng hành quân :
Hành Quân Toàn Thắng 42 chính thức khai diển vào ngày 29/4/1970 gồm 6 giai đoạn tấn công: Năm giai đoạn đầu Quân Lực VNCH phối hợp với quân đội Hoa Kỳ . Giai đoạn cuối sau ngày 30/6 do Quân Đoàn III phụ trách đơn độc. Mục tiêu cuộc hành quân giai đoạn 1 và 2 là càn quét khu Mỏ Vẹ t từ biên giới tới Sway Rieng; giai đoạn 3 càn quét từ Sway Riêng lên đến vùng Đầu Chó (Tây Bắc tỉnh Tây Ninh); giai đoạn 4 khai thông QL1 từ Sway Rieng đến Kompong Trabeck; giai đoạn 5 tấn công vào đồn điền Chup và giai đoạn 6 sau cùng đưa quân tấn chiếm đồn điền Mimốt.
Lực lượng tham chiến gồm có Sư Đoàn 18BB, Trung Đoàn 46/SĐ25BB, Liên Đoàn 3 BĐ Q, 4 Thi ết Đoàn Kỵ Binh và Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù. Các đơn vị nầy được tổ chức thành 3 Chiến Đoàn. Mỗi chiến Đoàn gồm một Thiết Đoàn Kỵ Binh, 2 hay 3 Tiểu Đoàn Bộ Binh, BĐQ hay Nhảy Dù, quân số tương đương một Trung Đoàn.
- Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 225: gồm Trung Đoàn 46 của SĐ25 BB cùng một Thiết Đoàn Kỵ Binh..
- Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 318: Lực lượng xung kích gồm hai Trung Đoàn 43 và Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Lực lượng yểm trợ hỏa lực gồm có một Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly, hai pháo đội 155 ly, một pháo đội hỗn hợp (105 và 155 ly) của Tiểu Đoàn 38 Pháo Binh Quân Đoàn 3, các pháo đội Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 18, 2 chi đoàn của Thiết Đoàn 18 Kỵ Binh, các đơn vị Công Binh Chiến Đấu thuộc TÐ302CBCÐ/Quân Đoàn 3 và Sư Đoàn 18 Bộ Binh.
- Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 333: gồm Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân (Liên Đoàn Trưởng Tr/tá Phạm văn Phúc), Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù cùng lực lượng yểm trợ gồm có Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh (Thiết Đoàn Trưởng Tr/tá Trần Văn Thoàn), các đơn vị Pháo Binh
105 ly và 155 ly của TĐ46PB. Trung Tướng Đổ Cao Trí đáp trực thăng xuống thăm BCH Chiến đoàn Đặ c Nhiệm 333, đích thân chỉ định TĐ7ND làm “force de frappe” (lực lượng xung kích) cho các cánh quân (Tiểu Đoàn Trưởng / TĐ7ND là Th/tá Lê Minh Ng ọc) vượt biên giới qua ngả Gò Dầu Hạ đánh từ tỉnh lỵ Soài Riêng lên thị trấn Kratie rồi vòng về Kompong Cham
Tổng cộng quân số tham chiến khoảng 8700 người ( 12 Tiểu Ðoàn ).
Lực lượng địch :
M ặt trận B3 CSBV do Tướ ng Hoàng Văn Thái làm Tư lịnh và Phạm Hùng làm Chính ủy và lực lượng phu thuộc là Trung Ươ ng c ục Miền Nam gọi tắc là cục R với thành phần chủ lực là Sư đoàn Công Trường 9 Cộng Sản của TWC/MN (SĐ-9/CS).
Diển Tiến:
Ngày 29/4/1970 Bộ Tư lệnh Quân đoàn III/QL.VNCH và Bộ Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Vùng 3 chi ến thuật đã phối hợp tổ chức cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng 42 tung quân vượt qua biên giới Kampuchea đánh thẳng vào các mật khu, cơ quan đầ u não và hậ u cứ an toàn tiếp tế chính c ủa địch nhằm triệt hạ các căn cứ địa của quân CS trong vùng M ỏ Vẹ t, giải t ỏa quốc lô 1 qua t ỉnh Svay Riêng đến tận Kompong Trabeck, sau đó tiến lên phía Bắc từ vùng Ðầu Chó đến vùng Prey Veng và giai đoạn cuối cùng tiến chiếm khu vực đồn điền Chup rồi đến đồn điền Mimot.
Cuộc hành quân giai đoạn 1 bắt đầu từ lúc 07.00 giờ sáng, l ực lượng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 318 t ừ tỉnh lỵ Tây Ninh hành quân về phía Bắ c và Tây Bắc (hướng đồn điền Chup). Trong khi đó Chiến Đoàn 225 và 333 từ Gò Dầu Hạ hành quân phía Tây – Tây Nam (Kompong Trabeck) nhằm mục đích khai hoang và an ninh hai bên QL1. Cuộc tiến quân của lực lượng Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 318 Bộ Binh không gặp sự kháng cự mạ nh mẽ của đối phương. Nhưng phía cánh quân của 2 Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 225 và 333 đã gặp sự kháng cự dữ dội của các trung đoàn /Công Trường 9 Cộng Sản Bắc Việt (CSBV).
Sáng ngày 29/4/1970, sau 2 giờ vượt biên giới, chiến đoàn 333 gồm 2 TÐ36, 52BÐQ và Thiết Ðoàn 5 Kỵ Binh đụng độ mạnh với quân CSBV, Ti ểu đoàn Biệt Động Quân đi đầu đã bị Cộng quân phục kích, cắt thành hai, tổn thất nặng. Bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 333 tung tiể u đoàn Biệ t Động Quân trừ bị và 2 Chi Đoàn Thiết Kỵ vào trận địa để tiếp cứu tiểu đoàn Biệ t Động Quân nói trên. Tr ận chiế n diễn ra rất ác liệt và kéo dài suốt 4 giờ liền. Không Quân Việt-Mỹ đã liên tục yểm trợ phi pháo. Đến trưa ngày 29 tháng 5 năm 1970, Chiến Đoàn 333 đẩy lùi được địch quân. Hơn 100 Cộng quân bỏ xác tại trận. Nhưng về phía Chiến Đoàn 333, một tiể u đoàn Biệt động quân bị tổn thất nặng, nhiều thiết vận xa M-113 của hai chi đoàn hỗn hợp bị lún trong vùng lầy.
Sau đó hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 271 CSBV bôn tẩu về hướng bắc để tránh phi pháo. Khi rút ngang qua thôn Phum Long Giêng (phía nam Kompong Trach) đã bị TD7ND phát hiện. Sĩ quan liên l ạc Cambodge cho biết làng không còn dân chúng và đã bỏ hoang từ lâụ. Thiếu tá Lê Minh Ngọc liền điều động TD7ND chia làm 3 mũi: Mũi chánh gồm 2 đại đội, tùng thiết trên 1 chi đoàn của Thi ết đoàn 5 Kỵ Binh, xung thẳng vào bờ làng. Mũi thứ nhì gồm 2 đại đội (do Thiếu tá Tiểu đoàn Phó Phạm Kim Bằng chỉ huy) tấn công bên sườn phía tây. Mũi thứ 3 gồm 1 đại đội án ngữ về hướng bắc, chặn đườ ng rút. Vào lúc 2 giờ chiều khi hai Trung Đội đầu tiên của ĐĐ 71 rời chiến xa dàn hàng ngang tiến gần tới bìa làng thì súng bắt đầu nổ.
Lợi dụng hệ thống phòng thủ kiên cố và chuẩn bị kỹ lưỡng nên địch nổ súng khi binh sĩ Nhảy Dù còn cách làng có mấy chục thước. Các Chiến Sĩ Nhảy Dù phản công ngay tức khắc, xung phong như vũ bão, tấn công thẳng vào bìa làng. Cánh quân thứ hai của Kim Bằng dùng hỏa lực của chiến xa đánh vào bên hông làng để trợ chiến.
Chi đội thiết vậ n xa dùng súng phun lửa xung phong vào chính diện. Lửa cuồn cuộn đốt cháy bìa làng, lũy tre xanh vặn mình bốc cháỵ, Đại liên 50, súng phóng lựu M79, hỏa tiễn M72 và đủ loại vũ khí khác đan những tấm thép lửa chụp xuống địch quân.
Các cánh quân TĐ7ND sau đó tiến vào làng, xác địch ngổn ngang trên các hầm hố. Lửa đã đốt hết khí trời buộc c ả đại đội địch phải chui ra khỏi hầm hố để làm mồi cho đạn và lửạ, Đại Đội 73 đang thanh toán bộ chỉ huy tiểu đoàn c ủa địch. Đạ i Đội Trưởng Nguyễn Viết Thanh ra lệnh cho các Trung Đội Trưởng đánh bằng lựu đạn để thanh toán nốt những hầm hố kiên cố cuối cùng. Một lúc sau Đại Đội Trưởng Thanh báo cáo bắt sống hết bộ chỉ huy của địch.
M ục tiêu Phum Long Giêng của hai Tiểu đoàn Cộng quân đã bị đánh tan tác lúc 04:30 giờ chiều cùng ngày. Những toán đị ch quân chém vè chạy ra khỏi mục tiê ụ tẩu thoát về hướ ng Bắc, lại hoàn toàn lọt vào vùng hỏa lực của đại đội 72 Nhảy Dù của Võ Trọng Em án ngữ sẵn nơi đây, không còn một móng nào sống sót. Hai tiểu đoàn cộng quân hoàn toàn tan rả, xác địch và vũ khí đạn dược ngổn ngang, trên 40 tù binh bị bắt sống, trong số đó có cả cán bộ cấp đại đội và tiểu đoàn .. Bộ Tư Lệnh Quân đoàn III đã gởi trực thăng đến lấy hế t số tù binh ngay, để khai thác tin tức trậ n liệt .. TĐ7ND có 9 chiến binh hy sinh (có Thiếu úy Nguyễn văn Thức, Trung đội Trưởng Truyền Tin) và 30 thương binh (trong số đó có Đại úy Trần Trung Nhất ĐĐT/ĐĐ71/TĐ7ND).
Trước tình hình giao tranh ác liệt của Chiến Đoàn 333, Trung Tướng Đỗ Cao Trí cho lệnh lực l ượng Sư Đoàn 18 Bộ Binh tạm ngưng cuộc hành quân về phía Bắc và Tây Bắc hướng về đồn điền Chup, di chuyển toàn bộ lực lượng về vùng hành quân của Chiến Đoàn 333 để tiế p ứng, đồng thời đốc thúc các đơ n vị Thiết Giáp tìm mọi cách để đưa lần các thiế t vận xa ra khỏi vùng lún lầy. Trong khi đó, Pháo binh và Không Quân Việt-Mỹ tiếp tục oanh kích, hỏa tập vào các vị trí đượ c ghi nhận là Cộng quân đang tậ p trung. Theo tin tình báo, Cộng quân đã phối trí hai trung đoàn của Công Trường 7 Cộng Sản Bắc Việt cố bám giữ đồn điền Chup để cho bộ chỉ huy Công trường này có thể rút về tuyến sau.
Lực l ượng đặ c nhiệm Chiến Đoàn 318, ngay khi nhận được lệ nh, hai Trung Đoàn 43 và 48 Bộ Binh đã được trực thăng vận xuống vùng hành quân mới. Sáu giờ chiều ngày
29 tháng 5 năm 1970, cuộc đổ quân hoàn tất. Ngay sau đó, các đơn vị của Sư Đoàn 18 Bộ Binh tiếp tục di chuyển quân trong đêm.
Đế n 4 giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1970, các đơn vị của Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã có mặt tạ i vị trí đã định hai pháo đội Pháo Binh hỗn hợp 105 và 155 ly đã được các phi cơ Chinook thả xuống vùng hành quân từ lúc gần tối. Ngay sau đó, hai pháo đội này đã lập ngay căn cứ hỏa lực dã chiến để yểm trợ cho cuộc hành quân.
Sự tăng việ n kịp thời của Chiến Đoàn 318 đã giải tỏa được áp lực của Cộng quân, lập được vòng đai an toàn cho các phi đội trực thăng đáp xuống để di tản thươ ng binh ra khỏi trận địa. Từ đó, các chiến đoàn Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn làm chủ chiến trường. Trung đoàn 88 của Cộng Sản bị thiệt hại nặng.
Sau hai ngày liên tục tiến quân trên đất Chùa Tháp, đến ngày 1/5/1970 cánh quân của Sư Đoàn 18 Bộ Binh và lực lượng tă ng phái đã khai thông hoàn toàn quốc lộ 1, một vùng rộng lớn từ biên giới tới tỉnh Svay Rieng cũng được khai quang. Lực lượng hành quân đã khám phá một căn cứ hậu cần to l ớn c ủa Cộng quân tại thị trấn Ba Thu trong khu Mỏ Vẹ t. Sự rộng lớn của că n cứ nầy khiến một SQ người Mỹ phải nói rằng “Nó lớn như là căn cứ ti ếp liệu c ủa Mỹ tạ i Long Bình”, tịch thu 1,146 súng cá nhân, 174 súng cộng đồng trên 140 tấn quân dụng và 45 tấn gạo bị phá hủy, 170 xác cộng quân bỏ lại trận địa..
Sau hai ngày liên tục tiến quân trên đất Chùa Tháp, đến ngày 1/5/1970 cánh quân của Sư Đoàn 18 Bộ Binh và lực lượng tă ng phái đã khai thông hoàn toàn quốc lộ 1, một vùng rộng lớn từ biên giới tới tỉnh Svay Rieng cũng được khai quang. Lực lượng hành quân đã khám phá một căn cứ hậu cần to l ớn c ủa Cộng quân tại thị trấn Ba Thu trong khu Mỏ Vẹ t. Sự rộng lớn của că n cứ nầy khiến một SQ người Mỹ phải nói rằng “Nó lớn như là căn cứ ti ếp liệu c ủa Mỹ tạ i Long Bình”, tịch thu 1,146 súng cá nhân, 174 súng cộng đồng trên 140 tấn quân dụng và 45 tấn gạo bị phá hủy, 170 xác cộng quân bỏ lại trận địa..
Ngày 2/5/1970 Kh ởi đầu giai đoạ n 2 của chiến dịch, BTL/QÐ lll tung lực lượng 2 Chi ến Ðoàn 225 và Chiến Ðoàn 333 tiến về phía Nam hướng về khu Mỏ Vẹt tấn công vào căn c ứ đị a 367 hay Mật Khu Ba Thu của VC, cả hai chiến đoàn càng tiến gần tới Mỏ Vẹt càng gặp sức kháng cự mạnh mẽ c ủa cộng quân. Giao tranh càng lúc càng ác liệt, nhưng nhờ hỏa l ực yểm trợ hùng hậu, QL VNCH đã làm chủ được trận địa và Cộng quân bị thiệt hại nặng.
Ngày 3/5/1970 Chiến Ðoàn 318 do Đại Tá Trần Quang Khôi chỉ huy triển khai lực lượng về phía Tây thành phố Svay Riêng dọc theo QL1 để giúp đở các lực lượng địa phương của Cambodia tại đây đang bị quân CS bao vây.
Cùng thời điể m hai mặt trận khác từ Quân khu IV và một cuộc hành quân hổn hợp giửa SĐ1 Không Kỵ Hoa Kỳ và LĐ3ND-VN tấn công vào khu vực Lưỡi Câu cũng được khởi động. Địch quân đang bị hoang mang, lúng túng kháng cự.
Từ tỉnh Kiến Tường, lực l ượng của Quân Khu IV gồm SĐ9BB, Liên Đoàn 4 BĐQ cùng 5 Thiết Đoàn Kỵ Binh vượt biên giới đánh thẳ ng lên hướ ng Bắc tiến vào khu Mỏ Vẹt để bắt tay với lực lượng hành quân của Quân Đoàn III. Trong khi đó Lữ Đoàn 3 Nhả y Dù từ Bình Long được SĐ1 Không Kỵ trực thăng vận để khai triển một cuộc hành quân khác mang tên là Toàn Thng 43 tấn công vào mật khu 353 của CS trong vùng Lưởi Câu.
Ngày 5/5/1970, 3 Ðại Ðội CIDG (Dân sự Chiến đấu) và Lực Lượng Ðặc Biệt từ Ðức Hòa Ðức Huệ đã đươc triển khai di chuyển vào hoạt động trong vùng Mỏ Vẹt.
Ngày 7/5/1970 giai đoạn 3 của Toàn Thắ ng 42 được khởi động, Lực lượng VNCH chuyển hướ ng tấn công từ QL1 lên hướng Bắc đến tận thị trấn Kampong Trach thượng nguồn sông Kampong Spean ( sang VN đổi tên là Vàm Cỏ Đông ). Trung Tướ ng Đổ Cao Trí luôn luôn bảo mật và triệt để áp dụng chiến thuật cơ động chuyển hướng công kích. Các phóng đồ hành quân do chính tay ông vẽ và trao tận tay các đơn vị trưởng chỉ huy chi ến trường. Địch quân không thể l ượng định hướng tấn công của QL-VNCH để chống đở hay điều quân cứu ứng cho nhau được. Chiến thuật cơ động ngoạn mục nầy được các Tướng lảnh người Mỹ vô cùng thán phục.
Cuộc hành quân khởi từ Bế n Sỏi Tây Ninh, Chiến Ðoàn 225 tiến về hướng Tây, trong khi Chiến Ðoàn 333 và 318 tấn công lên phía Bắc khởi từ hai thị trấn Prasot và Chiphu. Ðến giữa trưa chiến đoàn 225 đánh tan một lực lương cộng quân cách biên giới vài cây số trong lảnh thổ Kampuchea trong lúc đó chiến đoàn 333 chỉ giao tranh lẻ tẻ nhưng chiến đoàn 318 thì chạm mạnh và 150 công quân bị hạ tại trận.
Ngày 9/5/1970 Chiến đoàn 225 khám phá một bệnh viện dả chiế n trên 200 giường với đầy đủ tiện nghi, phòng giải phẩu và thuốc men v.v… Chiến Đoàn 225 cũng bắt tay được với Chiến Đoàn 318 c ủa Đại Tá Khôi tại thị trấn Kampong Trach. Sau đó Chiến Đoàn 318 tiến quân dọc theo hai bên tả và hữu ngạn sông Kampong Spean đánh đuổi quân của VC rút chạy về phía Bắc.
Quân CSBV hoàn toàn bị động tháo lui trên khắp các chiến tuyến, tình hình an ninh trong toàn vùng sáng sủa hơn bao hết. Ngày 11/5/1970 Tổng Thống Thiệu bất ngờ tớ i thăm chiến trườ ng , nghe Tướng Trí thuyết trình diễn tiến khắp các mặt trận. Tổng Thống Thiệu cũng thảo luận với Tướng Trí về tình trạ ng Việ t Kiề u ngày càng bị ngược đãi tàn tệ tại Kampuchea. Trung T ướng Trí nhận trách nhiệm khai thông QL1 lên tới Phnong Pênh để tiếp đón Việt Kiều và chuyển vận họ về VN bằng đường bộ.
Ngày 13/5/1970 giai đoạn 4 của Hành Quân Toàn Thắng 42 khai diển, trọng tâm của cuộc hành quân nhằm giả i thoát và hồi hương Việt Kiều. Trung Tướng Trí cho tập trung quân quanh thị trấn Svay Riêng. Từ đây Chiến Đoàn 318 tấ n công về hướng Tây dọc theo QL1 hướng về Phnong Pênh trong khi Chiế n Đoàn 225 cùng các Kỵ Binh t ấn công trở lại vào mật khu Ba- Thu ở hướ ng Đông Nam để làm thế nghi binh. Chiến Đoàn 333 giữ an ninh trục lộ QL1 và làm thành phần trừ bị.
Ngày 14/5/1970 trên đường tiế n quân về phía Tây dọc theo QL1 để bắt tay với các lực lượng hành quân của Quân Khu 4, Chiến Ðoàn 318 đã giao tranh với cộng quân quanh thị tr ấn Kompong Trabeck, Lực lượng BÐQ và Kỵ Binh Việt Nam đã tiêu diệt 48 cộng quân và bắt sống 56 tù binh thuộc Tiểu Ðoàn D1 Tỉnh Tây Ninh.
Ngày 17/5/1970 Chiến đoàn 225 khi hoạt động tại phía Nam QL1 trong vùng Mỏ Vẹt đã giao tranh với một lực lượng đông đảo cộng quân, 26 CS bị giết và 20 tù binh bị bắt sống khai rằng họ thuộc quân số Tiểu Ðoàn 3 Trung Ðoàn 1 CSBV.
Ngày 20/5/1970 Chiến đoàn 333 chạ m địch mạnh trên dọc QL1 khoảng giữa từ biên giới đến Svay Riêng 9 cộng quân bị giết, 226 bị bắt sống họ cung khai thuộc TÐ2/Trung Ðoàn 271 Công Trường 9 VC.
Ngày 21/5/1970 Chiến đoàn 225 tiếp tục tiến về phía Nam QL1 và chạm địch, 12 cộng quân bị giết 15 bị bắt sống. Một trong số nầy là một SQ cao cấp về tiếp vận của Trung Ương cục Miền Nam.
Ngày 21/5/1970 Chiến đoàn 225 tiếp tục tiến về phía Nam QL1 và chạm địch, 12 cộng quân bị giết 15 bị bắt sống. Một trong số nầy là một SQ cao cấp về tiếp vận của Trung Ương cục Miền Nam.
Quốc lộ 1 từ biên giới Việt Nam đế n Thủ đô Nam Vang hoàn toàn được giải tỏa, một số lớn Việt Kiều được đưa về Việt Nam bằng đường bộ.
Ngày 23/5/1970 do lời cầu c ứu của Bộ Tư Lệnh Quân Khu 1 Quân Đội Kampuchea khi SĐ 9 CSBV tập trung quân uy hiếp Kompong Chàm, thành phố lớn hàng thứ ba của nước nầy, cách Phnong Pênh khoảng 70 km về phía Bắ c. Giai đoạn 5 của cuộc hành quân Toàn Thắng 42 được khai triển. Lực lượng Chiến Đoàn 225 được lịnh trấn giữ QL1 từ biên giới Gò Dầu Hạ đến Svay Rieng; Chiến Đoàn 333 tiến dọc theo quốc lộ 7 từ đồn điền Krek tiến về phía Tây; và Chiến Đoàn 318 từ Prey Veng tiến dọc theo QL15 đánh thẳng lên hướng Bắc. TĐ7ND trong cánh quân Chi ến Đoàn 333 đã giao tranh ác liệt với Trung Ðoàn 272 VC quanh khu vực đồn điền Chup. Tr ước sức tấn công dũng mãnh của các chiến sĩ Nhảy Dù, Trung đoàn 272VC ph ải tháo chạy sau khi bị thiệt hại nặng, 26 xác bỏ lại tại trận, 16 tù binh bị bắt sống trong đó có 1 Tiểu Ðoàn Trưởng.
Ngày 27/5/1970 Chi ến Đoàn 318 cùng hai Thiế t Ðoàn 15 và 18 đã tiêu diệt tiểu đoàn 309 VC trên Liên tỉ nh lộ 15. Ba ngày sau một tiểu đoàn thứ ba /Trung đoàn 271 của VC cũng bị đánh bại sau 8 giờ giao tranh ác liệt tại phía Tây Nam đồn điề n Chup và 110 tên bị loại khỏi vòng chiến. Cuộc bao vây của CS quanh Kompong Chàm đã bị phá vở.
Một hôm giữa đêm khuya ngày 29/5/1970 khi tất cả TĐ7ND còn đang ngủ thì có tiếng trực thăng chỉ huy của Trung Tướng Đỗ Cao Trí vần vũ trên đầu và đáp ngay vị trí đóng quân. Thiế t Đoàn 5 Kỵ Binh và Tiể u Đoàn 7 ND được lệnh di chuyển nội trong đêm nay để đánh vào mật khu đồn điền Chup, nơi Công Trường 9 Việt Cộng đặt bộ chỉ huy.
Sau đó,Trung Tướng Trí ngồi trên chiến xa chỉ huy, xua quân ào ào như nước vỡ bờ tr ực chỉ đồn điền Chup. Trờ i chưa sáng chiến xa đã nghiền nát Chup. Cuộc tấn công chớp nhoáng, bất ngờ đã phá vỡ hậu cần tiếp liệu và tiêu diệt hầu hết bộ chỉ huy, bắt được một số cán bộ cao cấp nhưng Tư lệnh Công Trường 9 trốn thoát.
Lực lượ ng Công Trườ ng 9 của CSBV đã bị đánh bại nên phải tháo lui. Lực lượng VNCH đã tràn vào đồn điền Chup ngày 1/6/1970 và phá hủy rấ t nhiều hầm hố công sự phòng thủ, những kho tàng, những cơ giới cùng vũ khí, thuốc men và lương thực.
Đồn Đi ến cao su Chup rộng lớn di ện tích khoảng 180 km2, Cộng quân thường lợi dụng r ừng cây cao su ngút ngàn rậm rạp để ẩn núp và bố trí công s ự chiến đấu kiên cố chống lại quân của VNCH vì vậy những trận đánh vừa qua đã làm cho quân số đôi bên đều bị tiêu hao. Sau khi thanh toán chiến trường lực lượng hành quân VNCH bàn giao lại cho quân đội Khmer trấn thủ.
Ngày 31/5/1970 Chiến đoàn 225 tấn công vào khu vực phía Tây Cánh Tiên đã giết 34 công quân bắt sống 2 tù binh thuộc TÐ308 VC.
Ngày 3/6/1970 Chiến Đoàn 318 được lịnh rút về Long Khánh để nghỉ ngơi, bổ sung quân số và tái trang bị. Ngày 12/6/1970 Chi ến đoàn 318 vào vùng hành quân trở lạ i và di chuyển đến khu vực đồn đi ền Krek thay thế cho Chiến Đoàn 333 rút về VN. Trong khi đó Trung Đoàn 49/SĐ25 được điều động thay thế Trung Đoàn 46 BB trong Chiến Đoàn 225.
Giữa tháng 6/1970, lợi dụng trong lúc các đơn vị VNCH thay quân, SÐ9CSBV mon men trở l ại đồn điền Chup và đe dọa bao vây Kompong Cham. L ực l ượng quân đội Kampuchea vì quá non trẻ không thể đũ sức phòng thủ khi đối đầ u với lực lượng của VC và Khmer đỏ, vì vậy khi Quân Đội VNCH bàn giao các địa điểm vừa chiếm lại cho quân KPC thì một thời gian ngắn sau đó lại lọt về tay Khmer đỏ hay CSBV như cũ.
Ngày 21/6 Quân Lực VNCH đã phả n công quyết li ệt để giúp đở cho Quân Lực còn yếu kém của Quốc gia láng giềng thêm một lần nửa.Trung Tướng Trí đã điều động 3 Chiến Đoàn 225, 318 và 333 cùng lúc tiến quân trên QL7 xuất phát từ đồn điền Krek rồi chia làm ba mũi tấn công vào Chup. Trước sự tấn công như vũ bả o của các lực lượng Nhảy Dù, Biệt Động Quân, SĐ18 và 25 cùng lực lượng Thiết Giáp và Pháo Binh của QLVNCH với hỏa lực hùng hậu, quân CSBV đã không chịu nổi nên phải tháo chạy khỏi chiến trường.
Đến ngày 29/6/1970 tình hình trong vùng hành quân hoàn toàn yên tỉnh, lực lượng VNCH hằng ngày mở các cuộc hành quân truy lùng tuần tiểu nhưng không gập bất cứ một cuộc chạm súng nào.
Ngày 22/7/1970 Hành quân Toàn Thắng 42 kết thúc, các lực lượng quân đội Việt Nam hoàn toàn rút khỏi Kampuchea.
Ngày 22/7/1970 Hành quân Toàn Thắng 42 kết thúc, các lực lượng quân đội Việt Nam hoàn toàn rút khỏi Kampuchea.
Hành Quân Toàn Thắng 43
Thật sự các kế hoạch hành quân Toàn Thắng nầy đã được các Bộ Tư Lệnh Liên Quân Việt Mỹ soạn thảo từ cuối năm 1969 gọi là “Kế Hoạch Đồng Ti ến”. Theo kế hoạch nầy các đơ n vị cấp Lữ Đoàn của Sư Đoàn Nh ảy Dù Việt Nam sẽ hành quân song song với các đơn vị cấp Lữ Đoàn của SĐ1KBKV. Các cuộc hành quân như vậy nhằm mục đích cho SĐND–VN rút kinh nghi ệm về hành quân không vận. Vì vậy khi cuộc hành quân sang Kampuchea kh ởi động thì các đơn vị hành quân Việt Mỹ đã sẳn sàng hiện diện trong vùng biên giới thuộc lảnh thổ Quân Khu III.
Hai ngày sau khi khai diển hành quân Toàn Thắng 42, vào 6 giờ sáng ngày 1/5/1970, trong khi CSBV đang phải lo chống đở trong vùng Cánh Tiên thì một gọng kềm khác đượ c QL-VNCH khai triể n. Cuộc hành quân thứ hai mang tên Toàn Thắng 43 khởi động vớ i lực lượng chính là Lữ Ðoàn 3 Nhả y Dù VNCH, nhằm mục đích càn quét mật khu 353 của CS trong vùng Lưởi Câu. Đây là nơi thiết đặt cơ quan đầu nảo của VC gọi là Trung Ương Cục Miền Nam hay gọi tắc là Cục R.
Về phía Quân lực đồng minh Hoa Kỳ, cuộc hành quân được đặt tên là: Task Force Shoemaker do Chuẩn Tướng Robert L Shoemaker, Tư Lị nh Phó Hành Quân của SÐ1 Kỵ Binh Không Vận (1st Cavalry Divison ) của Hoa Kỳ chỉ huy. Tướng Shoemaker đã chọn Phi trường Quản Lợi để đặt Bộ chỉ huy hành quân nhằm tiết giảm nhân lực cũng như trang thiết bị yểm trợ.
Lực lượng tham chiến gồm:
- Lử Ðoàn 3 / SÐ1 KBKV Hoa Kỳ do Đại Tá R.C. Kington chỉ huy với 3 Tiểu đoàn Bộ Chiến 1/7, 2/7 và 5/7 Calvary với TĐ 1/21 Pháo Binh và Trực thăng cơ hữu xuất phát từ Quản Lợi.
- LÐ3ND-VN do Đại Tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy, gồm có :
* Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Phạm Hy Mai.
* Tiểu Đoàn 3 Nhày Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Lê Văn Phát.
* Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Trần Ngọc Trí.
- Trung đoàn 11 Kỵ Binh Thiết Giáp Hoa Kỳ do Đại Tá D.A. Starry chỉ huy với 2 hai Thiết Đoàn 2/11 và 3/11 KBTG và phi đội trực thăng tác chiến, xuất phát từ CCHL South trong Tỉnh Tây Ninh (Thiết đoàn 1/11 bận hành quân vùng Chiến khu C).
- Thiết Ðoàn 1/9/SÐ1KBKV (1st Squadron, 9th Cavalry) bao vùng yểm trợ cho cuộc hành quân bằng những trực thăng trinh sát và vũ trang.
- Tiểu đoàn 5/12/LĐ199 Infantry.
- 2 Tiểu đoàn/Lữ đoàn 2/SĐ1KBKV
- Tiểu Ðoàn 2/47 Bộ Binh Cơ Giới (BBCG) tăng phái từ SÐ25BB-HK.
- Thiết Ðoàn 2/34 Thiết Giáp tăng phái từ SÐ25BB Hoa Kỳ.
Diển tiến :
Từ ngày 26 đến 28/4/1970, Các đơn vị thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù – VN và SĐ1KBKV Hoa Kỳ đang hành quân tại vùng Chiến Khu C. Cuộc hành quân nầy nhằm lượng đị nh hiệu quả của cuộc hành quân hổn hợp Việt Mỹ trong lảnh thổ quân khu III để chuẩn bị cho cuộc hành quân vượt biên t ấn công qua lảnh thổ Kampuchea. Ngày 30/4/1970 TĐ 3 Nhảy Dù đang hành quân tại Bù Đăng được tr ực thăng bốc về sân bay Hớn Quản (Quả n Lợi) An Lộc. Tại BCH hành quân Lữ Đoàn 3 ND đặt trong vùng Lưởi Câu, ba vị Tiểu Đoàn Trưởng các Ti ểu Đoàn 1, 3 và 9 Nhảy Dù nhận lịnh từ Đại Tá Nguyễn Văn Thọ LĐT/LĐ3ND (lúc đó có mặt Tướng Jame Keysi): TĐ3ND sẽ được trực thăng vận vào vùng hành quân tại bãi đáp Xray để lập đầu cầu cho các đơn vị khác thuộc LĐ3ND vào vùng hành quân ngày hôm sau.
Ngày 1/5/1970 ngay sau khi Tổng Thống Nixon vừa công bố cho dân chúng Mỹ biết về cuộc hành quân vượt biên thì lúc 5.45 phút sáng, 6 phi tuần B52 bắt đầu oanh tạc vùng phía Nam Lưởi Câu, ti ếp theo đó là 94 khẩu đại pháo của Pháo Binh Hoa Kỳ khai hỏa rồi đến 148 phi tuần của Oanh tạc cơ Mỹ cày nát vùng Mật Khu 352 và 353 của CSBV trên đất Chùa Tháp. Sau một giờ tậ p kích bằng hỏa l ực, trực thăng bắt đầu ào ạt đổ quân LÐ3ND Vi ệt Nam xuống phía Bắ c mật khu 353 của VC và từ đó tấn công về phía Nam nhằm khóa chặc các con đường rút quân của địch.
Khoảng 8.00 giờ sáng ngày 1/5/1970, Ti ểu Đoàn 3 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Văn Phát làm TĐT và Thi ếu Tá Trần Văn Sơn làm TĐP đượ c tr ực thăng vận vào mục tiêu. Tiên khởi trên 25/100 chiếc trực thă ng chuyển quân được 22 chiếc Cobra hộ tống đã đến bốc Đại Đội 33 /TÐ3ND của Đại Úy Lê Xuân Trạch từ An Lộc rồi đổ xuống bải đáp Xray để l ập đầu cầu. Sau đó là 6 khẩu pháo 105ly/Pháo Đội Dù của “Trí súng” rồi tới các Đại Đội 31 của Đại Úy Lê Viế t Tùng, ĐĐ32 của Đại Úy Phạm Xuân Thiếp và ĐĐ34 của Đại Úy Ngô Tùng Châu được thả xuống. Các Đại Đội Nhảy Dù sau khi đáp xuống đất liền tiến chiếm các vị trí đã được chỉ định quanh căn cứ đường kính khoảng 2 km. Môt thời gian ngắn sau đó 3 khẩu đại bác 155 ly cũng được thả xuống.
ÐÐ33ND khi mở rộng khu vực vừa đáp xuống về phía Bắ c đã gặp sự kháng cự mạnh mẽ của địch quân, Các chiến sĩ Nhảy dù phả n ứng mau lẹ xung phong tấn công thẳng vào vị trí ẩn núp của địch làm cộng quân hoảng sợ bỏ chạy. Ð/U Lê Xuân Trạch Ðại Ðội Trưởng bị một viên đạn bể mắt cá chân nên phải di tản khẩ n cấp. Ð/U Lê Thành Paul đang là Ph ụ Tá cho Đại Úy Lê Viết Tùng Ðại Ðội 31 được điều động lên thay thế cho Đại Úy Trạ ch, tung quân lục soát khắp các khu vực khả nghi và sau đó đã khám phá ra một căn cứ hậu cần của CS vớ i một kho chứa khoảng 10 tấ n thuốc men, một hầm chứa 150 khẩu súng K54, nhi ều hầm khác chứa vũ khí hằng ngàn khẩu súng đủ loại như đại liên, trung liên, súng cối, CKC, hoả tiển 122 ly và nhiều hầm chứa khoảng 100 tấn đạn dược.
Tiếp theo sau TĐ3ND, lúc 9.45 gi ờ,TÐ9ND do Trung Tá Trần Ngọc Trí làm Tiểu Đoàn Trưở ng được 42 trực thă ng chuyển quân, thả xuống phía Bắc của TÐ3ND để thiết lập căn cứ hỏa l ực Oklahoma và TÐ1ND do Trung Tá Phạm Hy Mai làm Tiểu Đoàn Trưởng được thả xuống về hướ ng Đông của TĐ3ND vào lúc 10.05 giờ để thiết lập căn cứ hỏa lực Scout. Các căn cứ cách nhau khoảng 10 km.
Sau khi đáp xuống mục tiêu, các đơn vị Nhảy Dù tung quân lục soát khu vực trách nhi ệm và bắt đầu giao tranh l ẻ tẻ với các đơn vị c ộng quân, địch quân chống tr ả yếu ớt rồi rút chạy tán loạn sau khi bỏ lạ i khoảng 200 xác đồng bọn. Tiểu đoàn 1 ND cũng chạm địch, 27 cộng quân bị hạ và bắt sống 8 tù binh. Các tù binh khai rằng thuộc Tiểu đoàn 250 thuộc đoàn 50 hậu cần và thuộc TĐ1/Trung đoàn 165/SĐ7CSBV.
Buổi chiều, Các xe cơ giới của Tiểu Đoàn Công Binh Nhảy Dù được các trực thăng Chinook thả xuống để thi ết lâp CCHL East I cách biên giới Miên Việt vùng Lưởi Câu khoảng 4 km do TĐ3ND tr ấn đóng, CCHL Oklahoma do TĐ9ND tr ấn đóng và CCHL Scout do TĐ1ND trấn đóng. Trong mỗi căn cứ hỏa lực có một pháo đội 105 ly Nhảy Dù để yểm trợ hỏa lực cho các cánh quân trực thuộc đang hoạt động quanh khu vực.
Cùng một lúc với các đơn vị của LĐ3ND-VN tấ n công vào mật khu của địch từ Bắc xuống Nam, các đơn vị bộ chiến của Hoa Kỳ từ mạn Nam và Ðông của khu vực Lưởi Câu cũng bắt đầu vượt tuyến xuất phát.
Lực lượng Hoa Kỳ chia thành hai mũi dùi vượt biên giới tấn công thẳng vào căn cứ địa của Cục R.
Mũi thứ nhất gồm hai cánh quân vượt tuyến xuất phát từ Tây Ninh bă ng qua biên giới tấn công lên mạn Bắc. Cánh quân thứ nhất là Tiểu đoàn 2/47 Bộ Binh Cơ Gi ới từ KàTum tảo thanh vùng phía trái Lưởi Câu lên đến QL7. Cánh thứ nhì là Tiểu đoàn 2/34 Thiết Giáp trách nhiệm càn quét về phía tay phải của trục tiến quân
Mũi thứ nhì từ hướng Đông, hai Thiết đoàn 2/11 và 3/11 của Trung đoàn 11 Thiết Kỵ cũng ào ạt chỉa mũi dùi từ Bình Long tấn công về hướng Tây Bắc thọc sâu vào mục tiêu vùng Lưởi Câu.
Các l ực lượng CS bị bất ngờ không kị p phản ứng nên chống trả yếu ớt và tháo chạy dướ i sự truy nả ráo ri ết của các phi cơ trinh sát. Đơn vị trinh sát 1/9 Cavalry đã tìm thấy 152 xác cộng quân do hỏa lực của phi cơ oanh kích.
Lúc xế chiều, Thiết Ðoàn 2/11 bắt đầu đụng độ với Tiể u Ðoàn 1 của Trung Ðoàn 165/SÐ7CSBV tại một bìa rừng cách biên giới Ka Tum khoảng 6Km, VC bỏ lại 52 xác tại trận địa, về phía Mỹ có 2 binh sĩ tử thương.
Ngày 2/5/1970 trong khi hai đơn vị TĐ2/47 Cơ Gi ới và 2/34 Thiết Giáp tảo thanh dọc hai bên QL7 tiến về phía đồn điền Mimot, Thiết Ðoàn 2/11 bắt tay được vớ i lực lượng của LÐ3ND Việt Nam và sau đó BTL hành quân đã điều động Trung Đoàn 11 tiến chiếm Thị trấn Snoul, là giao điểm của 2 hệ thống đường mòn xâm nhập của Cộng quân là HCM và Sihanouk .
Ngày 2/5/1970 trong khi hai đơn vị TĐ2/47 Cơ Gi ới và 2/34 Thiết Giáp tảo thanh dọc hai bên QL7 tiến về phía đồn điền Mimot, Thiết Ðoàn 2/11 bắt tay được vớ i lực lượng của LÐ3ND Việt Nam và sau đó BTL hành quân đã điều động Trung Đoàn 11 tiến chiếm Thị trấn Snoul, là giao điểm của 2 hệ thống đường mòn xâm nhập của Cộng quân là HCM và Sihanouk .
Ngày 3/5/1970 Trung Ðoàn 11 Kỵ Binh mở r ộng vùng hoạt động dọc theo hai bên QL7 đồng thời tấn công vào thị tr ấn Snoul 40 cây số về phía Bắc. Lữ Đoàn 3 KBKV cũng được tăng viện 2 Tiểu đoàn thuộc LĐ2KBKV.
Trong ngày nầy, do các tin t ức thu lượm được từ các trực thăng Trinh Sát báo cáo nhìn thấy nhi ếu kho chứa và nhiều Antenna. Ngay sau đó TÐ1/5KBKV được thả xuống bãi đáp Terry Lynn cạnh QL7 phía Nam thị trấn Snoul để thiết lập CCHL North I. Sau một cuộc chạm súng khi các đơn vị mở rộng vòng đai an ninh cho căn cứ, đã khám phá ra một Căn Cứ hậu cần của Công Trường 7CSBV. CCHC nầy kéo dài khoàng 3 km ngang 2 km ( vì quá rộng lớn nên người Mỷ đặt tên nó là “The City” ) Cách thị trấn Snoul 10 km về phía Nam, cách QL7 khoàng 1 km và cách biên giới khoảng 5 km. CCHC nầy bao gồm 182 công sự chiế n đấu, nhiều hầ m chứa quân trang, quân dụng, thực phẩm thuốc men, nhiều bãi sửa chửa quân xa, 18 nhà ăn, nhiều lớp học, sân tập bắn và trại chăn nuôi.
Chiến lợi phẩm tịch thu được gồm 1282 vũ khí cá nhân, 202 vũ khí cộng đồng, 1.5 trệu đạn súng nhỏ, 26 tấn chất nổ, 22 thùng min chống chiến xa, 300 xe cộ đủ loại, 30 tấn gạo, 8 tấn bắp ( Tổng cộng 171 tấn quân cụ ).
Những ngày đầu, địch quân hoảng hốt bỏ chạy, phân tán mỏng, nhưng ít ngày sau chúng trở lại quấy rối pháo kích lẻ tẻ bằng súng cối 82 hay những súng phóng lựu đặt trên dàn phóng… rồi chém vè.
TÐ8 Công binh chiến đấu được điều động đến để thiết lập các cây cầu bắt ngang 3 con rạch nhỏ trên QL 7 giúp cho các đơn vị Thiết Giáp đi qua để tấn công về phía Bắc, thị trấn Snoul.
TÐ8 Công binh chiến đấu được điều động đến để thiết lập các cây cầu bắt ngang 3 con rạch nhỏ trên QL 7 giúp cho các đơn vị Thiết Giáp đi qua để tấn công về phía Bắc, thị trấn Snoul.
Tại trung tâm thị trấn Snoul là một sân bay nhỏ, Cộng quân đã ước lượng lực lượng hành quân Việt Mỹ sẽ đổ bộ xuống đây nên họ đã dàn dựng sẳn một hệ thống phòng không 12.7 ly dầ y đặc cũng như bố trí một số những đơn vị bộ binh hùng hậu sẳn sàng thế trận phục kích tại đây.
Ðoán biế t được ý định của địch quân, BTL hành quân đã điều động 2 Thiế t đoàn của Trung Ðoàn 11 Thiết Kỵ rờ i khỏi QL7 tiế n về phía Ðông vượt qua vườn cao su và bất ngờ tấn công trực diện vào mặt phía Nam của Snoul. Giao tranh dữ dội ngay trung tâm thị trấn trước khi quân Mỷ chiếm được vị trí chiến lược nầy, 150 xác cộng quân bỏ lại trận địa. Trong trận nầy Đạ i Tá D.A Starry bi th ương vì mảnh đạn nên phải di tản, Trung Tá Brookshire, Thiết đoàn Trưởng Thiết Đoàn 2 lên thay thế xữ lý thường vu.
Ðể mở rộng vòng đai an ninh, Trung đoàn 11 tiến về phía Bắc Snoul càn quét khu vực chiến trường đã được Cộng quân chọn săn. Nhiều chướng ngại vật ngăn cản bước tiến của chiến xa, đồng thời giăng nhi ều loạ i mìn bẩy và các loại vũ khí chống chiế n xa. Sau 5 ngày quần thảo, khoảng 600 cộng quân bị loạ i khỏi vòng chiến, lực lượng hành quân khám phá thêm nhiều kho lương thực, vũ khí, trung tâm huấn luyện…
Ðể mở rộng vòng đai an ninh, Trung đoàn 11 tiến về phía Bắc Snoul càn quét khu vực chiến trường đã được Cộng quân chọn săn. Nhiều chướng ngại vật ngăn cản bước tiến của chiến xa, đồng thời giăng nhi ều loạ i mìn bẩy và các loại vũ khí chống chiế n xa. Sau 5 ngày quần thảo, khoảng 600 cộng quân bị loạ i khỏi vòng chiến, lực lượng hành quân khám phá thêm nhiều kho lương thực, vũ khí, trung tâm huấn luyện…
Đêm 5/5/1970 quân CS t ấn công vào vị trí đóng quân đêm của Thiết Ðoàn 2/34 nhưng bị đẩy lui, 17 xác cộng quân bỏ tại trận. Sau trận nầy Lực lượng đặc nhiệm Shoemaker được giải tán do tầ m mức rộng l ớn của chiến cuộc. BTL/SÐ1KBKV trực tiếp điều khiển cuộc hành quân với toàn bộ 3 Lử Ðoàn 1, 2, 3 KBKV, và Trung Ðoàn 11 Thiết Ky, Trong khi đó về phía QL-VNCH, BTL/SÐND chính thức chỉ huy chiến trường vùng Lưởi Câu, điều động thêm LÐ1ND vào vùng hành quân, mở mặt trận mới: Toàn Thắng 45.
Hành Quân Toàn Thắng 45
LÐIND từ ngày 6/5/1970 – 30/6/1970
LÐIND từ ngày 6/5/1970 – 30/6/1970
Sau trận đánh vào Snoul ngày 5/5/1970, Lực lượng Shoemaker được giải tán để mở rộng các thành phần tham gia chiến dịch. Về phía Sư Đoàn 1 KBKV Thiếu Tướng G.W. Casey Tư Lệnh Sư Đoàn trực ti ếp chỉ huy các đơn vị hành quân Hoa Kỳ và cuộc hành quân mang tên là Rock Cruiser. Về phía VNCH, Thiếu Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh SĐND VN trực tiế p chỉ huy các đơn vị Nhảy Dù tham chiến với cuộc hành quân mang tên là Toàn Thắng 45..
Nhằm mục đích tảo thanh mật khu Cục R (Trung Ương Cục Miền Nam) của Việt Cộng trên đất Kampuchea. BTL SĐND-VN đã điều đồng thêm LÐ1ND do Đại Tá Lê Quang Lưỡng làm Lữ Đoàn Trưởng vào vùng hành quân với 3 Tiểu Đoàn 5, 6 và 8 Nhảy Dù:
* Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Nguyễn Chí Hiếu.
* Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Trương Vĩnh Phước.
* Tiểu Đoàn 8 Nhày Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Văn Bá Ninh.
* Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Trương Vĩnh Phước.
* Tiểu Đoàn 8 Nhày Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Văn Bá Ninh.
Cánh quân Lữ Đoàn I Nhảy Dù –VN hoạt động song song với LÐ2KBKV Hoa Kỳ dướ i quyền chỉ huy của Ðại Tá C.Clarke Lử Ðoàn Trưởng LÐ2KBKV. Ngày 6/5/1970 các đơn vị thuộc Lữ đoàn 3 Nh ảy Dù vẩn tung quân tảo thanh quanh các căn cứ hỏa lực East I, Scout và Oklahoma trong khi LÐ1ND t ảo thanh dọc theo khu vực phía Nam QL7 và SĐ1KBKV Hoa Kỳ đã điều phối thêm các đơn vị LĐ2KBKV do Đại Tá C. Clarke chỉ huy vào vùng hành quân để chuẩn bị cho giai đoạn hành quân kế tiếp.
Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù tham dự cuộc hành quân từ các căn cứ hỏa lực tung ra các cuộc hành quân lùng và diệt địch. Khi ến cho quân Cộng Sả n đã từng lợi dụng lãnh thổ Căm Bốt làm hậu cần dưỡng quân, tích tr ữ tiếp liệ u và cứ địa an toàn mổi khi bị lực lượng ta truy kích đã không còn nơi nào gọi là an toàn. Cũng trong ngày 6/5/1970, TÐ6ND do Trung Tá Trương Vĩnh Phước làm Tiểu Đoàn Trưởng được thả vào vị trí phía Đông Bắc của căn c ứ East I (TÐ3ND). TĐ6ND đã tung các Đạ i Đội tảo thanh quanh vị trí đóng quân của Tiểu đoàn và đã khám phá một hầm vũ khí toàn súng CKC còn mới nguyên trong bọc nhựa, cùng nhi ều loại vũ khí khác và thuốc men. 4 chiếc trực thăng H34 chở liên tiếp mấy ngày chưa hết.
Do tin tức từ các trinh sát cơ và các Biệt kích quân cung cấp, Lữ Đoàn 2 KBKV đã điều động Tiểu Ðoàn 5/7 do Trung Tá M. Edmunds làm Ti ểu Đoàn Trưở ng đến thiết lập CCHL Brown cách biên giới Miên Việt 3km về phía Bắc và cách Tỉnh lộ 14A 2km về phía Tây. Đồng thời Tiểu Ðoàn 2/12 của Trung Tá F. Lanni cũng được trực thăng vận đổ xuống phía Bắc CCHL Brown 10 km, lục soát mở rộng vòng đai an ninh và thiết lập CCHL Myron.
Ngày 8/5/1970 TÐ2/7 chạm địch cấp đại đội, giao tranh kéo dài nhiều giờ, Tiểu Ðoàn phải gởi thêm Trung Đội Trinh Sát và Đạ i Đội C đến tăng viện. Ngày hôm sau 9/5/1970 lực lượng hành quân LĐ2KBKV khám phá ra một căn cứ hậu cần to lớn của CSBV và đặt tên là Rock Island. Khác với những căn c ứ hậu cầ n khác, ở đây quân trang quân dụng còn đang nằm trong các kiện hàng lộ thiên, chỉ che đậy bằng những tấ m vải nhựa plastic. Tổng số vũ khí tịch thu đượ c lên đến 329 tấn gồm 932 vủ khí cá nhân, 85 vũ khí cộng đồng, 469 hỏa tiển 122 ly, 4002 đạn B40 , 20.886 đạn súng cối, (có khoảng 1000 viên đạn đại bác 85 ly/D44 chưa xuất hiện trên chiến trường trước đây) 1734 lựu đạn, hơn 7 triệu đạn súng nhỏ, 3 xe vận tải và 2 xe chỉ huy.
Ngày 13/5/1970 Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù di chuy ển lên hướng Đông Bắc để thiết lập CCHL East II và bàn giao CC East I lại cho Tiểu Đoàn 8 / LĐ1ND.
Trong lúc đó, Tiểu Đoàn 9ND được lịnh tung hai Đại Đội 92 của Trung Úy Trương Văn Dũng và Đại Đội 93 của Trung Úy Đào Đức Bảo về phía Tây của CCHL, dưới sự chỉ huy củaThiếu Tá Nguyễn Đình Bảo, Tiểu đoàn Phó, để truy lùng vị trí của Cục R theo các báo cáo của các Trinh sát cơ Hoa Kỳ.
Một giờ trưa ngày hôm sau, Các Đạ i Đội 92 và 93 sẳn sàng t ại bải bốc, từng đoàn trực thăng đáp xuống bốc các chiế n sĩ Nhảy Dù đổ xuống mục tiêu là một trảng trống ở bìa rừng nằm về phía Tây của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 9 Nhảy Dù. Nhưng Đoàn trực thăng của Mỹ đã vô tình hay cố ý đã thả Đại Đội 93 của Trung Úy Đào Đức Bả o cách xa mục tiêu đượ c ấn định đến 2 cây số. Ngay khi đó đủ loại súng c ủa địch quân đã khai hỏa nhắm vào các chiến sĩ Nhảy Dù vừa đáp xuống chưa kịp chuẩn bị như những bia thịt sống khi các trực thăng chuyển quân vừa cất cánh bay cao.
Tức khắc, các “Thiên Thần sát địch” đã phản ứng nhanh chóng xung phong vào ngay mục tiêu là những họng súng địch quân vừa khai hỏa. Sau đó cả đơ n vị tạt qua phía bìa rừng bên trái vì hỏa lực tàn bạo của địch quá đông. Hai phi tuần phản lực đã được gọi đến để hỏa diệt mục tiêu bằng bom napaln.
Sau những hồi vang rền của bom đạn oanh kích từ phi cơ, Các Trung Đội dàn hàng ngang ap sát vào bìa rừng xung phong. Các chiến sĩ Nhảy Dù phải bám sát theo từng mô đất, từng thân cây rừng men dần tới mục tiêu theo thế gộng kề m c ủa 3 Trung đội đi trước. Sau 20 phút giao tranh dữ dội, Cộng quân chống trả yếu dần rồi im hẳn tiếng súng. Xác địch quân ngổn ngang nằm vắt trên miệng hầ m hay rải rác đó đây, nhiều xác bị tím bầm hay bị cháy đen vì bom xăng đặc. Về phía Đại Đội 93 có 2 binh sĩ bị tử thương.
Sau những hồi vang rền của bom đạn oanh kích từ phi cơ, Các Trung Đội dàn hàng ngang ap sát vào bìa rừng xung phong. Các chiến sĩ Nhảy Dù phải bám sát theo từng mô đất, từng thân cây rừng men dần tới mục tiêu theo thế gộng kề m c ủa 3 Trung đội đi trước. Sau 20 phút giao tranh dữ dội, Cộng quân chống trả yếu dần rồi im hẳn tiếng súng. Xác địch quân ngổn ngang nằm vắt trên miệng hầ m hay rải rác đó đây, nhiều xác bị tím bầm hay bị cháy đen vì bom xăng đặc. Về phía Đại Đội 93 có 2 binh sĩ bị tử thương.
Sáng hôm sau, Đại Đội 93 được trực thăng bốc thả về phía mục tiêu đã được ấn định lúc ban đầu. Vừa đáp xuống bãi đáp Cộng quân bắt đầu khai hỏa, cả Đại Đội 93 dàn đội hình hàng ngang tấn công về phía địch quân, trong khi Đạ i Đội 92 của Trung Úy Trương Văn Dũng cũng đánh thúc xuống kẹ p địch quân vào giửa. Giao tranh đến 6.00 giờ chiều, Công quân bỏ chạy hai Đại Đội 92 và 93 bắt tay được với nhau.
Sang ngày thứ ba, hai Đại Đội 92 và 93 tung quân lục soát từ hai hướng. Đường vào cục R thật là hung hiểm, các chi ến sĩ Nhảy Dù lầm l ủi tiến bước, ngày nhổ chốt để tiến lên, đêm ngủ dật dờ thiếu giấc, chốt địch giăng mắc như mạng nhện.
Một buổi sáng sớm, Đại Đội 93 trực chỉ về hướng mục tiêu, đang ngon trớn đổ dốc về đường thông thủy để các anh em binh sĩ chuẩn bị lấ y nước. Bổng nhiên từ phía bên kia bờ suối vang rền tiếng súng. Cộng quân đồng loạt khai hỏa bằ ng đủ loại vũ khi. Trung Úy Đào Đức Bảo nhanh chóng điều động đơn vị phản công giử chặc tuyến phòng ngự. Các súng liên thanh của địch bắn dọc hai bên trái, phải của Đại Đội, hình như muốn cầm chân vây bọc đơn vị Nhảy Dù vào giửa trận địa.
Một số chiến sĩ Nhảy Dù đã bị ngã gục, Trung Úy Bả o biết r ằng đã vào đúng ổ Cục R của địch bèn ra lịnh cho 4 trung đội tháo lui trở lại lối củ phòng thủ, đồng thời báo cáo về Tiểu Đoàn tình hình hiện tại và gọi pháo binh tác xạ hiệu quả lên mục tiêu. Sau hàng loạt đạn pháo tới tấ p của Trung Úy Nguyễn KimViệt, hai phi tuần Phantom của Hoa Kỳ luân phiên trợ chiến trút bom đạn lên đầu địch quân.
Vừa dứt phi tuầ n oanh tạc, Đại Đội dàn đội hình xung phong chiếm lại vị trí củ sát bờ suối, khi còn chừng 20 thước cách bờ nước, đị ch quân lại khai hỏa dữ dội. Cánh quân đi đầu phải nép người sát xuống đất để tránh đạn. Đến 4.00 giờ chiều, các Trung đội lần lược chiếm lại vị trí củ. Trung Úy Bảo ra lệnh các Trung đội chuẩn bị hầm hố cố thủ và không được lùi bước.
Tại căn cứ hậu cần của CS Rock Island, do khối lượng vũ khí tịch thu được quá lớn, không thể chuyên chở kị p thờ i nên được l ịnh phá hủy. Chiều ngày 16/5 một tiế ng nổ kinh hồn với cột khói bốc cao ngút trời ở xa 15 km còn trông thấy, do sự phá hủy các chiến lợi phẩm gây nên.
Ngày 23/5/1970 TÐ5/7 KBKV trong khi tả o thanh khu đồi 428 (hay đồi Shakey) đã khám phá được một hậu c ần khác c ủa CS với 59 kầm chứa vũ khí đạn dược. Các vũ khí nầy được chuyển giao cho quân đội Khmer.
Ngày 19/6/1970 Trung đoàn 11 KBTG được linh lui binh…..
Tổng kết Chiến dịch Bình Tây : từ 1/5/1970 đến 30/6/1970
- U.S.: 338 chết; 1525 bị thương; 13 mất tích .
- Việt Nam CH : 538 chết ; 3,009 bị thương .
- CSBV/VC: 11,349 chết ; 2,328 tù binh
- 600 supply caches were captured and their material removed or destroyed: 22,892 individual weapons, 2,509 crew-served weapons, 15 million rounds of small arms ammunition, 199,552 rounds of anti-aircraft ammunition, 143,000 rounds of rocket, mortar, and recoilless rifle ammunition, 62,022 hand grenades, 5,482 land mines, 1,002 demolition charges, 41 tons of explosives, 55 tons of medical supplies, 435 motor vehicles, 7,000 tons of rice.
- Việt Nam CH : 538 chết ; 3,009 bị thương .
- CSBV/VC: 11,349 chết ; 2,328 tù binh
- 600 supply caches were captured and their material removed or destroyed: 22,892 individual weapons, 2,509 crew-served weapons, 15 million rounds of small arms ammunition, 199,552 rounds of anti-aircraft ammunition, 143,000 rounds of rocket, mortar, and recoilless rifle ammunition, 62,022 hand grenades, 5,482 land mines, 1,002 demolition charges, 41 tons of explosives, 55 tons of medical supplies, 435 motor vehicles, 7,000 tons of rice.
Đại Úy Võ Trung Tín Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
Đại Úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
email: 20namchiensu@gmail.com
Trích và cập nhật từ quyển ‘ 20 Năm Chiến Sự ’ – Binh chủng Nhảy Dù
Tài Liệu Tham Khảo :
- Phỏng vấn các chiến hữu trong SĐND
- 1970 Cambodian Incursion- Parrot’s Beak and Fishhook from Wikipedia
- Like Rolling Thunder: The Air War in Vietnam, 1964-1975 By Ronald Bruce Frankum
- Trận Phum Long Giêng của TĐ7ND của Tr/Tá Lê Minh Ngọc LĐT /LĐ4ND.
- Khoảng Tối Nhìn lên, của Đào Đức Bảo Tác giã xuất bản tại San Diego 2003.
- Tình nghĩa anh em-một đời Mủ Đỏ của Đoàn Phương Hải, vantuyen.net
- TĐ3ND tham chiến trong cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng 43 của Đại Tá Lê Văn Phát Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND hiện đang cư ngụ tại Orange County.
- 1970 Cambodian Incursion- Parrot’s Beak and Fishhook from Wikipedia
- Like Rolling Thunder: The Air War in Vietnam, 1964-1975 By Ronald Bruce Frankum
- Trận Phum Long Giêng của TĐ7ND của Tr/Tá Lê Minh Ngọc LĐT /LĐ4ND.
- Khoảng Tối Nhìn lên, của Đào Đức Bảo Tác giã xuất bản tại San Diego 2003.
- Tình nghĩa anh em-một đời Mủ Đỏ của Đoàn Phương Hải, vantuyen.net
- TĐ3ND tham chiến trong cuộc hành quân ngoại biên Toàn Thắng 43 của Đại Tá Lê Văn Phát Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND hiện đang cư ngụ tại Orange County.
- Đại Tướng Đỗ Cao Trí Và Mặt Trận Ngoại Biên của Vương Hồng Anh.
- Hình ảnh của Trung Tá Lê Minh Ngọc và của Lê Quang Đức.
Sinh Tồn chuyển
No comments:
Post a Comment