Wednesday, July 17, 2019

Donald Trump Quyền Biến Khó Lường - Đảng Dân Chủ Tự Đào Huyệt Chôn Tên Tuổi
Tác giảVĩnh TườngNguồnVietnamese OutlookNgày đăng: 2019-07-17
Poll! Sau khi xem sơ qua, có thể nào chúng ta vứt những con số tỉ lệ trên đài báo thời nay vào sọt rác, để thong thả bắt đầu xem sự thật ra sao.
Donald Trump quả là người khó đoán như ông đã từng nói (flexible and unpredictable). Ứng viên đảng DC cố giành ngôi Cấp tiến ai nhiều hơn ai, và chết vì cái danh xưng ấy.
Trải qua 30 tháng làm việc, Tổng thống Trump đã đạt được những thành tích gì? Và đảng DC đã dấn thân sâu vào Cấp tiến (tả khuynh) – thiên đàng CNXH tới đâu?
Để đánh giá con người, phải xem họ trải qua và tồn tại như thế nào trong nhiều trường hợp khác nhau. Cũng vậy, khi lượng định khả năng làm việc và thành quả đạt được của ai, chúng ta không thể bỏ qua hoàn cảnh, môi trường và điều kiện làm việc của họ. Điều này bảo đảm truyền thông, báo chí đều quen thói ‘mì ăn liền’ nên không bao giờ họ đề cập đến. Khi hai người cùng làm một loại công việc, trong cùng một thời gian và cùng đạt được thành quả tương đương, ai đã làm việc trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt hơn, nhất định sẽ là người có khả năng vượt trội hơn.
Ông Trump làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt chưa từng thấy trong lịch sử:
Bên ngoài thì chủ nghĩa toàn cầu hóa xã nghĩa đã được Obama và chính phủ toàn cầu tiềm ẩn đặt nền móng và khai triển, xâm thực gần như chỉ cần hai nhiệm kỳ thứ ba, thứ tư, đặt để cho bà Clinton nữa là xong việc, đại công cáo thành - kể như nghị trình lý tưởng toàn cầu xã nghĩa tái khởi hoàn thành sau khi sườn nhà LBXV sụp đổ, và Obama sẽ trở thành vĩ nhân thời đại như mơ ước. Có người đã đinh ninh rằng tư tưởng ấy đã sụp đổ, tan biến luôn, nhưng sự thật tất cả đều đã lầm lẫn!
. Qua nghị trình "quốc gia và dân HK ưu tiên", bình dân chắc đã rõ, Tổng thống Trump đã đi ngược chiều hướng của DC và Obama. Điều đó có nghĩa là ông đã nghiên cứu rất kỹ, và đã nhìn thấu cách cứu đất nước HK như thế nào. Không phải chỉ có ông đã tuyên bố thẳng thừng đó sao: "Hoa Kỳ không bao giờ là nước xã hội chủ nghĩa"
Bây giờ bình tĩnh người biết tiếng Anh chỉ cần nghe lại video này là đủ: 
https://www.youtube.com/watch?v=d2s9AV910NY&app=desktop
Trong nước thì, DC, chính phủ ngầm và truyền thông gọi là dòng chính, nay đã trở thành truyền thông thổ tả – còn gọi là cái “đệ tứ quyền” mà các nhà báo, phát ngôn viên, đài truyền thanh, truyền hình An-nam ăn theo DC thường xưng tụng - ngày đêm bôi lọ, sơn phết, đánh phá nhân cách Tổng thống Trump nát như tương, khiến cho nhiều kẻ - kể cả người có ăn học, trí óc cũng trở nên lu mờ, không còn nhận ra con người thật của ông. Đảng DC ra sức lăn đá cản đường bất kỳ chính sách nào của ông, bất kể đúng sai theo lẽ phải thông thường. Đen ra trắng, trắng thành đen, miễn làm sao cản cho kỳ được từng bước thực thi nghị trình mà Tổng thống đã hứa – dân đã bầu và mong chờ kết quả. Cả nhân viên chính phủ, người ủng hộ và thân nhân của ông cũng bị bới móc, chặn đường, hà hiếp, đe dọa.
Họ đã làm gì thế? Xin bình dân chịu khó xem lại hàng trăm bài viết trước đây của nhiều tác giả trung thực, khách quan, lấy việc, luận việc. Để tóm tắt, ở đây chỉ xin ghi lại tựa đề của những vở kịch có kế hoạch và dễ nhớ nhất của họ: Kỳ thị phụ nữ, kỳ thị tôn giáo, kỳ thị da màu, kỳ thị di dân, thằng hề, ngu khờ, khùng điên, dốt nát… Sau khi ông đắc cử thì, mua chuộc cử tri đoàn không xác nhận kết quả, đếm phiếu lại, gợi ý ám sát, như Kathy Griffin xách đầu của Tổng thống Trump với máu me đầm đìa, hay show kịch diễn ám sát Tổng thống Trump tại New York; kế đến là bịa đặt bệnh tâm thần, bịa đặt chuyện ông thông đồng với Nga để điều tra rùm beng trong hai năm qua; đặt mục tiêu lật đổ, truất phế trước, rồi tìm đủ mọi cách để ghép tội cho vừa… Họ dốc hết toàn lực, chẳng khác nào điều động thiên binh vạn mã để thực hiện cho bằng được mục tiêu ấy. Và cuối cùng, tất cả chẳng những là công dã tràng, nhưng họ còn tự ghi vào lịch sử đảng một trang tệ hại mà bình dân miễn nhiễm bệnh bè phái, khó mà quên cho được.
Cử tri đã bỏ phiếu cho tương lai của mình, lại phải hồi hộp chờ đợi, tưởng chừng hy vọng mỏng manh sẽ dễ dàng tan biến. Nhưng không! Tuy Tổng thống Trump bị bao vây tứ phía, ông vẫn đứng thẳng lưng làm việc, xoay xở, tránh né, xé rào, vượt qua thử thách, và ông đã từng bước thực hiện thành công vượt bực cả về thời gian, về lượng, và phẩm của từng mục, từng mục mà ông đã hứa với cử tri.
Trong hoàn cảnh cực kỳ cay nghiệt như thế, mà ông vẫn thành công ở mức đó. Cho dù ghét ông ta bao nhiêu, ai phủ nhận sự thật hiển nhiên này là chứng tỏ lòng dạ hẹp hòi, thành kiến, hoặc u mê hết chỗ nói. Và đến đây bình dân chắc không cần xem mấy cái poll chính trị lếu láo ấy nữa.
Thành tích về kinh tế của Tổng thống Trump tính ra vượt trên thành tích của Tổng thống Reagan. Ba mươi tháng đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đã tạo được gần 5 triệu việc làm – thất nghiệp xuống đến tỉ lệ 3.7%, thấp nhất trong 50 năm qua. Việc làm trong ngành công nghiệp gia tăng trung bình 15,800 mỗi tháng trong năm 2017 và 22,000 mỗi tháng trong 2018, trong khi thời Obama 2016 mất 7,000 mỗi tháng trong 2016 và tăng 5,800 mỗi tháng trong 2015. Trong 30 tháng cuối nhiệm kỳ Obama việc làm thuộc ngành công nghiệp chỉ tăng được 185,000 (1.5%), và ngược lại 30 tháng đầu, nhiệm kỳ của Tổng thống Trump việc làm công nghiệp gia tăng 499,000 (4.0%) tức là tăng 314,000 công việc (hơn 170%). Nội trong tháng 6/2019 việc làm gia tăng 225,000 việc. Chỉ số GDP tăng lên 3.2%; Một số hãng xưởng tháo giày bỏ chạy trong thời Obama đã rút về nước, tạo nhiều việc làm; thị trường chứng khoán nở rộ, chỉ số Dow Jones hiện nay lên đến +/- 27,000 điểm vân vân… không thể kể hết những kỳ tích.
Kỳ tích kinh tế mà Tổng thống Trump mang lại, bình dân chúng ta đã có thể đoán trước trong những bài đầu, bởi ta không bắt đầu bằng thiên kiến mà bằng nguyên lý đơn giản, bất biến: Đó là Obama trói chân kinh tế HK bằng nhiều cách để thực hiện một quy trình chính trị to lớn, theo giấc mơ tập thể hóa toàn cầu, trong khi đó Donald Trump lại cỡi trói, thả ra. Kinh tế tư bản HK dĩ nhiên như con khủng long trở lại tự do vùng vẫy trên khung trời của nó. Cái cốt lõi ở đó, còn bao quanh là những qui trình, chi tiết ông Trump đang vận dụng như chúng ta đã thấy.
Khả năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế HK cho thấy chính sách thương mại quốc tế dựa trên nguyên tắc song phương - công bằng và đối ứng (bilateral - fair and reciprocal), hoàn toàn có cơ sở, hợp lý, và đúng thời điểm. Qua đó việc áp thuế ban đầu là thép nhôm, tiếp theo là các hàng hóa nhập cảng vào HK nhất là của Tàu, đã làm cho một số người, kể cả chuyên gia phân tích, vì thiên kiến, đoán sai bét. Hoa Kỳ đã thu hoạch $23 tỉ, mặc dù một số mặt hàng nhập đã có tăng giá không đáng kể. Và kinh tế HK đã mở ra một lối mới, một trật tự mới.
Đối với Tàu thì Tổng thống Trump lấyvũ khí công bằng và ngay thẳng sửa trị gian manh. Áp thuế không phải để thu nhiều tiền thuế hay móc túi dân HK như những suy nghĩ thiển cận, nhỏ nhen, nói năng hồ đồ của một số anh chị, mà là thế cờ triệt buộc Tàu phải tôn trọng công bằng, đối ứng và có trách nhiệm. Kinh tế Tàu bao nhiêu năm qua phát triển nhanh nhờ ma lanh, lợi dụng sự kém cõi tầm nhìn, tham lam và vô trách nhiêm của lãnh đạo HK. Tàu không sợ vũ khí mà sợ nhất là ngay thẳng. Nay buộc Tàu tức thì từ bỏ thói lưu manh, chẳng khác nào cắt đứt ngay mạch máu, kinh tế sẽ đình trệ, suy bại đột ngột khó bề day trở. Tuy đơn giản nhưng đây là đòn hiểm chẳng khác nào bỏ đĩa vào lọ vôi.
Tập Cận Bình đã bị Tổng thống Trump nâng lên đạp xuống nhiều phen. Bất ngờ gặp Kim Jong Un tại Bàng Môn Điếm là một cái tát đau điếng đáp lại cuộc gặp gấp rút của Họ Tập với Họ Kim trưóc G-20. Họ Tập gặp Kim vì lòng tin suy giảm, phải dùng hạ sách, tuyên bố TC - BH tuy hai nước nhưng dưới sự lãnh đạo của một đảng. Trong khi đó, cuộc gặp gỡ Trump Kim thì ngược lại, là tự nguyện và không cần chuẩn bị, chứng tỏ niểm tin tưởng lẫn nhau, khoảng cách ngày càng gần ! Biến pháp như thế, còn gì độc đáo hơn ?!
. Họ Tập man trá chẳng vừa, dùng kế sách hoãn binh, và lật lọng nhiều lần nhằm chờ Hạ viện DC nhất là đồng minh cánh tả Dân chủ tìm mọi cách truất phế Tổng thốngTrump. Nhưng vở bi hài kịch Thông đồng với Nga đã hạ màn, gian kế thất bại, DC một phen méo mặt, ê chề. Sau thất bại lần này, Tàu tiếp tục kéo lê trận chiến thương mại, và chắc đang khấn vái chờ vận may có tổng thống DC lên nắm quyền. Thảo nào, Biden cũng đã cà lăm cà lặp mớm cho Tàu một câu thế này để hy vọng: “Tàu nào giành ăn với HK chứ? Thôi đi nào! Tàu không phải là kẻ xấu đâu ạ! Hãy thử nghĩ xem. Họ nào có cạnh tranh với chúng ta đâu chứ!”
Thế đấy, bây giờ họ Tập đang chơi trò cút bắt, nay thò đầu ra, mai thụt vào, đồng ý mua nông sản rồi lại thụt lui cũng chỉ để mua thời gian, trong khi Tổng thống Trump phải lo tranh cử. Không chừng Tàu bơm tiền ủng hộ đối phương để chích chọt cho ông Trump lúng túng, và nếu chuyện này xảy ra, không biết các cụ, các anh chị chống Trump có được xơ múi gì chăng ?! Dĩ nhiên Tổng thống Trump chắc chắn không bỏ dở công trình, để cho Tàu tiếp tục quen thói lưu manh làm giàu trên 4-5 trăm tỉ dollars thâm thủng mậu hàng năm của HK (như năm 2018 HK thâm thủng 419.2 tỉ dollars hàng hóa)
Cũng vậy, vì quyền lợi của dân Hoa Kỳ và sự công bằng phải thực thi, Tổng thống Trump đã cân nhắc lại những tổ chức, những chương trình hữu danh vô thực, đầu voi đuôi chuột, chỉ còn danh xưng để hái tiền, hoặc các tổ chức nuôi ong tay áo, ăn no chống Mỹ, lãng phí tiền thuế của dân HK.
Ông quạt phăng đi ‘tuốt luốt’ các bức bình phong hỗ trợ cho toàn cầu hóa xã nghĩa. Những bất công đối với công dân HK, những đe dọa đến chủ quyền quốc gia, đến nền an ninh của HK và tự do của người dân đều được ông ra tay quét sạch - nào là những Hòa ước chỉ để mở cửa đón gió, hứng dollars, không có ràng buộc pháp lý gì cả, nhằm mời gọi vào chế độ tập thể với qui mô lớn - như Thay đổi khí hậu (Paris), Hiệp ước di cư toàn cầu (LHQ). Hiệp ước nằm chờ vũ khí nguyên tử của Iran (JCPOA) cũng hoàn toàn bất lợi cho tương lai thế giới, không được Quốc hội phê chuẩn, cũng bị TT Trump xé luôn. Những hiệp ước khác đầy kẽ hở khiến cho những thành viên khôn vặt lạm dụng, như WTO, NATO, UNICEF, NAPTA cũng đã và đang được Tổng thống chỉnh đốn lại.
Chẳng hạn các nước trong khối NATO, từ quá lâu họ đã dựa vào HK đến mức có thể nói là lợi dụng thái quá. Sau khi Tổng thống Trump chỉ ra sự bất công, họ dùng dằn nhưng rồi cũng phải đầu hàng lẽ phải - họ đã phải đóng góp công bằng vì an ninh của chính họ.
Trước đây, Tổng thống Trump bị chúng chửi rằng ông sẽ bế quan, toả cảng, biến HK thành nước tự cô lập (isolate), vì đối với nước bạn, anh em không tình cảm, không chịu nhường ! Nói như thế là tự trói bởi nghĩa đơn thuần của từ ngữ. Bạn bè, anh em trong ngoại giao giữa hai nước đâu có thể nào đồng nghĩa với bạn nối khố, bạn tri kỷ, hay bạn hàng xóm vân vân… Tất cả các mối quan hệ đồng minh không phải vì HK đòi hỏi công bằng, sòng phẳng mà trở nên bệnh hoạn. Trái lại đó chính là một lần sửa đổi, làm cho quan hệ trở nên lành mạnh, bền vững lâu dài hơn vì không ai lợi dụng ai. Trong đời sống hàng ngày giữa chúng ta cũng vậy ‘sòng phẳng mới là tri kỷ’
Hòa ước Thay đối Khí hậu: Hâm nóng toàn cầu – không thấy đủ nóng nên được cải danh thành Thay đổi khí hậu cho dễ tuyên truyền. Chính trị gia có tư tưởng cực đoan về khí hậu có thể cho rằng nền kinh tế mạnh mẽ và năng lượng sôi động có thể làm cho môi trường kém lành mạnh. Nhưng thực tế họ đã sai bởi một nền kinh tế lành mạnh, vững vàng sẽ giúp điều kiện cải thiện môi trường tốt hơn.
Tổng thống Trump đã trình bày quan điểm của ông về ‘Thay đổi Khí hậu’, với nhà báo Peers Morgan tại Luân đôn trong dịp dự lễ D-Day rằng, ông tin khí hậu thay đổi là hiện tượng thiên nhiên có cả hai mặt - tức là có tốt có xấu; và ông cũng quan tâm đến thay đổi khí hậu. Lập trường của ông là không thể chỉ vì môi trường mà làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, sự thịnh vượng của quốc gia và công ăn việc làm của người dân. Một nền kinh tế vững mạnh là điều kiện tiên quyết tạo ra các nguồn lực thúc đẩy và thực hiện công nghệ mới, cơ sở hạ tầng giúp bảo vệ và cải thiện môi trường. Kinh tế khó khăn suy bại, không thể đáp ứng những đòi hỏi cao về môi trường. Đó cũng là lý do ông rút chân ra khỏi Hòa ước Paris, kể như HK không còn đi ăn cỗ, chụp hình, nộp tiền hàng năm nữa.
Lập trường của Tổng thống khác với cánh tả DC. Đảng DC chọn và cổ võ một mặt, cho rằng thay đổi khí hậu chỉ do con người mà ra, và TT Obama đã vin vào đó, đặt quá nhiều qui luật trói buộc, bất chấp ảnh hưởng đối với mặt kinh tế như thế nào. Điều này có lẽ bình dân đã rõ.
Hôm ngày 8/7 vừa qua, Tổng thống Trump đã ăn mừng thành quả tiến bộ về môi trường đã thực hiện dưới thời của ông. Theo báo cáo của cơ quan môi trường, phẩm chất không khí hàng năm sạch hơn 1% từ năm 2018, và 74% kể từ đầu thập niên 1970.
Tổng thống Trump tuyên bố rằng đây là nghĩa vụ bảo trì vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước mà ông đã đưa ra trong chương trình làm việc “nước và không khí sạch nhất hành tinh,” khi vận động bầu cử. Như vậy, dù tiếp tục đứng chung trong Hòa ước Khí hậu Paris hay không, HK cũng đạt được thành công: nước và không khí ở HK đã đạt độ tinh khiết đứng đầu thế giới. Hơn nữa, Hòa ước này cũng đã bất công đối với người tiêu thụ ở HK, các nhà sản xuất và nền kinh tế của HK.
Trong khi DC lo chỉ trích CH không quan tâm đến khí hậu và môi trường và lo đánh đấm ông Trump, nhóm bảo tồn môi trường của đại diện Cộng Hòa ở lưỡng viện QH, gọi là Roosevelt Conservation Caucus (RCC) từ các bang Texas, Nam Carolina, Alaska và Montana đã âm thầm soạn thảo chương trình cải cách trong 4 năm qua và tung ra hàng loạt đạo luật khó mà chống đối, như Đạo luật Phục hồi Động vật hoang dã ở Mỹ, Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc có nguy cơ khác - các vấn đề của đất công, cải thiện quản lý rừng và công viên, cũng như tăng sự hợp tác công tư nhằm tài trợ cho các công viên quốc gia, bảo tồn đại dương và quyền sở hữu tư nhân. Họ đã giúp vượt qua quỹ tài trợ đất công lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, những cải cách lớn về giảm thiểu ô nhiễm nhựa, nhiều loại dự luật hỗ trợ các nguồn năng lượng gió, mặt trời, hạt nhân và thủy điện, và hỗ trợ các công nghệ quan trọng giúp cải thiện khả năng lưu trữ năng lượng sạch. Như vậy DC chuẩn bị thua trong mặt trận này nữa!
Nghị trình Xanh Mới (Green New Deal): Bắt đầu từ chị dân biểu Cấp tiến mới ra lò, Alexandria Ocasio Cortez (AOC) mà ông chủ tịch đảng DC quốc gia, Tom Perez gọi là đại diện của đảng DC tương lai. Nghị trình xanh Mới của đảng Dân chủ Cấp tiến XHCN, ước tính sẽ ngoạm $93 nghìn tỉ trong thập niên; đó là chưa kể chương trình này sẽ thổi bay hàng triệu việc làm, sẽ thiêu ruội giấc mơ của những người Mỹ nghèo nhất và là làm hại các cộng đống thiểu số vì giá sinh hoạt sẽ không thể kiềm chế, và bất lợi trên nhiều phương diên khác đối với thể chế tự do tư bản và nền Cộng hòa của HK.
Cuộc chiến biên giới phía Nam: Mễ tưởng rằng DC sẽ toàn thắng, Tổng thống Trump sẽ thua tiếp trận thông đồng với Nga, và sẽ thua luôn trận chiến di dân lậu ở hạ viện khi DC nắm đa số, kế hoạch xây tường sẽ sụp đổ, biên giới sẽ như nong nia bung vành, và dòng chảy di dân bất hợp pháp cứ việc tràn vào HK. Mễ sẽ đi tiên phong thực hiện được Hiệp ước Di cư toàn cầu của chủ nghĩa toàn cầu xã nghĩa - không biên giới – lý tưởng thiên đàng trên trái đất ngày càng đến gần. ..
Vượt qua bao nhiêu ách tắc của DC, cuối cùng bức tường biên giới cũng đã có cơ hội để hoàn thành, có nghĩa là con đê được đắp, và nhất định dòng chảy di dân bất hợp pháp sẽ đọng lại tại Mễ như nước lụt ắt sẽ dâng lên, nhận chìm nước Mễ. Thừa thắng TT Thống giáng cho Mễ một đòn chí tử, sẽ áp thuế lên hàng nhập để buộc Mễ phải có hành động. Đảng DC ở HK xem như là đồng minh của Mễ, là một trong những tác nhân của trận chiến di dân bất hợp pháp, như là đội quân tiên phong của kế hoạch lớn - chương trình di cư toàn cầu. DC phản ứng ngày càng thất thế, yếu ớt, loay hoay cứu mình chưa xong.
Trước tình thế nước dâng do đầu nguồn cứ đổ xuống, và biên giới HK đang đắp đập ngăn sông. Mễ ít nhất là tạm thời không coi DC là đồng minh nữa. Tổng thống tả khuynh Andrés Manuel López Obrador của Mễ, đành phải mau mau rút lui, qui hàng để tự cứu. Chính phủ Obrador điều động ngay 6 ngàn quân ngăn chặn, đẩy lui đoàn caravan ở đầu vào từ biên giới phía Nam của họ, đồng thời vội vàng đi trước một bước phê chuẩn ngay hiệp ước USMCA [thay thế NAPTA].
Canada cần Tổng thống Trump đưa vấn đề giải cứu công dân của họ tại Hội nghị G-20, đã bị Trung cộng bắt để trả đũa sau khi Mạnh Vãn Chu, giám đốc công ty Hoa Vi bị bắt vì hành vi bất chính có thể tổn hại đến an ninh HK và thế giới. Ngày kết thúc gần kề, Mễ đã thông qua, Canada không đồng ý cho đảng DC mổ xẻ Hiệp ước USMCA. Dân chủ lại thua tiếp, không kể hết đây là lần thứ mấy mươi, họ đã thua cho sự thật và lẽ phải !
Đúng sai thật quá dễ hiểu. Chính DC đã gửi đi thông điệp, khiến người ta bán nhà, bỏ quê nhập đoàn, liều lĩnh vượt ngàn trùng nguy hiểm, mong đến HK vì một tương lai không ai bảo đảm, bằng cách:
Lập thành phố bảo hộ, đòi dẹp bỏ cả cơ quan Thuế quan và Di trú (ICE), đòi đạp bỏ tường rào tức là mở rộng biên giới, đòi cho trợ cấp xã hội, bảo hiểm sức khỏe cho tất cả, hễ ai xỏ một chân qua biên giới thì được xin cư trú. DC cắt tiền, thu hẹp nơi tạm trú để di dân bất hợp pháp được sớm thả vào cộng đồng, đã tạo nguyên nhân của những rủi ro, bệnh hoạn chết chóc xảy ra, để rồi đổ hết lên đầu Tổng thống Trump trong khi ông làm theo lẽ phải thông thường, nước có biên cương, nhà có rào giậu, nhất là lúc thế đạo suy vi.
Bình dân nghĩ xem, nếu ngõ không mở, thông điệp không mời gọi, thì sao lại có chuyện gia đình người ta tan nát chia lìa, bán đổ bán tháo nhà cửa, ruộng vườn, bỏ quê hương mà đi !
Nay DC cứ lằng nhằng chuyện tách rời trẻ em với cha mẹ di dân bất hợp pháp, nào là thiếu đạo đức, thiêu gia trị người Mỹ, nào là kỳ thị, thật chẳng đi vào đâu cả, bởi cái lý tự nhiên của cơ quan hành pháp là thi hành luật của anh đã làm ra. Bắt tội phạm dĩ nhiên đâu có thể nào bắt luôn con cái của họ đi theo ! Cha mẹ trèo rào vào nhà người, và bị bắt, cảnh sát đâu có thể nào bắt luôn các em bé đi cùng ?
Tổng thống Trump đã dùng thế “lấy củi đậu nấu đậu” để DC phơi bày bộ mặt thật. Bữa nọ ông đã khơi mào sẽ đưa di dân bất hợp pháp về những nơi mà đảng DC nêu cao gương đạo đức, giá trị người Mỹ, mở rộng vòng tay chào đón. Tức thì, DC la hoảng lên là ông Trump định đổ dân không giấy tờ xuống thành phố của họ! (dump = đổ như đổ đồ phế thải)
Đến đây, bình dân chắc đã dư biết đạo đức thiệt, đạo đức giả, thuộc về ai rồi chứ gì?!
Về Bắc hàn: Chúng ta cùng ôn lại một chút về chương trình vũ khí nguyên tử của Bắc hàn. Đây là ván cờ phức tạp có nhiều tay chơi. Đã mấy đời tổng thống HK nơm nớp lo sợ, vuốt ve nịnh bợ BH, Bill Clinton cho tiền BH làm vũ khí rồi nằm chờ, George W Bush nhờ năm nước trói chân, Obama thả ra và tiếp tục theo kiểu Clinton, rồi đành tuyên bố thua cuộc và giao lại cho TT Trump trong hoàn cảnh dầu sôi đến độ. Kim Jong un ngang ngược lộng hành, Tàu thì tác oai tác quái ở biển Đông, lấy BH làm cánh tay đòn để ép Mỹ. Tổng thống Trump đã dùng thế bài lật ngữa, lấy sức mạnh kinh tế và quân sự của HK ra thách đấu, chạy đua xả láng.
Biển Đông như chảo dầu sôi, ông lại quạt thêm lửa. Thiên hạ, kể cả những tay làm báo 30, 40 năm la hoảng, tưởng ông Trump ngu dốt làm càn ! Thế giới sẽ sụp đổ ! Nhưng ông thì bình tĩnh thản nhiên, chờ đón thành quả vĩ đại như đã định, sau khi giàn THAAD chống hỏa tiễn có lý do được đặt ở Nam hàn, và áp dụng dịch lý âm dương, một đóng một mở để dắt Kim Jong un ra khỏi cơn say thuốc súng để nhìn về tương lai. Đây là một cuộc đấu trí tuyệt vời chưa từng thấy trong lịch sử.
30 tháng của Tổng thống Trump:
Chính trị gia truyền thống chẳng khác nào người mang theo cái bướu lề thói chính trị kè kè trên lưng, hay người tự nhốt mình trong khuôn, trong hộp chính trị, cho nên ít ai chịu nỗi kiểu làm việc đầy sáng tạo, không gò bó của ông Trump. Ông Trump là người làm việc năng động không chính trị gia nào theo kịp. Tùy tình hình, 3, 4 giờ sáng đã có tin nhắn (twitter) của ông về đối sách tạm thời hay chính sách dài hạn, hoặc bộp tai kẻ lưu manh, hoặc khen tặng người tốt và kẻ có công. Ông không ôm theo cẩm nang chính trị cho nên không khổ công lừa lọc, suy nghĩ phải để xuống như thế nào. Cái thứ không lấy thì dĩ nhiên không cần bỏ.
Trong xử thế tiếp vật, ông tùy cơ mà ứng biến. Ông biết lấy, biết bỏ một cách dứt khoát, nhanh nhẹn theo nhu cầu tương tác, biến chuyển của sự vật – cùng - biến – thông - một đóng, một mở - biến pháp theo nhất âm, nhất dương chi vị đạo. Quả nhiên Donald Trump quyền biến vô lường và đang là bậc lãnh đạo kỳ tài của thế kỷ 21
30 tháng của Dân chủ: Ngày càng đi vào ngõ cụt, phá sản vì đã bỏ quên lẽ phải thông thường:
Dân chủ bao nhiêu lần thất bại vì đã bám lấy phải đạo chính trị (political correctness) và coi khinh lẽ phải thông thường (common sense). Từ việc đánh Tổng thống cho đến bảo quốc an dân, DC hô hào tôn trọng dân chủ, nhưng không tôn trọng kết quả bầu cử! Đổ cho Tổng thống Thông đồng với Nga, hóa ra chính phe mình đã làm! Tung hô giá trị người Mỹ, nhưng lại coi thường truyền thống văn hóa! Nói đạo đức nhưng làm không đạo đức! Nói coi trọng sinh mạng nhưng lại cổ võ phá thai muộn ! Hô hào tranh đấu cho sự thật nhưng lại sắp đặt, thực hiện giả dối! Kêu gọi đoàn kết nhưng lại tạo cơ hội chia rẽ giai cấp, chia rẽ chủng tộc và tôn giáo, khiến cho HG và Do Thái bất mãn nhau, khiến cho da màu da trắng phân chia. . .! Nói tôn trọng công bằng nhưng đòi cho di dân bất hợp pháp mọi quyền lợi, vượt trước xa di dân hợp pháp! Cũng nói bảo vệ biên giới nhưng lại đòi xóa bỏ cơ quan bảo vệ, và đạp đổ tường rào ! Nói mở rộng vòng tay đón chào di dân bất hợp pháp, nhưng lại la làng khi nghe họ được đưa đến cho mình ! Vân vân…
Tham vọng quyền lực, bất chấp tất cả, DC mượn những tiêu đề không nên mượn để làm bình phong, mượn cả thế lực không nên mượn, và đã tạo môi trường cho tư tưởng xã nghĩa phát sinh. Thế lực này đã đủ lông, đủ cánh giúp DC thắng Hạ viện cũng là để DC thua to vì tiếp tục coi khinh lẽ đạo. Ngay cả cái tên đảng bây giờ cũng chòng chành khó giữ, nội bộ rối ren như nội chiến sắp bùng nổ. Chuyện đấu đá om sòm là chuyện gieo rồi gặt, hay trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. DC quả nhiên đã tự đào huyệt chôn tên tuổi của mình !
Rốt cuộc Tổng thống Trump quyết đưa HK trở về lẽ đạo thông thường. Dân chủ ngày càng say mê trên đường phải đạo chính trị. Bình dân tự do miễn nhiểm, đảng phái nên đi về đâu ?
Vĩnh Tường


Ghi chú : (*) Đi đầu có Brian Mast (CH-Fla.), Elise Stefanik (N.Y.) Mast đã dẫn đường giải quyết các vấn đề về tảo nở hoa ở Florida đồng yểm trợ cho hàng chục dự luật xung quanh nói trên. Có cả 22 đại diện CH khác tham gia. Trong đó có Will Hurd (CH-Texas) và Fred Upton (CH-Mich.), TNS Cory Gardner (CH-Colo.) Lindsey Graham (CH-S.C.) Steve Daines (CH-Mont.), Lisa Murkowski (CH-Alaska).

Thursday, July 11, 2019

Tin vui: Gia đình quan chức Việt Cộng sẽ bị Canada tống cổ, tịch thu tài sản vì Luật Magnitsky
NguồnDTV - YoutubeNgày đăng: 2019-07-11

Wednesday, July 10, 2019

Trò chuyện giữa một cựu mật vụ Hoa Kỳ với tác giả cuốn sách đưa ra sự thật về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
Tác giảTom Glenn / George J. Veith
Trịnh Bình An
 chuyển ngữ
NguồnViễn ĐôngNgày đăng: 2019-07-10
Lời giới thiệu:

Tháng Tư 1975, khi ông Tom Glenn một cựu nhân viên mật vụ rời khỏi Việt Nam thì ông George J. Veith chỉ mới tốt nghiệp trung học Hoa Kỳ. Khi George "Jay" Veith rời quân ngũ với cấp bậc Đại Úy binh chủng Thiết Giáp đóng quân tại Đức thì ông Tom Glenn dành nhiều thì giờ với những bệnh nhân AIDS vì đó là cách giúp ông quên đi những ám ảnh đớn đau từ Việt Nam. Một người già, một người trẻ, cách nhau cả một thế hệ nhưng cả hai có cùng một điểm chung: Việt Nam.
Đối với Tom đó là mảnh đất ông đã để lại một phần thân thể - tai ông bị điếc vì tiếng bom nổ. Đối với Jay đó là mảnh đất chưa bao giờ đặt chân tới nhưng chất chứa quá nhiều thứ bị che giấu. Sau nhiều năm ròng rã tìm hiểu, Jay đã khám phá ra nhiều điều đáng kinh ngạc. Những sự thật lịch sử trong 2 năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa được ông trưng ra trong tác phẩm dày trên 600 trang: Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-1975 – Tháng Tư Đen: Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Miền Nam Việt Nam, 1973-1975.
Dưới đây là cuộc phỏng vấn tác giả "Black April" - George J. Veith được thực hiện bởi tác giả "Last of The Annamese" - Tom Glenn, Trịnh Bình An lược dịch.
***
George J. Veith, tác giả hai cuốn sách trước đây về Việt Nam, đã hai lần ra điều trần trước Quốc Hội về vấn đề Tù Binh/Quân Nhân Mất Tích.
Ông George J. Veith
Tom Glenn: Anh đã có 3 cuốn sách viết về [chiến tranh] Việt Nam, thế nhưng anh lại lớn lên khi cuộc chiến đã tàn. Lý do gì anh đam mê đề tài này đến thế?
Jay Veith: Ngay khi tôi chỉ mới là đứa trẻ, tôi đã rất thích thú với hai điều trong lịch sử: những biến cố quân sự và những bí ẩn lịch sử. Do đó, tôi bị thu hút bởi vấn đề Tù Binh/Quân Nhân Mất Tích, một vấn đề đáp ứng cả hai sở thích của tôi từ lúc nhỏ. Khoảng 20 năm trước, một người bạn biết đến khả năng biên khảo của tôi đã nhờ tôi giúp ông truy tìm một số tài liệu trong căn cứ quân sự Carlisle Barracks tại tiểu bang Pennsylvania. Trong khi lục lạo các hồ sơ trong "Vietnam Room," tôi phát giác ra các bản sao những báo cáo gốc của cơ quan Joint Personnel Recovery Center, một đơn vị được thành lập tại Việt Nam có nhiệm vụ tìm kiếm và giải cứu tù binh Hoa Kỳ. Vậy mà hầu như chưa có tài liệu nào được công bố về đơn vị này, theo như tôi được biết. Và vì luôn bị thôi thúc phải viết, nên tôi đã nhận ra ngay là cuối cùng thì dịp may đã đến với tôi!
Tom Glenn: Những cuốn sách của anh được viết với cung cách của người có kinh nghiệm trực tiếp. Anh đã từng đến Việt Nam chưa? Anh có nói được tiếng Việt không?
Tác phẩm khác về Việt Nam của Jay Veith: Code-Name Bright Light: The Untold Story of U.S. POW Rescue Efforts during the Vietnam War – 1998.
Jay Veith: Tôi chưa bao giờ đến Việt Nam – mặc dù tôi luôn muốn đến thăm nơi ấy. Sau khi dành rất nhiều thì giờ nghiên cứu về chiến tranh [Việt Nam], tôi cảm thấy như đó là quê hương thứ hai của mình! Tôi không nói được tiếng Việt. Tuy nhiên, tôi có một người bạn tốt, ông Merle Pribbenow, là người đã dịch tất cả các tài liệu rất bao quát nầy. Ông Merle từng phục vụ tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn từ tháng Tư, 1970 cho đến ngày 29 Tháng Tư, 1975. Thật may mắn cho tôi vì Merle, cũng như tôi, có một mối quan tâm sâu sắc, trong việc đưa ra ánh sáng những gì đã thực sự xảy ra trong cuộc chiến. Đối với ông ấy, cũng giống như đối với ông, đó là chuyện cá nhân. Còn đối với tôi, đó là chỉ là một bí ẩn lịch sử lớn khác cần được điều tra.
Tom Glenn: Nếu anh không nói được tiếng Việt, vậy làm thế nào anh có thể phỏng vấn những người Việt đã trải qua cuộc biến động tại Việt Nam? Anh đã phỏng vấn bao nhiêu người Việt?
Leave No Man Behind: Bill Bell and the Search for American POW/MIAs from the Vietnam War – 2004 của của Jay Veith
Jay Veith: Phỏng vấn những người Việt Nam là một công việc đầy tế nhị, khác hẳn phỏng vấn những người Mỹ. Một khi đã xác định được một sĩ quan người Việt nào bạn muốn nói chuyện, cách tốt nhất là được sự giới thiệu chính thức từ một người hoặc là trong gia đình ruột thịt, hay thuộc "đại gia đình quân đội" (cùng khoá, cùng đơn vị, cùng binh chủng, v.v.) hoặc từ người đã từng là sếp trực tiếp hoặc từng có cấp bậc cao hơn. Nếu như họ đồng ý cho phỏng vấn, bạn phải đi theo trình tự: giải thích bạn là ai, bạn đang tìm kiếm thông tin gì, và bạn dự định làm gì với thông tin đó. Thường thì tôi bắt đầu bằng cách hỏi họ sinh ra ở đâu, họ vào quân đội như thế nào, v.v.. Sau khi chúng tôi cảm thấy khá thoải mái với nhau, và cũng còn tùy thuộc vào tính khí và khả năng nói tiếng Anh của người ấy, chúng tôi mới có thể đi vào các khía cạnh cụ thể của một trận chiến.
Nếu người được phỏng vấn có trở ngại về tiếng Anh, tôi sẽ yêu cầu họ viết những trải nghiệm của họ bằng tiếng Việt và sau đó tôi nhờ người dịch lại. Cách làm này đạt kết quả rất tốt. Tôi đã phỏng vấn khá nhiều, có lẽ khoảng 45 sĩ quan, từ Đại Tướng Cao Văn Viên – vị Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội miền Nam Việt Nam, xuống đến các tiểu đoàn trưởng. Nhiều người rất cởi mở, họ không chỉ ngạc nhiên khi thấy một người Mỹ quan tâm đến câu chuyện của họ mà còn vui mừng khi tôi muốn tìm hiểu về kinh nghiệm chiến tranh của họ. Tuy nhiên cũng có một số người rất đắn đo trong lời nói. Một số khác thì không thể thuật lại một cách chi tiết vì bị bệnh tật hoặc tinh thần chưa ổn định, hậu quả của nhiều năm tù đày. Còn một số ít, phần nhiều là các sĩ quan cao cấp, đã từ chối nói chuyện.
Ông Tom Glenn
Đối với tất cả những sĩ quan tôi có dịp tiếp xúc, cuộc phỏng vấn bắt họ phải trải qua những thời khắc vô cùng đau đớn. Tôi không thể nào thể hiện đầy đủ lòng biết ơn với những người ấy. Thật không dễ dàng [khi phải] chứng kiến những người đàn ông luống tuổi - những người từng dạn dày trong chiến đấu, từng khổ nhọc trong tù đày - đã bật khóc khi nói đến sự mất mát đồng đội hoặc sự kết thúc chiến tranh.
Tom Glenn: Tôi được biết có hai sĩ quan QLVNCH đã tự sát khi Miền Nam thất thủ. Trường hợp tuẫn tiết như thế có nhiều không?
Jay Veith: Tôi lại biết có tới năm vị tướng đã tự sát. Rất nhiều sĩ quan cấp thấp hơn cũng đã tuẫn tiết.
Một câu chuyện không được ghi lại trong sách (Black April) nhưng luôn ám ảnh tôi. Tôi đang phỏng vấn một tiểu đoàn trưởng một tiểu đoàn Nhảy Dù, lúc ấy là khoảng 1 giờ sáng, và chúng tôi đang ngồi trên bậc thềm trước nhà anh ta. Chúng tôi gần xong câu chuyện thì anh chợt bắt đầu kể về ngày cuối cùng [của cuộc chiến]. Anh cho biết vào đêm 29 tháng Tư, vị lữ đoàn trưởng của anh đã ra lệnh cho đơn vị anh phải yểm trợ để bảo vệ căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt. Vi lữ đoàn trưởng đã năn nỉ anh đừng bỏ rơi ông ấy. Vì vậy, khi anh tiểu đoàn trưởng này bắt đầu rời khỏi căn cứ để đảm nhiệm việc phòng thủ bên ngoài vành đai, anh đã hết sức phân vân giữa hai lựa chọn: Hoặc khi ra khỏi cổng căn cứ thì rẽ phải để đi đến các vị trí được chỉ định. Hoặc rẽ trái và đi về phía bến cảng, tại đó anh hy vọng gặp được một tàu Hải Quân đang thoát chạy ra khơi. Và người sĩ quan ấy đã chọn… rẽ phải, chọn ở lại với nhiệm vụ được giao phó.
Cuối ngày hôm sau, sau khi nghe lệnh đầu hàng, anh nhận được tin qua máy truyền tin từ một đồng đội cho biết họ đang rút lui đến một tòa nhà trong căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt. Do dự vài phút, nhưng rồi anh cũng lái xe jeep đến nơi tập họp. Nhưng đúng lúc anh vừa tới nơi thì nghe thấy một tiếng nổ khủng khiếp làm rung chuyển cả tòa nhà. Rất nhiều đồng đội của anh đã tự sát trong đó. Anh chấm dứt câu chuyện, mắt anh đẫm lệ. Còn tôi, lặng im mà xúc động đến run cả người.
Tiểu thuyết về Việt Nam của ông Tom Glenn
Nghe xong câu chuyện ấy chúng ta còn điều gì để nói nữa? Và điều tệ nhất ở đây là, do hậu quả của việc rẽ phải thay vì rẽ trái - để làm tròn nhiệm vụ và không bỏ rơi những người lính cũng như người chỉ huy - người sĩ quan ấy đã phải ngồi tù 10 năm!
Tom Glenn: "Tháng Tư Đen" đưa ra những câu trả lời thỏa đáng cho rất nhiều câu hỏi của tôi về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam. Vậy, còn có những câu hỏi nào anh cảm thấy vẫn cần có câu trả lời?
Jay Veith: Câu hỏi chính sẽ xoay quanh những gì Bộ Chính Trị [Bắc Việt] đã thực sự toan tính ngay trước và ngay sau khi ký kết Hiệp Định Hòa Bình Paris. Vẫn còn một lỗ hổng khá lớn trong sách vở Việt Nam về khoảng thời gian này. Đối với số câu hỏi khác, ông sẽ phải đợi cho đến khi tập thứ hai của tôi ra đời! Cuốn sách này sẽ đề cập đến các mưu đồ chính trị và ngoại giao.
Tom Glenn: Vì lý do nghề nghiệp, tôi chú ý tới vai trò của sự lừa bịp về mặt tình báo truyền tin và truyền thông trong trận chiến cuối cùng. Theo anh, tầm quan trọng của mỗi yếu tố như thế nào?
Jay Veith: Chiến lược của Cộng Sản cho mỗi chiến dịch bao gồm các kế hoạch lừa dối công phu. Hầu hết các kế hoạch này là nhằm đánh lừa tình báo truyền tin của Mỹ và QLVNCH mà trong chiến tranh có lẽ là nguồn tin tình báo tốt nhất của chúng ta. Tuy nhiên, có những ý kiến khác nhau về việc Cộng Sản có thành công hay không. Tại Ban Mê Thuột, chắc hẳn nó đã đóng một vai trò quan trọng, ít ra trong việc khiến cho Thiếu Tướng Phạm Văn Phú tin rằng quân đội Bắc Việt sẽ tấn công vào Pleiku chứ không phải vào Ban Mê Thuột. Với Quân Đoàn I, tôi nghĩ đó là một thất bại hoàn toàn. Câu hỏi lớn hơn, hy vọng một ngày nào đó Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (National Security Agency - NSA) sẽ trả lời, là họ và tình báo tuyền tin của miền Nam thực sự đã biết tới mức nào. Tôi cho rằng điều đó phù hợp với câu hỏi của ông về những gì vẫn còn cần câu trả lời.
Tom Glenn: Trong số rất nhiều câu chuyện buồn về những người phải cam chịu thất bại, câu chuyện nào khiến anh xúc động nhất?
Jay Veith: Những chuyện xúc động thì quá nhiều. Câu chuyện người sĩ quan mà tôi vừa kể là buồn nhất. Sau đó, anh ấy nói với tôi là khi còn ở trong trại tù Cộng sản, anh đã phải ăn gián để sống. Một nguồn protein tốt, anh còn nói thế. Tôi hỏi anh đã ăn bao nhiêu con gián? Chắc cỡ 10 ngàn con, anh trả lời. Hãy thử tưởng tượng mình phải bỏ con gián vào miệng! Tôi còn nhớ tới một vị chỉ huy tiểu đoàn khác, lần này là một sĩ quan Biệt Động Quân, anh nói với tôi rằng cha mẹ anh đã phải trông chừng anh liên tục từ ngày có lệnh đầu hàng cho đến khi anh phải trình diện đi tù. Họ sợ anh sẽ tự tử vì quá tuyệt vọng.
Tom Glenn: Tôi thấy nhiều điểm tương đồng giữa Việt Nam và Iraq và đặc biệt là Afghanistan. Có đúng thế không?
Jay Veith: Không hẳn vậy. Kẻ thù hoàn toàn khác, trật tự chính trị thế giới đã được định hình lại hoàn toàn, và người ta không thấy thái độ chống chiến tranh gay gắt xảy ra trong chiến tranh [Iraq]. Nếu nhìn rộng hơn ra, tôi cho rằng người ta có thể rút ra sự tương đồng về một cuộc chiến bất khả chiến thắng, v.v., nhưng tôi không cho rằng các viễn kiến lịch sử là tương tự nhau.
Tom Glenn: Tháng Tư Đen là cuốn sách đầu tiên của một bộ hai tập. Vậy, chủ đề của cuốn sách thứ hai là gì? Bao giờ thì sách được xuất bản?
Jay Veith: Cuốn thứ hai sẽ đề cập tới các vấn đề chính trị, ngoại giao và kinh tế làm Nam Việt Nam sụp đổ. Cụ thể, sách sẽ thảo luận về các mưu mô ngoại giao trong những ngày cuối khi các quốc gia cố gắng dàn xếp một lệnh ngừng bắn. Ngoài ra, sách sẽ nói tới một câu chuyện có lẽ là bí mật lớn cuối cùng của Chiến Tranh Việt Nam. Còn khi nào nó sẽ được xuất bản thì xin để cho tôi thêm vài năm. Việc nghiên cứu coi như đã xong, tôi chỉ cần tìm thời gian để viết. (Ghi chú: Jay Veith quyết định nghỉ việc vào tháng Năm 2018 để dành toàn thời gian cho sách - TBA)
Tom Glenn: Trong tất cả các yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của Nam Việt Nam, điều gì nghiêm trọng nhất? Chúng ta có thể tránh được điều ấy không?
Jay Veith: Đúng, chúng ta có thể tránh đươc. Nhưng nó đòi hỏi một nỗ lực bền bỉ về ý chí và sự tham gia của người Mỹ, là những yếu tố mà chúng ta sẽ rất khó khăn để duy trì.
Tom Glenn: Nếu tất cả hỏa lực, nhân lực và tài nguyên mà Hoa Kỳ mang đến không thể chiến thắng cuộc chiến chống lại Bắc Việt, tại sao chúng ta nghĩ rằng chỉ riêng Nam Việt Nam có thể làm nổi điều đó? Kế hoạch Việt Nam Hóa (đào tạo và trang bị cho Nam Việt Nam tiếp tục chiến đấu mà không có sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên chiến trường) có tác dụng gì không?
Jay Veith: "Việt Nam Hóa" đã có tác dụng. Tuy nhiên, không có tướng lãnh Hoa Kỳ hay Nam Việt Nam nào tin rằng đất nước này có thể đứng vững nếu không có đầy đủ sự yểm trợ của Không Quân Mỹ. Lý do đơn giản là vì địa hình Việt Nam, chứ không phải vì sự thiếu ý chí của Nam Việt Nam. Tôi sẽ trình bày chính xác hơn trong cuốn sách tiếp theo của tôi. Nhìn bên ngoài, tình hình tiếp tế của Bắc Quân có vẻ rất tốt. Nhưng có điều ít ai biết hay hiểu ra, đó không phải là do Trung Cộng và Nga Xô chi viện ào ạt mà là do Bắc Việt đã dốc tất cả kho vũ khí của họ ra. Nói một cách khác, họ đánh xả láng cú chót để giành chiến thắng. Thật không may, lần này họ đã đoán đúng. Tôi chỉ mới phát hiện ra điều này trong khi xem xét một số ấn phẩm mới của Cộng Sản. Cho ông biết trước một chút xíu thôi đấy nhé.
Tom Glenn: Một số người tin rằng nỗ lực chống cộng ở Việt Nam đã bất khả thi ngay từ đầu. Chiến thắng của Bắc Việt [có phải] là đương nhiên không?
Jay Veith: Không đúng. Nếu chúng ta quyết định cắt đường mòn Hồ Chí Minh bằng quân đội Hoa Kỳ, tôi tin rằng chúng ra đã có thể thắng cuộc chiến. Sau khi Hải Quân cắt đứt nguồn tiếp tế trên biển, và nếu chúng ta phong tỏa cảng Sihanoukville (Cambodia), thì "cách mạng" tại Nam Việt Nam không còn nguồn cung cấp nữa, do đó, về căn bản, sẽ thoái hóa thành một cuộc chiến tranh du kích lẻ tẻ, một cuộc chiến mà người miền Nam có thể cáng đáng được.
Tom Glenn: Vậy thì với những điều bây giờ chúng ta đã biết, liệu Hoa Kỳ khi đó có nên nhúng tay vào Việt Nam không? Một câu hỏi cực kỳ tế nhị cho anh trả lời đấy.
Jay Veith: Tôi sẽ phải tránh né câu hỏi nầy bằng cách yêu cầu ông suy nghĩ như sau. Một trăm năm nữa, khi các học giả viết lịch sử của nước Mỹ và thế giới trong thế kỷ 20, chẳng biết họ sẽ định nghĩa cuộc sống Mỹ vào thời kỳ này như thế nào? Họ sẽ nhập chung thời kỳ hậu Đệ Nhị Thế Chiến với một khoảng thời gian dài hơn sau đó, và mô tả thời kỳ đó là một cuộc chiến dài chống lại chủ nghĩa Cộng Sản chăng? Nếu vậy, ai đã thắng cuộc chiến đó? Nếu nhìn từ góc độ lịch sử lâu dài hơn, tôi nghĩ mọi người cuối cùng sẽ đánh giá Việt Nam một cách không thiên vị hơn.
*
Ghi chú về tác giả Tom Glenn:
Tiểu thuyết về Việt Nam của ông có tên "Last of the Annamese." Tác phẩm kể câu chuyện của một sĩ quan Quân Lực VNCH và người vợ tận tụy. Cả hai đã cùng tuẫn tiết tháng Tư 1975. Xoay quanh họ là hình ảnh đau thương của một Nam Việt Nam bị bức tử.