Friday, November 23, 2018

Bỏ Rơi Hay Phản Bội – Bùi Anh Trinh

December 23, 2017 | by Ban Tu Thư | 

* Ngày 29-9 năm nay đã là ngày giỗ thứ 14 của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Cho tới trước khi chết Ông vẫn cúi đầu nhận chịu trách nhiệm đã làm cho mất nước, một lỗi lầm quá to lớn mà cá nhân một người không thể nào gánh vác. Nếu có một người nào đó đứng ra nhận chịu thì quả là vô lý, thế nhưng Ông Nguyễn Văn Thiệu đã làm.

I – PHẢI CHĂNG MỸ BỎ RƠI?

Kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ thực sự sụp đổ vào năm 1975 với 3 triệu cựu chiến binh tại chiến trường Việt Nam, 58 ngàn người đã chết, và 3.000 quân nhân còn mất tích. Xã hội Mỹ phân hóa trầm trọng với tranh cãi đổ lỗi cho nhau.
Chính vì vậy mà những người quân nhân VNCH không bao giờ động chạm tới nỗi đau của người bạn chiến đấu Mỹ, họ đã làm hết sức của họ rồi, họ đã phải chết tới 58.000 người và đã hao tốn 300 tỷ USD, lại còn phải nuôi 3 triệu cựu chiến binh Mỹ mà người nào cuộc đời cũng tan nát do bị khủng hoảng, bị thất bại vì không thể trở lại trường để làm lại cuộc đời.
Hai chữ “Bỏ Rơi” là do BBC và RFI dùng để xoa dịu sự oán hận của người Việt sau khi Mỹ cắt ống tiếp huyết cho VNCH. “Bỏ Rơi Đồng Minh” khác với “Phản Bội Đồng Minh”. Bỏ Rơi có nghĩa là tôi thích thì tôi giúp, khi thấy mệt mõi quá thì tôi không giúp nữa. Còn Phản Bội là phỉnh gạt, lừa đảo. Cho nên người Mỹ muốn nhận là họ Bỏ Rơi VNCH còn hơn là nhận Phản Bội VNCH.

Ⅱ – Frank Snepp, THÁNG 3 NĂM 1973.

Năm 1968 anh sinh viên Frank Snepp quyết định làm đơn xin đầu quân vào CIA để tránh khỏi phải đi lính và chiến đấu tại VN. Năm 1969 Snepp bắt đầu làm viêc tại chi nhánh CIA tại Sài Gòn trong tư thế một nhân viên mới vào nghề. Năm 1971 ông trở về Trung Tâm CIA tại Mỹ với nhiệm vụ phân tích những tin tức thu thập từ báo chí của Bắc Việt.
Đến năm 1972 ông bị đày đi Việt Nam vì tội đã báo trực tiếp cho Tòa Bạch Ốc một thông tin ông đọc được trên báo của Hà Nội mà không qua các xếp lớn của CIA. Nhiệm vụ lần thứ hai của Frank Snepp tại Việt Nam là đọc báo và nghe đài phát thanh của CSVN và VNCH để trình cho Polgar, trưởng CIA tại Sài Gòn, những tin nào mà ông ta thấy đáng quan tâm.
Sau biến cố 1975 Frank Snepp quyết định viết thành sách về những gì ông chứng kiến trong vai trò một nhân viên CIA làm việc tại Việt Nam trong giai đoạn Hoa Kỳ cuốn cờ ra khỏi Việt Nam. Nhờ đó ông nhanh chóng trở thành nhân chứng sống duy nhất dám tiết lộ những bí mật mà một nhân viên CIA không được phép tiết lộ.
CIA đã đưa ông ra tòa vì ông đã hành động trái với lời tuyên thệ khi ông bước chân vào tổ chức CIA. Tòa án đã phán quyết Frank Snepp không bị tội tiết lộ bí mật nghiệp vụ nhưng cũng quyết định cho thu hồi quyển sách “Decent Interval” của Frank Snepp. Tuy nhiên phán quyết này chỉ có hiệu lực hình thức bởi vì cả thế giới đều đã đọc Decent Interval…
Theo Frank Snepp thì mọi chuyện đều bắt đầu từ khi ký kết Hiệp Định Paris. Rồi 3 tháng sau khi ký kết Hiệp Định, Tổng Thống Nixon cử Martin làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam thay Bunker. Frank Snepp mô tả vai trò của Đại Sứ Martin: “Mỹ buộc phải bỏ khỏi Việt Nam trong tư thế đường hoàng, và muốn tạo được ấn tượng như vậy thì cần phải có một chuyên gia về ảo thuật và kịch nghệ mà Martin thuộc vào hạng sư phụ. (Trang 75, nguyên văn: “The United States was obliged to crawl out of Vietnam standing up, and to foster that illusion required the kind of conjuring and stagecraft at which Martin so adept”). Như vậy màn kịch bỏ rơi Việt Nam đã được lên giàn từ tháng 4 năm 1973.

Ⅲ – Nixon THẤT HỨA VỚI Liên Sô, THÁNG 8 NĂM 1974.

Năm 1974 giữa năm, Tổng Thống Mỹ Nixon đệ trình Quốc Hội Mỹ bản dự thảo hiệp ước giao thương giữa Mỹ và Liên Sô. Đến lúc này Quốc Hội Mỹ mới biết rằng đây là cái giá mà Nixon đã trả cho việc Liên Sô ngưng cung cấp vũ khí cho Hà Nội và ép Hà Nội phải ký hiệp ước ngưng bắn 1973. Dĩ nhiên khi đưa ra trước quốc hội, Nixon tin rằng sẽ được thông qua dễ dàng vì lợi ích chung của cả hai nước, nhất là từng bước giải quyết chiến tranh lạnh là điều mà dân chúng Hoa Kỳ mong chờ.
Tuy nhiên ông đã tính lầm, Quốc Hội Mỹ đoán rằng còn nhiều cái giá khác nữa giữa Nixon và Liên Sô, Trung Quốc, Hà Nội vào năm 1972. Vì vậy quốc hội bác bỏ thẳng thừng hiệp ước thương mại Sô–Mỹ để buộc Nixon phải lòi ra những thỏa thuận khác. Dĩ nhiên là Nixon không đưa ra, ông dùng đặc quyền hành pháp để từ chối.
Vì vậy Quốc Hội Mỹ có một cách khác để moi ra những gì mà Nixon đã cam kết với Liên Sô, Trung Quốc và Hà Nội vào năm 1972; đó là cách lợi dụng vụ Watergate để triệu tập một Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt về sai phạm của Nixon trong vụ nghe lén, nhờ đó công tố viên của Ủy Ban Điều Tra có quyền bắt Nixon phải đưa ra tất cả những cam kết ngầm với Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa và cả Hà Nội.
Nixon chỉ còn có cách từ chức để né tránh Ủy Ban Điều Tra bởi vì ông và Kissinger đã có những thỏa thuận mật với đối phương mà không xin phép Quốc Hội Mỹ. Một khi ông từ chức thì những cam kết của ông trở thành vô hiệu lực. Quốc Hội Mỹ sẽ không còn cớ để truy xét.
Sau khi Nixon từ chức thì Quốc Hội Hoa Kỳ cho thông qua đạo luật cấm Hoa Kỳ buôn bán với các nước Cộng Sản vào cuối năm 1974 (Đạo luật Jackson-Vanik). Sự trở mặt của Quốc Hội Mỹ đã khiến Liên Sô tức giận bởi vì những cam kết của Nixon khi ông ta viếng thăm Liên Sô vào năm 1972 đã không được thi hành. Vì vậy, cuối năm 1974, Đại Tướng Kulikov của Liên Sô đến Hà Nội để xúi Hà Nội đưa quân đánh chiếm Miền Nam, Liên Sô sẽ cung cấp vũ khí và chiến phí..
Ⅳ – HÀ NỘI CAY ĐẮNG.
Theo như 7 mục, 23 điều khoản của Hiệp Định Paris thì Hà Nội ngưng bắn vô điều kiện, trao trả cho Mỹ 591 tù binh Mỹ vô kiện, trao trả tù binh VNCH để đổi lại VNCH trao trả 28 ngàn tù binh Bắc Việt. Trong khi đó Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không phải từ chức, 38 ngàn tù chính trị của mặt trận Giải Phóng Miền Nam vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Đặc biệt là “ngưng chiến da beo”, nghĩa là quân đội CSVN vẫn ở trên rừng và quân đội VNCH kiểm soát thành thị và thôn quê Nam Việt Nam. Biên giới hai miền Nam Bắc vẫn được tôn trọng theo như Hiệp Định Geneve 1954.
Nhìn bề mặt của Hiệp Định Paris quá vô lý cho nên giới quan sát quốc tế thừa biết bên trong phải có một mật ước riêng. Quả nhiên sau này vào năm 1977 Tổng Thống Jimmy Cater của Mỹ xác nhận có một mật ước riêng đằng sau Hiệp Định Paris được Nixon ký với Hà Nội 4 ngày sau khi ký kết Hiệp Định Paris 1973. Vào tháng 10 năm 1988 Hà Nội cho công bố toàn văn bản mật ước Nixon & Phạm Văn Đồng.
Theo đó thì Nixon hứa sẽ viện trợ tái thiết cho Bắc Việt 3,25 tỷ USD và viện trợ phát triển kinh tế cho Hà Nội 1,5 tỷ USD. Trong vòng 30 ngày sau khi người tù binh Hoa Kỳ cuối cùng rời khỏi VN thì hai bên sẽ thiết lập xong hệ thống viện trợ tái thiết, và trong vòng 60 ngày sau đó thì lập xong hệ thống viện trợ phát triển kinh tế.
Bản mật ước do đích thân Kissinger mang tới Hà Nội cho Phạm Văn Đồng ký nhận. Từ đó Lê Duẩn ngày đêm trông chờ món tiền của Kissinger và đến cuối năm 1974, Liên Sô cử tướng Kulikov sang Hà Nội xúi Lê Duẩn đánh chiếm miền Nam thì có nghĩa là Hiệp Định Paris coi như tờ giấy lộn. Rốt cuộc Hà Nội biếu không 591 tù binh Hoa Kỳ mà chẳng nhận được đồng nào, suốt 10 năm chiến đấu gian khổ, hằng triệu người chết, hằng chục tỷ đô la nợ chiến phí… đến nay chỉ còn là con số không (sic).
Tướng Kulikov xúi Hà Nội phát động chiến tranh trở lại nhưng Lê Duẩn và tập đoàn lãnh đạo CSVN thực sự trắng mắt. Dân chúng miền Bắc đã kiệt sức, trong 5 năm nhà nước đã đóng cửa tất cả 18 trường đại học và cao đẳng, bòn vét nhân lực đến độ phải gọi lính ở tuổi 16, tại miền Bắc chỉ còn một trời đàn bà góa… thì lấy đâu để gây chiến tranh trở lại.
*(Theo hồi ký của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái thì cho tới năm 1974 Hà Nội đã động viên đến 16% dân số, không thể nào động viên thêm được nữa. Trong khi Miền Nam là 5,88%)

Ⅴ – HẾT ĐẠN VÀ HẾT NHIÊN LIỆU.

Bắt đầu từ năm 1975 Đại Tướng Cao Văn Viên viết tường trình cho Ngũ Giác Đài về những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam nhưng đến năm 1983 mới được in thành sách với tựa đề “The Final Collapse” và hai mươi năm sau, 2003 The Final Collapse được nhà nghiên cứu sử Nguyễn Kỳ Phong dịch ra tiếng Việt với tựa đề “Những Ngày Cuối Của Việt Nam Cộng Hòa”. Trong sách có kèm theo những chú giải mới nhất của Đại Tướng Cao Văn Viên. “Một sự thực không thể chối cãi là quân đội VNCH sẽ hết đạn và nhiên liệu vào tháng 6 năm 1975…” (Tài liệu của Ngũ Giác Đài: Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong trang 136).
Năm 1974 tháng Giêng, theo tài liệu của CIA: “Từ cuối tháng 12-1973 đến đầu tháng Giêng 1974 Tướng John Murray và ban tham mưu của ông đã làm việc ngày đêm để cố gắng tìm đáp số cho bài toán viện trợ quân sự. Nhưng mỗi lần họ tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn đề thì lại phát sinh một vấn đề khác mà kết quả cũng chỉ đưa tới bí lối” (Frank Snepp, Decent Interval, trang 95).
Tướng John Murray là tư lệnh cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam…. Ông đến Việt Nam sau Hiệp Định Paris 1973, sang đầu năm 1974 ông và Bộ Tham Mưu Hoa Kỳ tại Việt Nam phải tính toán sổ sách về viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam trong nửa cuối 1974 và đầu năm 1975. Tuy nhiên Ngũ Giác Đài đã cho ông biết trước là có thể dưới 700 triệu đô la nhưng theo các chuyên viên tham mưu của John Murray thì 700 triệu chỉ đủ giữ được Vùng 4.
Năm 1974 cũng theo Frank Snepp, ngày 16-8 John Murray họp buổi họp chót với Đại Tướng Cao Văn Viên (tổng tham mưu trưởng), Tướng Đồng Văn Khuyên (tổng cục trưởng Tổng Cục Tiếp Vận) và một số tướng lãnh của Bộ Tổng Tham Mưu. John Murray khuyên Tướng Viên nên liệu cơm gắp mắm, gấp rút lên kế hoạch sẵn sàng bỏ Vùng 1, Vùng 2 và cả Vùng 3 để về cố thủ Vùng 4. Tuy nhiên “Tướng Viên lẫn Tướng Khuyên đều nói rằng lên kế hoạch về quân sự thì được, nhưng về mặt chính trị thì không thể nào thi hành nổi”. Sau buổi họp này thì John Murray giải ngũ, trở về Hoa Kỳ.
Năm 1974 tháng 5, theo Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng (bộ trưởng Bộ Kế Hoạch của VNCH) thì ông đã tình cờ trông thấy bản kế hoạch “Cắt Đất Theo Lượng Viện Trợ” của Murray nằm trên bàn của Tổng Thống Thiệu vào tháng 5 năm 1974, nghĩa là 2 tháng trước khi Nixon từ chức. Như vậy Murray chính là tác giả của kế hoạch bỏ Vùng 1, Vùng 2 vào năm 1975, một kế hoạch mà cho tới 40 năm sau người ta vẫn cho là sáng kiến (tối kiến) của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Sự thực Tổng Thống Thiệu đã bị báo chí Mỹ cố tình gieo tiếng oan mà lúc đó Ông không thể lên tiếng thanh minh.
Năm 1974, ngày 24-12: Theo hồi ký của Đại Tá Phạm Bá Hoa “Ngày 24-12-1974, lúc quân CSVN đang tấn công Phước Long sang ngày thứ 10; một buổi tiệc mừng Giáng Sinh được Tướng Đồng Văn Khuyên, tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, tổ chức trên lầu của Câu Lạc Bộ trong Bộ Tổng Tham Mưu”. Khách tham dự gồm có Tướng Smith (chỉ huy trưởng cơ quan quân sự Hoa Kỳ tại VN; Tướng Quân Y Phạm Hà Thanh; Tướng Công Binh Nguyễn Văn Chức; Đại Tá Phạm Kỳ Loan (tổng cục phó Tổng Cục Tiếp Vận); Đại Tá Phạm Bá Hoa (tham mưu trưởng Tổng Cục Tiếp Vận); Đại Tá Pelosky (phụ tá của Tướng Smith); Trung Tá Nguyễn Đình Bá (chánh văn phòng của Tướng Khuyên).
Tướng Smith tiết lộ rằng: “Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có kế hoạch với ngân khoản dự trù hơn 300 triệu đô la để di tản sang Hoa Kỳ khoảng 40 ngàn sĩ quan và gia đình, nhưng thời gian thì chưa rõ” (Phạm Bá Hoa, Đôi Dòng Ghi Nhớ, Bản in lần 4, trang 264).. Khi sách của Phạm Bá Hoa phát hành thì tất cả các nhân vật trong bữa tiệc đều còn sống mạnh khỏe nhưng không ai phản đối, kể cả Tướng Smith; chứng tỏ chuyện này hoàn toàn có thật.
Như vậy là kịch bản bỏ rơi miền Nam đã được lên giàn trước khi mất Phước Long chứ không phải là sau khi mất Ban Mê Thuột. Người ta đã tính toán sẵn kế hoạch để cho VNCH sụp đổ trước tháng 6 năm 1975, kể cả ước tính trước ngân sách chi dụng cho kế hoạch.
Năm 1975, ngày 7-1: Phản ứng của Mỹ sau khi mất Phước Long là: “Tòa Bạch Ốc nói rằng: Tổng Thống Ford không có ý vi phạm những điều cấm chỉ (của Quốc Hội Mỹ) về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam” (Hồi ký của Tướng CSVN Hoàng Văn Thái, trang 161). Khi vừa nghe tin này Phạm Văn Đồng tuyên bố: “Cho kẹo quân Mỹ cũng không dám trở lại Việt Nam” (trang 146).
Ngay sau khi nhận được tin, Lê Duẩn chỉ thị cho Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Hoàng Văn Thái lập kế hoạch tiến chiếm miền Nam: “Một tháng sau chiến thắng Phước Long, ngày 5 tháng 2, anh Văn Tiến Dũng lên đường vào Tây Nguyên” (Hoàng Văn Thái, trang 172).
Ngày đó cơ quan USIS của CIA tung tin quân VNCH thua tại Phước Long là do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cố tình bỏ Phước Long để thử xem phản ứng của Mỹ. Sở dĩ CIA đổ cho Nguyễn Văn Thiệu là để Quốc Hội Mỹ có cớ biểu quyết ngưng viện trợ quân sự cho VNCH.

Ⅵ – Và TÌNH HÌNH THỰC SỰ VÀO THÁNG 3 NĂM 1975:

-Tuần đầu của tháng 3 năm 1975. Trong một cuộc họp đầu tuần của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Kissinger đã giải thích hành động viện trợ “Lấy Có” cho Cam Bốt: “Chính Phủ Lon Nol đang trên đà sụp đổ, đây là nguyên do chính khiến chúng ta phải tiếp tục viện trợ để cho sau này không ai có thể trách chúng ta vô trách nhiệm”. (Frank Snepp, Decent Interval, trang 175). *(Nguyên văn: “…he say, the Lon Nol Government was on the brink of collapse, it was essential to keep open the aid pipeline so no one could later blame the United States for the disaster”).
– Ngày 7-3-1975, Kissinger chỉ thị cho các viên chức Ngoại Giao Hoa Kỳ trước khi ông ta lên đường đi Trung Đông: “Hãy làm mọi cách để quốc hội tiếp tục duy trì viện trợ (Lấy Có) cho Cam Bốt và Việt Nam. Không phải để cứu vãn hai nước đó, mà vì không thể nào cứu vãn được hai nước đó” (Frank Snepp, Decent Interval trang 176). *(Nguyên Văn: Do every thing possible to ensure that Congress lived up our aid commitments to Cambodia and Vietnam- not because the two countries were necessarily salvageable, but precisely because they might not be).
Hai ngày sau khi Kissinger nói câu này thì Văn Tiến Dũng ra lệnh tấn công Ban Mê Thuột.
Kissinger không muốn thiên hạ nghĩ rằng Việt Nam sụp đổ do không còn viện trợ. Và với mức độ viện trợ nhỏ giọt thì đến ngày 30-6-1975 Quân Đội VNCH sẽ không còn Gạo và không còn Đạn (tài liệu The Final Collapse của Đại Tướng Cao Văn Viên). Vì thế Kissinger mong cho Quân Đội VNCH tự tan rã trước khi hết Gạo và Đạn trước tháng Sáu năm 1975. Lúc đó thiên hạ sẽ nghĩ rằng Quân Đội Sài Gòn đã thua chạy trước sức tiến công vũ bão của quân Hà Nội.

Ⅶ – THẾ BẮT BUỘC của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Năm 1975 ngày 11-3, một ngày sau khi mất Ban Mê Thuột. Theo Đại Tướng Cao Văn Viên “Ngày 11-3 Tổng Thống Thiệu mời các Tướng Khiêm, Viên, Quang ăn sáng tại Dinh Độc Lập và sau đó trình bày ý định muốn cắt bỏ bớt lãnh thổ cho vừa với mức viện trợ quân sự của Hoa Kỳ vào năm 1975”. Tướng Viên ghi lại cảm nghĩ của ông lúc đó: “Quyết định của Tổng Thống Thiệu cho chúng tôi thấy đây là một quyết định ông đã suy xét thận trọng. Hình như Tổng Thống Thiệu đã ngần ngại về quyết định đó, và bây giờ ông chỉ thổ lộ cho ba người chúng tôi trong bữa ăn sáng…”
*“… Tổng Thống Thiệu phác họa sơ: …Một vài phần đất quan trọng đang bị Cộng Sản chiếm, chúng ta sẽ cố gắng lấy lại bằng mọi giá… Ban Mê Thuột quan trọng hơn hai tỉnh Kontum và Pleiku nhập lại…” (Cao Văn Viên, The Final Collapse, bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong, trang 129-131).
“Ngay sau khi Phước Long bị tấn công, Hoa Kỳ không có một phản ứng nào … . Một thực tế gần như hiển nhiên là Hoa Kỳ không muốn cuộc chiến tiếp tục và biểu quyết viện trợ để VNCH đánh tiếp là chuyện sẽ không xảy ra. Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc” (trang 132).
Đoạn trích dẫn trên đây đã giải thích vì sao Tổng Thống Thiệu phải bỏ Vùng 1 cũng như Vùng 2. Và vì sao Tướng Viên không nhiệt tình tham gia kế hoạch của Tướng Thiệu.
Cuối cùng, sau 30-4-1975 Mỹ mở chiến dịch đổ tội làm mất nước cho Tổng Thống Thiệu để cho người ta không oán hận Mỹ đã bỏ rơi VNCH. Giờ đây đã 40 năm trôi qua, nếu người Mỹ không lên tiếng giải oan cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, thì cũng nên trả lại sự thật cho lịch sử….

Bùi Anh Trinh

Thursday, November 22, 2018


Cố vấn Tổng thống Mỹ đề xuất đưa Trung Quốc ra khỏi WTO
Tác giảHà LinhNguồnSohaNgày đăng: 2018-11-22


Cố vấn kinh tế Kevin Hassett. Ảnh: Wall Street Journal
Một trong những cố vấn kinh tế cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất “trục xuất” Trung Quốc khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài BBC, chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ, ông Kevin Hassett đánh giá rằng Trung Quốc với tư cách là một thành viên WTO đã có hành vi sai lệch.
Cố vấn kinh tế Kevin Hassett cho rằng WTO cần phải thực hiện tốt hơn để giải quyết với những quốc gia đã không tuân theo quy định và sẵn sàng chấp nhận thua trong kiện tụng vì mức phạt của tổ chức này quá thấp.
Ông Kevin Hassett đưa ra 3 giải pháp để xử lý tình trạng này là đàm phán song phương, cải tổ WTO và thậm chí là đưa Trung Quốc ra khỏi tổ chức thương mại này.
Ông Kevin Hassett dường như thích giải pháp thứ ba hơn: “Liệu chúng ta có nên theo chiều hướng đưa Trung Quốc ra khỏi WTO?
Ngoài ra, ông Kevin Hassett nhận định chiến thuật của Tổng thống Trump đối với thương mại quốc tế là có hiệu quả.
Trong hai năm đầu lãnh đạo Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã áp đặt mức thuế cao hơn với nhôm, thép nhập khẩu, rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chủ trương tạo Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) mới.
Nhiều nhà phân tích chỉ trích đây là động thái bảo hộ của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, cố vấn Hassett lại cho rằng chính sách của Tổng thống Trump có mục tiêu hướng tới thương mại không rào cản với mọi quốc gia trên thế giới.
Ông Hassett còn đánh giá rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung với các mức thuế bổ sung sẽ gây ít thiệt hại cho Mỹ nhưng tạo áp lực tối đa với Trung Quốc. Do đó, theo ông Hassett Trung Quốc đã buộc phải tìm đến đàm phán.
Cố vấn kinh tế Tổng thống Mỹ đồng thời bày tỏ hy vọng cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina sẽ đem lại hiệu quả.
----

TT TRUMP Tái Cấu Trúc LHQ Để Loại Tàu Cộng Ra Khỏi LHQ
Tác giảNguyễn Vĩnh Long HồNguồnDiễn đàn Người dân Việt NamNgày đăng: 2018-11-22
TT D.TRUMP: ĐÃ ĐẾN LÚC LHQ PHẢI CẢI CÁCH:
Tổng Thư Ký LHQ Antonio Guterres xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn phát sóng ngày 23/4/2018 trên kênh truyền hình SVT của Thụy Điển đã thừa nhận Tổ chức LHQ “bất lực” trong giải quyết nhiều vấn đề đang phải đối mặt.
Ngày Thứ Ba 25/9/2018, trước Đại Hội Đồng LHQ, Tổng thống Donald Trump dành 3 lần đề cập cụ thể tới Tàu Cộng bằng thái độ giận dữ và ông cáo buộc Bắc Kinh đã thực hiện nhiều chính sách bất công đối với Hoa Kỳ. TT Trump: “Bắc Kinh không ngừng bán phá giá sản phẩm, cưỡng ép chuyển gia công nghệ và ăn cắp sở hữu trí tuệ. Nước Mỹ đã mất hơn 3 triệu việc làm trong lĩnh vực sản xuất - gần ¼ của toàn bộ công ăn việc làm trong ngành thép và 60.000 nhà máy, sau khi TC gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Chúng tôi đã mất 13.000 tỷ USD vì thâm hụt thương mại trong 2 thập kỷ qua,” ông nói. “Những ngày đó đã chấm dứt. Chúng tôi sẽ không nhân nhượng với sự lạm dụng này nữa. Chúng tôi sẽ không cho phép công nhân của mình trở thành nạn nhân, các doanh nghiệp của mình bị lừa gạt và tài sản của Mỹ bị bòn rút và chuyển ra nước ngoài. Mỹ sẽ không bao giờ xin lổi vì bảo vệ công dân của mình. "
TT D. Trump khẳng định sự độc lập của Mỹ đối với cộng đồng quốc tế. Ông nói: “Chúng tôi bác bỏ chủ thuyết toàn cầu và chúng tôi ủng hộ thuyết ái quốc”. Tổng thống Trump đưa ra một loạt danh sách các cơ chế mà chính phủ Mỹ hiện đang muốn làm suy yếu hoặc rời bỏ, từ Tòa Án Tội phạm Quốc tế (ICC) cho tới Ủy Ban Nhân Quyền LHQ. Rõ ràng, cơ quan LHQ đã tỏ ra bất lực đối Tàu Cộng đang ra sức thao túng cơ quan này. Ông nói: “Hãy tập trung nhiều hơn vào con người, và ít hơn vào bộ máy quan liêu”. Khi đang là ứng cử viên tổng thống, ông Trump đã chỉ trích gay gắt LHQ và nói về sự yếu kém và bất tài thậm tệ của tổ chức này.
Ngày 18/9/2018, TT Trump nói: “LHQ đã không đạt được triển vọng của chúng ta do bộ máy quan liêu và quản lý tồi,” ông khuyến khích các quốc gia thành viên có lập trường can đảm để thay đổi cách làm việc của LHQ, thay vì: “Theo cách làm của quá khứ mà hiện giờ không còn hoạt động tốt”. Ông kêu gọi vị Tổng thư ký mới của LHQ, ông Antonio Guterres phải tiến hành cải cách.
TÀU CỘNG THAO TÚNG CƠ QUAN LHQ NHƯ THẾ NÀO?:
Theo bài phân tích của chuyên gia Patrick Wintour. Sau nhiều năm lặng tiếng, Tàu Cộng giờ đang nổ lực thao túng quyền lực, tăng cường đóng góp ngân sách và bắt đầu gieo mầm quan điểm thế giới của mình vào LHQ, nhất là các vấn đề chấp hành luật pháp quốc tế và nhân quyền.
BÁC BỎ PHÁN QUYẾT CỦA TÒA TRỌNG TÀI LHQ:
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) có trụ sở ở La Haye, Hòa Lan, là cơ quan Tư pháp của LHQ, được thành lập vào năm 1945 theo Hiến chương LHQ. Mục đích chính của ICJ là để xét xử tranh chấp giữa các quốc gia trên thế giới. Trong một phán quyết quan trọng, Tòa án Trọng tài Thuờng trực tại La Haye bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Tàu Cộng trên Biển Đông, phán rằng TC không có “Chủ quyền dựa trên yếu tố lịch sử” tại vùng biển rộng lớn này là để xử vụ kiện của Philippines vào năm 2013, Manila đã tố cáo Bắc Kinh vi phạm Công ước LHQ về Luật Biển - gọi tắt là UNCLOS, qua các hành động muốn lấn chiếm bãi cạn Scarborough, chỉ cách bờ biển Philippines khoảng 225 km.
Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye - PCA nói tuyên bố của Bắc Kinh đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông theo lằn ranh cái gọi là “đường 9 đoạn” trải dài từ vùng duyên hải phía Tây Hoa Lục, đi ngược lại với Công ước LHQ về Luật Biển, ấn định ranh giới biển của một nước trong phạm vi 12 hải lý từ bờ biển của nước nầy và quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế trong phạm vi 200 hải lý tính từ bờ biển của nước đó. Nhưng, Bắc Kinh đã ngang ngược tẩy chay các thủ tục tố tụng tại tòa, nói rằng Tòa Trọng tài Quốc tế không có quyền tài phán trong cuộc tranh chấp và nhấn mạnh họ sẽ không chấp nhận, công nhận hoặc thực thi bất cứ phán quyết nào về Biển Đông, mặc dù họ đã ký Công ước LHQ về Luật Biển.
Ngày 15/11/2018, Phó tổng thống Mike Pence nói tầm nhìn của Hoa Kỳ về khu vực cần sự tôn trọng đối với các nước láng giềng và luật pháp quốc tế, tái khẳng định cam kết của Tòa Bạch Ốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông khẳng định rằng, “Mỹ vẫn tiếp tục cam kết duy trì tự do vùng trời và vùng biển, nơi chúng tôi kề vai sát cánh với các bạn trong vấn đề tự do đi lại” và Hải quân Mỹ đã tiến hành tuần tra thường xuyên trên Biển Đông, thực hiện hoạt động “tự do hàng hải” bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, đã khiến Bắc Kinh tức giận phản đối bằng mồm, vì những gì mà họ cáo buộc Mỹ là “xâm phạm chủ quyền” của nước họ.
THAO TÚNG CÁC CƠ QUAN NHÂN QUYỀN CỦA LHQ:
Tháng 10//2017, Human Rights Watch, một tổ chức nhân quyền quốc tế lớn của Mỹ, công bố một báo cáo dài 96 trang nói về những nỗ lực của Tàu Cộng trong việc chi phối và phá hoại các cơ chế nhân quyền chủ yếu của LHQ. Bắc Kinh hành động như vậy để tránh bị chỉ trích về nhân quyền, vừa để bảo vệ các đồng minh của mình. Báo cáo này có tên là “Cái giá của vận động quốc tế - Sự can thiệp của TQ vào các cơ chế Nhân quyền LHQ”. Nó đề cập đến một vấn đề rất quan trọng rằng, trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã bày binh bố trận để đẩy lùi những chỉ trích đối với thành tích nhân quyền ngày càng xấu của họ.
Kể từ vụ thảm sát ở Tiananmen (Thiên An Môn) năm 1989. Đàn áp dã man Pháp Luân Công, mổ sống cướp nội tạng của 2 triệu học viên Pháp Luân Công đem bán chợ đen thu USD. Đây là một nghề kinh doanh đẫm máu mà Bắc Kinh đã tìm mọi cách bào chữa cho những chỉ trích về nhân quyền một cách quyết liệt. Nhà hoạt dân chủ Liu Xiaobo (Lưu Hiểu Ba) khôi nguyên Nobel Hòa Bình, mắc bệnh ung thư trong trại giam và qua đời ngày 13/7/2017 trong một bệnh viện được an ninh TC canh phòng cẩn mật mà không có áp lực quốc tế nào can thiệp được.
Cái khác của hôm nay so với 10 hay 20 năm về truớc là mức độ ảnh hưởng của TC và một số các quốc gia khác ngày càng dè dặt trong việc chống lại sự chi phối và đe dọa của TC về vấn đề nhân quyền. Không có gì đáng ngạc nhiên khi TC sẽ chống lại hoặc thậm chí phá vỡ các cơ chế “nhân quyền toàn cầu”. Cả trước và sau khi trở thành tổng thống 45 của Hoa Kỳ, TT D. Trump đã chỉ trích LHQ một cách không thương tiếc về sự kém cõi toàn diện của LHQ, nếu không nói là bất lực trong vấn đề nhân quyền.
Ngoài các đặc điểm chung của Chủ nghĩa cộng sản độc tài, toàn trị, chuyên chế phản dân chủ, xâm lăng các nước nhỏ để bành trướng lãnh thổ. Thực hiện chính sách “Hán hóa” vô cùng dã man tàn bạo. Bắc Kinh không ngần ngại tàn sát dân chúng bản địa nhằm tiêu diệt những người chúng cho là chủng tộc “hạ đẳng”, chỉ có Hán tộc là chủng tộc “thượng đẳng” dù họ không phải là đối tượng của chiến tranh. Hành động nói trên xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bệnh hoạn của Tập Cận Bình, gần giống như Hitler, coi chủng tộc German là thượng đẳng.
Tại diễn đàn LHQ, TT D. Trump tuyên bố rằng, “Xã hội Chủ nghĩa” chỉ đem lại sự nghèo đói, đàn áp dân chúng bằng bạo lực và kêu gọi toàn thể nhân loại đoàn kết tiêu diệt “Chủ nghĩa xã hội” trên thế giới. Ngược lại, Đảng Dân Chủ với những cặp bài trùng hoạt đầu Barrack Obama - Hillary Clinton, Bernie Sanders - Joe Biden với sự yểm trợ tài chánh của tỷ phú “mất dạy” George Soros muốn biến Hoa Kỳ thành một nước Xã Hội Chủ Nghĩa (còn khuya!). Bắc Kinh đừng xem thường những gì TT Trump nói, ông sẽ thực hiện lời hứa này trong nhiệm kỳ thứ hai của ông.
CHÍNH SÁCH “HÁN HÓA” TÂN CƯƠNG & TÂY TẠNG:
Dân tộc Duy Ngô Nhĩ (Uighur) nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, theo đạo Hồi ở Tân Cương và nguời Tây Tạng theo Phật giáo. Mặc dù giữa Tân Cương và Tây Tạng từ địa lý, văn hóa đều không có một điểm nào tương đồng, nhưng các cuộc bạo động tại hai vùng ven biên của TC đều mang sắc thái chung. Theo nhận định của giới chuyên gia được AFP trích dẫn thì mẫu số chung này đều phẫn nộ chính sách “Hán hoá” cực kỳ dã man, thô bạo của Bắc Kinh, nếu không muốn nói Bắc Kinh muốn diệt chủng cả hai dân tộc này, bắt buộc họ phải nổi dậy phản kháng bằng bạo lực để tồn tại là chuyện tự nhiên.
Chính sách đồng hóa này, được thực hiện có hệ thống từ khi ĐCSTQ do Mao Trạch Đông lãnh đạo, chiếm chính quyền từ năm 1949 tại Đại Lục. Sau hơn 69 năm, chính sách Hán hóa bằng cách đưa người Hán lên định cư tại 2 khu vực tự trị này làm đảo lộn quân bình dân số. Chỉ riêng tại thủ phủ Lhassa, người Hán chiếm hơn 20% và kiểm soát hầu hết mọi hoạt động kinh tế - thương mại. Còn tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương, người Hán đã chiếm đa số với khoảng 80%, người Duy Ngô Nhĩ trở thành thiểu số ngay trên quê hương của mình.
Chính sách Hán hóa được Bắc Kinh và các chính quyền địa phương qua các biện pháp tàn nhẫn và khốc liệt như bóp nghẹt văn hóa truyền thống, tiêu diệt ngôn ngữ, ngăn cấm tự do tín ngưỡng và sinh hoạt tôn giáo. Người Hán xem người Duy Ngô Nhĩ & Tây Tạng xuống cấp là loại “công nhân hạng hai” ngay trên quê hương của tổ tiên họ để lại.
THẢM HỌA DIỆT CHỦNG DÂN TỘC UIGHURS:
Ngày 17/9/2018 vừa qua, bà Louisa Greve, Giám đốc đối ngoại của Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Washington, D.C, đã tham gia vào một cuộc thảo luận về nhân quyền tại Đại Lục cùng 2 luật sư nhân quyền David Matas và Madeleine Briggett. Bà Greve đã đưa ra những thông tin mới nhất về tình hình người Duy Ngô Nhĩ tại Khu tự trị Tân Cương.
Thảm họa diệt chủng tại Đông Turkestan (Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương) cần sự vào cuộc khẩn cấp của LHQ và cộng đồng quốc tế. Việc bắt giam những người Duy Ngô Nhĩ trên quy mô lớn vào các trại tập trung đang diễn ra ở đây. Đã có hơn 1.000.000 người Duy Ngô Nhĩ, có thể nhiều hơn nữa, đã bị bắt đi khỏi tổng số 11 triệu dân bản địa. Không có người Duy Ngô Nhĩ nào có thể tránh khỏi bị bắt vào các hệ thống trại tập trung.
Theo tổ chức nhân quyền Human Rights có tài liệu đầy đủ về việc phụ nữ mang thai, người già mắc trọng bệnh và người tàn tật cũng bị giam tại các trại tập trung bị tra tấn về thể xác lẫn tinh thần. Ước tính có khoảng 1,3 triệu người buộc phải tham gia các khóa huấn luyện tẩy não tuyên truyền chính trị vào ban ngày hoặc buổi tối.
Trải qua quá trình Hán hóa thông qua các giờ học tiếng Tàu và văn hóa Chệt. Những chương trình gây áp lực tâm lý nặng nề kiểu này, cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang muốn cưỡng chế đồng hóa người Duy Ngô Nhĩ, triệt tiêu nền văn hóa truyền thống và tín ngưỡng của họ. Ngoài ra, việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ những người Duy Ngô Nhĩ còn khỏe mạnh để thỏa mãn nhu cầu cần thay thế nội tạng của bệnh nhân ngày càng nhiều tại Hoa Lục. Vì vậy, vào ngày 30/7/2018, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã bày tỏ quan ngại về việc này, một số lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ bị mất tích và đã gia tăng trong năm nay.
Hiệp hội các học giả Nghiên cứu Diệt chủng Quốc tế “International Association of Genocide Scholars” (IAGS) là một tổ chức phi chính trị của các học giả trên khắp thế giới được thành lập với mục đích nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của các cuộc diệt chủng, đã gọi cuộc đàn áp Pháp Luân Công và bắt giam hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ vào các trại tập trung tại Đại Lục là một cuộc diệt chủng lạnh (cold genocide) - một thuật ngữ mới được sử dụng trong nghiên cứu tội ác diệt chủng của Bắc Kinh.
Hãng Reuters ngày 10/8/2018 dẫn lời bà Gay McDDougall thuộc Hội đồng Nhân Quyền LHQ, bà nói trong phiên họp ở Geneve: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước nhiều báo cáo đáng tin cậy rằng, dưới danh nghĩa chống lại “chủ nghĩa cực đoan tôn giáo” và gìn giữ ổn định xã hội, Bắc Kinh đã biến khu tự trị Tân Cương, tập trung người Duy Ngô Nhĩ vào hệ thống trại giam khổng lồ và bí mật”. Bà McDougall ước tính có đến 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ và Hồi giáo thiểu số bị buộc phải vào “các trại giáo dưỡng chính trị” ở miền Tây Tân Cương”.
Mới đây, ngày 06/11/2018 tại Genève, phái đoàn đông đảo của Bắc Kinh do thứ trưởng Ngoại giao Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) làm trưởng đoàn, đã hứng chịu trận bão chỉ trích trong phiên “Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát” (UPR) ở Hội đồng Nhân Quyền LHQ.
• Đại diện Mỹ Mark Cassayre đòi hỏi Bắc Kinh: “Chấm dứt tất cả các kiểu bắt giam tùy tiện, trả tự do ngay lập tức cho hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu người Uighurs bị giam giữ trong các trại cải tạo ở Tân Cương”.
• Đại sứ Pháp Francois Rivasseau cũng yêu cầu: “Kết thúc việc giam giữ người hàng loạt trong các trại tập trung,” ông đề nghị. “Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet giám sát tình hình tại chỗ”.
Trong lúc đại sứ các nước liên tục đặt câu hỏi, đả kích, chất vấn phái đoàn Tàu Cộng, bên ngoài trụ sở Hội đồng Nhân quyền LHQ, có khoảng 500 người biểu tình với các khẩu hiệu đòi Bắc Kinh “Chấm dứt diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ”.
Do bị đả kích tại LHQ cũng như các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ, Bắc Kinh sau nhiều tháng chối cãi sự hiện diện của các trại giam này. Đã tung ra một chiến dịch tuyên truyền nhằm giới thiệu các trại cải tạo trên đây như là các trung tâm dạy nghề. Mục đích lập ra, theo Tàu Cộng là: ngăn ngừa khủng bố trỗi dậy, trong số bối cảnh người Duy Ngô Nhĩ là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tấn công đẫm máu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một cuộc điều tra của AFP dựa trên 1.500 tài liệu có thể tham khảo trên mạng cho thấy các trung tâm trên là “nhà tù” thay vì trường dạy nghề.
Hàng ngàn quản giáo được trang bị hơi cay, ma - trắc, súng điện… giám sát các trại cải tạo bao quanh là những hàng rào thép gai và camera hồng ngoại. Những trại này phải giảng dạy như ở trường học, nhưng được quân đội quản lý và được canh gác chặt chẽ như những nhà tù. Một chỉ thị cho chính quyền địa phương đòi hỏi, mỗi gia đình phải có ít nhất một người vào trại tập trung cải tạo trong thời gian tối thiểu 3 tháng? Có nhiều người Duy Ngô Nhĩ ra đi chẳng bao giờ trở về nhà, vì nội tạng của họ bị đem ra bán chợ đen. Tại Tân Cương, người dân Duy Ngô Nhĩ giống như bầy cừu đang chờ vào lò mổ để bị làm thịt lấy nội tạng. Họ đã mất hết hy vọng.
Tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện, bà Rebiya Kadeer kêu gọi LHQ điều tra về số phận của 10.000 người Duy Ngô Nhĩ bị lực lượng an ninh vũ trang TC bắt đi mất tích trong đêm 05/7/2009. Số người này bị bắt chở đi đâu hay bị đưa vào lò mổ lấy nội tạng? Bà Rebiya Kadeer kêu gọi LHQ cho đại diện đến khu tự trị Tân Cương điều tra, nhưng tiếng kêu gọi của bà không được LHQ đáp ứng. LHQ bất lực vì bị Tàu Cộng dùng quyền phủ quyết, bác bỏ lời yêu cầu của bà.
Một bài điều tra trên báo Libération dẫn lời Omurbei Eli, một nguời Duy Ngô Nhĩ bị đi cải tạo khoảng 20 ngày mô tả: “Trong xà lim có khoảng 40 tù nhân, tất cả đều là người đạo Hồi, có 2 camera giám sát. Ngủ thì phải thay phiên, mỗi tháng chỉ được tắm một lần. Việc bị đánh đập thường xuyên diễn ra, có những người không chịu nỗi đã tự sát”. Bị đàn áp dã man như thế, nhưng theo chuyên gia Thierry Kellner trên Le Monde, khả năng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đứng lên đấu tranh vũ trang là rất thấp. Ngoài sự bênh vực từ các tổ chức phi chính phủ, ít có nuớc nào muốn chọc giận Bắc Kinh, chỉ trừ TT D. Trump của Hoa Kỳ đã làm cho Tập Cận Bình phải kiêng nễ, không dám chọc giận ông. Gió đã đổi chiều ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.
THẢM HỌA DIỆT CHỦNG DÂN TỘC TÂY TẠNG:
Hành động thiêu sống tù binh của IS trước đây, xem ra thật dã man và cực kỳ tàn bạo, nhưng không thể nào so sánh được với 140 người dân hiền lành Tây Tạng tự thiêu để cảnh tỉnh thế giới về bản chất “Hán hóa” quá tàn bạo của Bắc Kinh, muốn xóa sổ Tây Tạng. Ông Gyatso là người Tây Tạng thứ 140 đã nổi lửa tự thiêu. Cuộc bức hại của chính quyền Bắc Kinh đã và đang làm trên 1.000.000người Tây Tạng bị thiệt mạng.
Dân tộc Tây Tạng với nền văn hóa truyền thống theo đạo Phật đồ sộ ở khu tự trị Tây Tạng có diện tích 1,25 triệu km2, nhưng dân số chỉ còn có 3,18 triệu người. Bắc Kinh vẫn thường xuyên tuyên bố rằng, Tây Tạng là một phần thuộc lãnh thổ của Tàu Cộng bất chấp sự phản đối từ người dân Tây Tạng. Vào ngày 07/10/1950, chính quyền cộng sản TQ mang quân đánh chiếm xứ này. Chính phủ Tây Tạng dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lại Lạt Ma đã sử dụng các biện pháp hòa bình để đàm phán. Nhưng Bắc Kinh không giữ cam kết.
Đầu năm 1957, QĐNDTQ đã pháo kích, ném bom, phá hủy làng mạc, chùa chiền của Tây Tạng. Nhiều dân lành vô tội bị quân lính TC tra tấn sát hại. Những nông dân nào tỏ ý chống đối chính quyền Bắc Kinh, con gái của họ từ 13 - 20 tuổi bị cưỡng bức lõa thể đi diễn hành ngoài đường phố, trong khi lính TC đứng nhìn la hò thích thú. Nhiều ni cô Tây Tạng bị lính TC hãm hiếp tập thể. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải kết hôn.
Nạn nhân đôi khi còn bị tra tấn bằng cách lột da sống. Chồng bị tàn sát trước mặt vợ; các phụ nữ và con gái bị cưỡng hiếp và bị bắn chết trước sự chứng kiến của thân nhân. Trẻ con Tây Tạng bị bắt buộc cầm súng bắn giết cha mẹ…Theo báo cáo của Ủy ban Điều tra tại Quốc hội Hoa Kỳ về nạn nhân bị sát hại dưới chánh quyền của ĐCSTQ trong thời gian những năm 1949 - 1971 là vào khoảng vài triệu người Tây Tạng. Cho tới nay, người Tây Tạng vẫn đang sống dưới sự đàn áp của chính quyền Bắc Kinh. Sự bức hại người Tây Tạng vẫn còn tiếp tục đã bị cả thế giới lên án.
Chính quyền Bắc Kinh rất mạnh tay trong việc đốt phá chùa chiền. Từ chỗ có hơn 2.600 ngôi chùa Phật Giáo, Tây Tạng nay chỉ còn lại vỏn vẹn 70 chùa. Trong 10 năm “cách mạng văn hóa” (1966 -1976), Phật giáo Tây Tạng còn bị phá hủy nặng nề hơn nữa. Chùa chiền, tu viện bị đập phá đến hoang tàn, bị ném bom tiêu hủy. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải hoàn tục, kết hôn, bị buộc phải đi ngược lại giới luật và đức tin của mình, thậm chí còn bị tra tấn, bỏ tù. Sự kiện mới đây, hồi cuối tháng 7/2016, chính quyền Bắc Kinh đã đưa quân đội vào phá vỡ Học viện Phật giáo Larung Gar, nơi vốn được coi là thánh địa Phật Giáo Tây Tạng. Chính quyền đã huy động cơ giới máy kéo, máy xúc đập phá rất nhiều kiến trúc truyền thống ở đây, đẩy hơn 40.000 tăng ni vào cảnh màn trời chiếu đất.
KẾT LUẬN:
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ trình dự luật hôm 14/11/2018 kêu gọi chính quyền TT Trump có biện pháp mạnh mẽ hơn về việc Bắc Kinh đàn áp dã man người Hồi giáo Uighur. Việc chế tài có thể gồm các quan chức khác bị cáo buộc lạm dụng nhân quyền. Theo Reuters, dự luật cũng sẽ yêu cầu Tổng thống Trump lên án các hành động của Tàu Cộng ở Tân Cương, kêu gọi có một “điều phối viên đặc biệt” của Mỹ về vấn đề này và gây áp lực về việc cấm xuất cảng công nghệ của Mỹ mà Bắc Kinh có thể lợi dụng để giám sát và giam giữ hàng loạt người dân tộc Uighur. Dân biểu Chris Smith là một trong những người đề xướng dự luật này tại Thượng viện và Hạ viện. Tòa Bạch Ốc và sứ quán TC tại Washington không bình luận về dự luật được TNS Cộng Hòa Marco Rubio và TNS Dân chủ Bob Menendez đề xướng.
Các nhà Lập pháp Mỹ cũng bày tỏ sự phẫn nộ trước các chết của một vị cao tăng Tây Tạng trong nhà tù TC và thúc giục Bắc Kinh ngưng ngay các chính sách đàn áp ở Tây Tạng. Theo tường thuật do thông tín viên Yang Chen của đài VOA gởi về từ Điện Capitol, nữ dân biểu Zoe Lonfgren còn tố cáo Bắc Kinh phạm tội diệt chủng ở Tây Tạng..
Hiến chương LHQ được ký kết trong Hội nghị LHQ về Tổ chức Quốc tế tại San Francisco, California ngày 26/6/1945 bởi 51 nước thành viên đầu tiên, có hiệu lực từ ngày 24/10/1945 sau khi được phê chuẩn bởi 5 quốc gia sáng lập: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Liên Xô và Trung Quốc là có quyền phủ quyết. Các chuyên gia cho rằng, cơ cấu của HĐBA ngày nay đã quá lỗ thời, vì 5 thành viên thường trục kể trên trong đó có Tàu Cộng là quốc gia sống ngoài vòng luật pháp Quốc tế và là nước vi phạm nhân quyền khủng khiếp nhất thế giới qua 6 hành động điển hình bị cả thế giới lên án từ 50 năm qua tới nay:
• Đàn áp Phật Giáo Tây Tạng.
• Đàn áp Thiên Chúa Giáo.
• Thảm sát Thiên An Môn.
• Đàn áp Pháp Luân Công.
• Bác bỏ Phán quyết của Tòa Thường trực Quốc tế PCA.
• Diệt chủng dân tộc Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Chính vì HĐBA LHQ bất lực trong việc giải quyết các vấn để vừa kể trên vì quyền phủ quyết của Tàu Cộng. Bắc Kinh luôn bác bỏ và kêu gọi Hoa Kỳ và Quốc tế không được can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc ở Tân Cương và Tây Tạng…Chính vì vậy, Hoa kỳ đã rút chân ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, “Cơ quan “đạo đức giả và vụ lợi” và tạo ra một sự nhạo báng về quyền con người”, đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Nikki Haley nói.
Tôi tin chắc rằng, Tổng thống D.Trump sẽ thực hiện lời hứa của mình, tái cấu trúc HĐBA Liên Hiệp Quốc loại tên hung đồ Tàu Cộng ra khỏi Liên Hiệp Quốc trong thời gian gần đây.
Tổng hợp & Nhận định

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
18/11/2018

Tuesday, November 20, 2018

Hồi Ký của Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến Tháng Tư Đen Và Binh Chủng Mũ Xanh

Nguồn Viẹt Báo Online

Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, biệt danh Tango, sinh năm 1935, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH từ 1972 cho tới cuối ngày 30 Tháng Tư 1975, đã trải qua 13 năm tù cộng sản, tới Hoa Kỳ theo chương trình HO., hiện định cư tại Houston, Texas cùng vợ và 4 con.
Ngày 18 tháng Ba 1975, Đại tá Trí là Tư Lệnh Mặt Trận Tây Bắc Huế. Ngày 20-3, từ tuyên Mỹ Chánh trở vào vẫn nguyên vẹn. Mọi cuộc tấn công của Quân Bắc Việt vào phòng tuyến Thuỷ Quân Lục Chiến dọc hành lang sông Bồ và khu vực Cổ Bi đều bị đẩy lui. Nhưng rồi, chỉ 10 ngày sau những lệnh rút quân hoảng loạn từ thượng cấp, Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến tại Vùng I chiến thuật với quân số chừng 11,000, khi được Cơ Xưởng Hạm 802 đưa về đến Vũng Tầu, chỉ còn khoảng 4,000 binh sĩ.
Sau đây là chuyện Tháng Tư Đen, trích từ hồi ký "Ngày Tháng Không Quên", của Đại Tá Nguyễn Thành Trí kể về những ngày giờ sau cùng của binh chủng mũ xanh thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.
Khoảng 09:30 ngày 28-4-75, giờ tuyến phòng thủ của hai Lữ đoàn đều bị pháo kích. Trước tuyến LĐ258/TQLC địch cho chiến xa dẫn đường, Bộ binh theo sau, tiến vào vị trí của TĐ6/TQLC. Một phần khu vực của TĐ4/TQLC cũng bị tấn công. Cùng lúc, Sư đoàn 304 CSBV cũng tấn công vào tuyến của LĐ468/TQLC. Các tiểu đoàn thuộc LĐ468/TQLC đã sử dụng pháo binh tác xạ chính xác vào đội hình của địch khiến chúng phải chạy lui về phía sau. Ta bắt được một tù binh thuộc một đơn vị của SĐ304 CSBV. Riêng bên LĐ258/TQLC, địch cũng không thể tiến lên được trước hỏa lực mạnh mẽ của chiến xa và bộ binh của ta. Phi cơ lên vùng yểm trợ và oanh kích hữu hiệu vào đội hình của địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại. Địch đã phải rút lui về phía Đông, bỏ lại hai chiến xa do chiến xa ta bắn cháy. Theo cung từ của các tù binh bị bắt, lực lượng tấn công gồm Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 270) và Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 266). Hai trung đoàn này thuộc Sư đoàn 341 CSBV.
Khoảng 14:00 giờ, Tướng Lân gọi điện thoại hỏi tôi về tình hình tại Biên Hòa ra sao. Tôi trình ông biết là tuyến phòng thủ của hai Lữ đoàn đang chịu áp lực nặng nề của Sư đoàn 341 và 304 CSBV. Cho tới giờ này anh em vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Trong dịp này ông lưu ý tôi hãy chuẩn bị tư tưởng vì có thể SĐ/TQLC sẽ phối hợp với "lực lượng bạn" (?) để bảo vệ an ninh trục lộ từ Biên Hòa về Vũng Tàu. Ông không nói thêm mục đích của công tác nói trên cũng như từ đâu có lệnh đó. Tôi không thể hỏi thêm gì dài dòng vì đang trên đường dây điện thoại và nhận thấy mọi việc cần phải được giữ bí mật trong lúc này. Trước khi chấm dứt điện thoại, Tướng Lân khuyên tôi nên đưa gia đình ra Vũng Tàu, ông sẽ lo liệu trong trường hợp phải di tản. Tôi cám ơn về sự quan tâm của ông, nhưng tôi chưa có ý định cho gia đình đi trong lúc này. Tôi suy nghĩ miên man về những gì Tướng Lân vừa cho biết liên quan đến việc bảo vệ an ninh Quốc lộ 15. Trên thực tế cả Quân đoàn 2 CSBV gồm 3 Sư đoàn đang kiểm soát phần lớn Quốc lộ 15 đi Vũng Tàu. Muốn giải tỏa cần phải có một lực lượng lớn hơn và hành quân trong nhiều ngày với hỏa lực yểm trợ hùng hậu. Mặt khác phải có kế hoạch ngăn chặn Quân đoàn 4 tấn công vào Biên Hòa trên Quốc lộ 1, chưa kể Quân đoàn này còn có khả năng tăng cường cho Quân đoàn 2 CSBV trên Quốc lộ 15 bất cứ lúc nào.
Khoảng 15:00 giờ, Đại tá Lương, Tham mưu trưởng QĐIII, báo cho tôi biết là BTL/QĐ sẽ di chuyển về trại BCH Thiết giáp ở Gò Vấp vào lúc 16:00 giờ. Trước khi rời Biên Hòa ông muốn biết bên TQLC có cần gì không. Ông cho biết thêm là Trung tâm hành quân Quân đoàn vẫn còn để lại một toán nhỏ để làm việc. Tôi cám ơn ông và cho biết chúng tôi chưa cần gì bây giờ.
Buổi tối thì nghe tin Tổng thống Trần Văn Hương bàn giao chức vụ cho Đại Tướng Dương Văn Minh tuyên bố rằng ông muốn hòa giải, tôn trọng Hiệp định ngưng bắn 1973, và đề nghị ngưng bắn để thương thuyết… Làm sao Cộng sản chịu ngồi xuống thương thuyết khi chúng đang ở thế mạnh?
Ngày 29-4-75, tôi được lệnh đến họp tại BTL/SĐ18BB vào lúc 12:00 giờ. Hiện diện gồm có Tướng Toàn, Tư lệnh QĐIII, Tướng Đảo, Tư lệnh SĐ18BB, Tướng Khôi, Tư lệnh LĐ3KB, và tôi. Sau khi nghe qua phần trình bày của các vị Tư lệnh và tôi, Tướng Toàn chỉ thị cho các đơn vị rút về gần Biên Hòa và Long Bình để tuyến phòng thủ được bảo vệ chặt chẽ và hữu hiệu hơn. Để có sự thống nhất chỉ huy, do hai LĐ/TQLC khi về vị trí mới thì nằm trong khu vực trách nhiệm của cả LĐ3KB ở phía Bắc và SĐ18BB ở phía Nam, nên LĐ258/TQLC sẽ được tăng phái cho LĐ3KB và LĐ468/TQLC sẽ được tăng phái cho SĐ18BB. Tướng Toàn lưu ý thêm là tôi vẫn chịu trách nhiệm chỉ huy cho đến khi nào các LĐ/TQLC về đến vị trí mới đầy đủ; khi đó phải báo cho ông biết.
Về đến BCH tôi chưa kịp mời các Lữ đoàn trưởng TQLC và Liên đoàn trưởng BĐQ đến họp về việc rút quân thì địch lại mở cuộc tấn công vào khu vực của TĐ6 và TĐ16/TQLC. Lần tấn công này của địch có vẻ mạnh mẽ hơn. BCH nhẹ SĐ/TQLC liền xin phi cơ lên vùng yểm trợ đồng thời ra lệnh cho Liên đoàn BĐQ sẵn sàng tiếp ứng trong trường hợp cần thiết. Sau vài giờ kịch chiến, địch thấy không thể nào phá được tuyến chặn của ta hai bên Quốc lộ 1, trong khi bị phi cơ ta oanh kích trúng phía sau đội hình nên chúng đành phải rút lui. Trước tuyến của TĐ/16TQLC địch bỏ lại hai chiến xa còn đang bốc cháy.
Khoảng 15:30 giờ, tôi họp các Lữ đoàn trưởng TQLC và Liên đoàn trưởng BĐQ để phổ biến kế hoạch rút quân và tái phối trí để bảo vệ căn cứ Long Bình và thị trấn Biên Hòa. Các LĐ/TQLC phải đoạn chiến và rút về phía sau từ 10 đến 12 cây số. Liên đoàn BĐQ di chuyển vào bên trong căn cứ Long Bình, tiếp tục làm trừ bị. Thành phần chiến xa tăng phái cho các đơn vị không gì thay đổi. BCH nhẹ SĐ và BCH/LĐ/468 vẫn đóng tại chỗ. Sau khi các LĐ/TQLC về đến tuyến phòng thủ mới thì sẽ được đặt dưới quyền chỉ huy của LĐ3KB (đối với LĐ258/TQLC) và SĐ18BB (đối với LĐ468/TQLC). Phải có kế hoạch yểm trợ Pháo binh bắn chận khi cần thiết trong lúc rút quân. Tôi lưu ý các đơn vị trưởng là địch đang tấn công dữ dội vào hai Đại đội Nhảy dù có nhiệm vụ bảo vệ cầu Đồng Nai và căn cứ Hải quân cách Long Bình vài cây số về hướng Tây Nam.
Khoảng 18:00 giờ, sau nhiều lần phản công tái chiếm một vài vị trí đã bị mất, hai Đại đội Nhảy dù đã phải rút lui trước lực lượng đông đảo của đơn vị thuộc đoàn 116 đặc công của địch. Đường về Sài Gòn trên xa lộ qua cầu Đồng Nai đã bị cắt. Giờ đây chỉ còn lại chiếc cầu Đại Hàn duy nhất bắc qua sông Đồng Nai trên Quốc lộ 1 còn sử dụng được để về Sài Gòn, do hai Đại đội Nhảy dù khác đang bảo vệ.
Khi cầu xa lộ Đồng Nai bị chiếm, lực lượng Địa phương quân có nhiệm vụ canh gác các cổng ra vào, kho tiếp liệu, kho đạn… trong căn cứ Long Bình đã tự động rời bỏ vị trí, nhất là khi địch pháo kích vào dữ dội. Một vài cuộc chạm súng giữa một số binh sĩ giữ an ninh còn lại với các toán đặc công địch đã xãy ra tại một vài địa điểm khác nhau trong căn cứ. Lúc bấy giờ thật khó lòng mà xác định được nơi nào là bạn, nơi nào là địch. Tôi gọi điện thoại cho Đại tá chỉ huy trưởng căn cứ Long Bình nhưng không ai trả lời. Tôi gọi qua Trung tâm hành quân QĐIII tại Biên Hòa (toán liên lạc) để thông báo về tình trạng an ninh trong căn cứ Long Bình không còn kiểm soát được nữa và yêu cầu trình lên thượng cấp để có biện pháp trước khi tình hình trở nên xấu hơn. Một sĩ quan tại Trung tâm hành quân cho biết không còn ai có thẩm quyền tại đây; anh nói thêm Tướng Toàn đã lên trực thăng lúc 15:00 giờ và BTL/QĐIII ở Gò Vấp cũng không ai biết ông hiện đang ở đâu. Lúc bấy giờ nhiều tiếng súng nổ vang về hướng Biên Hòa. BCH nhẹ SĐ báo cho tôi biết một lực lượng địch đang tấn công vào phía Bắc sân bay Biên Hòa. Độ hơn nửa giờ thì địch bị lực lượng LĐ3KB và BĐQ đẩy lui.
Trước đi trời tối BCH nhẹ SĐ và BCH/LĐ468/TQLC di chuyển về khu vực gần cổng trại, cửa đi ra thị trấn Biên Hòa để việc phòng thủ được dễ dàng hơn đồng thời cũng kiểm soát được cổng ra vào quan trọng này. BCH Liên đoàn BĐQ cũng di chuyển theo về gần đó. Tại khu vực này một số văn phòng làm việc vẫn còn để máy lạnh, điện vẫn bật sáng, các máy điện thoại vẫn còn có thể sử dụng được bình thường, nhưng nhân viên chẳng còn ai cả. Mọi thứ vẫn còn bày biện trong văn phòng hay trên bàn làm việc chứng tỏ nhân viên đã rời khỏi nơi này không lâu lắm. Bức ảnh chụp gia đình của một Hạ sĩ quan Mỹ vẫn còn để nguyên trên một nóc tủ đựng hồ sơ, có lẽ trong lúc gấp rút anh ta đã quên mang theo bức ảnh kỷ niệm này.
Trong buổi họp lúc 12:00 giờ, khi nhận được lệnh rút khỏi tuyến phòng thủ về bảo vệ vòng đai gần Biên Hòa và Long Bình, chắc ai cũng tự hiểu rằng đây mới chỉ là giai đoạn một. Giai đoạn kế tiếp sẽ có thể là phòng thủ phía Tây sông Đồng Nai, rồi từ đó nếu tình hình nặng hơn, sẽ rút về quanh Sài Gòn. Nhưng giờ đây SĐ18BB, TQLC, LĐ3KB và các đơn vị khác trong khu vực, sẽ phải tự quyết định cách hành động tùy theo sự biến chuyển của tình hình, nhưng chắc chắn không thể nằm lại vòng đai phòng thủ lâu hơn khi không có cấp cao hơn để chịu trách nhiệm về sự thống nhất chỉ huy.
Trong những ngày qua nổ lực của Quân đoàn 4 CSBV trên Quốc lộ 1 có phần mạnh mẽ và tập trung hơn do nhu cầu cấp bách của Quân đoàn này phải kết hợp kịp thời với các cánh quân từ các hướng khác để cùng tiến về tổng công kích Thủ đô Sài Gòn. Quân đoàn này tập trung 3 Sư đoàn cứ đánh thẳng từ Đông sang Tây với ý định sau khi chiếm Trảng Bom thì tiếp tục tiến về Biên Hòa và Long Bình rồi sau đó về Sài Gòn. Trong khi áp lực của Quân đoàn 2 CSBV trên Quốc lộ 145 chỉ mạnh mẽ tại khu vực Trường thiết giáp trong lúc đầu với Sư đoàn 304, nhưng không thể nào tiến xa hơn về hướng Long Bình vì gặp phải tuyến phòng thủ của LĐ468/TQLC và lực lượng Thiết giáp. Riêng Sư đoàn 3 và 325 CSBV thì lo tấn công Long Thành và Bà Rịa. Sau khi chiếm được Long Thành thì Sư đoàn 325 CSBV phải tiếp tục băng qua Quốc lộ 15 tiến về hướng Tây Nam để chiếm Nhơn Trạch mà chúng đã có kế hoạch sẽ đặt pháo 130 ly tại đây bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Trong khi Sư đoàn 3 CSBV sau khi chiếm Bà Rịa thì tiếp tục triển khai đội hình về hướng Vũng Tàu.
Trong một ký sự lịch sử của Sư đoàn 7 CSBV (Binh đoàn Cửu Long) do nhà xuất bản Quân Đội nhân dân ấn hành tại Hà Nội năm 1986, có ghi đoạn nói về nhiệm vụ của Quân đoàn 4 CSBV như sau: "0 giờ ngày 30 tháng 4 cuộc tổng công kích vào Sài Gòn sẽ bắt đầu. Để cùng với tất cả các cánh quân tiến về Sài Gòn, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 quyết tâm đánh chiếm khu liên hợp công nghiệp Biên Hòa trước 0 giờ đêm nay. Sư đoàn 6 được lệnh bỏ các vị trí, các căn cứ còn lại ở Hố Nai, tiến đánh bên trái đường số 1, đánh chiếm Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 Ngụy và cầu Ghềnh, thọc sang bên kia sông chiếm đầu cầu giữ bàn đạp. Sư đoàn 341 chiếm sân bay Biên Hòa, Sư đoàn 7 không chờ sang bên kia cầu mới tác chiến, mà phải đột phá tiếp trại tù Hố Nai, đục phăng cái lá chắn của địch ở Tam Hiệp, cố gắng đưa hết đội hình sang bờ Tây sông Đồng Nai trong đêm nay"… Xem qua đoạn trên, ta thấy lực lượng địch tấn công Hố Nai trong mấy ngày qua gồm các đơn vị của 3 Sư đoàn khác nhau xa luân chiến: đầu tiên là Sư đoàn 341, kế tiếp là Sư đoàn 6 và cuối cùng là Sư đoàn 7 CSBV. Nhưng chúng không thể nào vượt qua nổi tuyến phòng thủ của LĐ258 và lực lượng chiến xa của LĐ3KB.
Khi thấy LĐ258 và 468/TQLC đoạn chiến để rút về vòng đai Biên Hòa và Long Bình vào buổi chiều, địch đưa chiến xa và Bộ binh tiến vào Hố Nai trong đội hình tác chiến. Chúng tưởng rằng lực lượng phòng thủ đã rút về phía Tây sông Đồng Nai để lập tuyến phòng thủ ở đây. Không ngờ chưa ra khỏi thị trấn Hố Nai thì đã bị lực lượng phòng thủ chận đánh vào lúc 23:00 giờ. Trong ký sự lịch sử của Sư đoàn 7 CSBV có đoạn ghi trận đánh này như sau: "Bộ đội ta tiến lên trong màn đêm mưa pháo địch. Khi Trung đoàn 3 Sư đoàn 6 ra khỏi Hố Nai, tiến về Nam Biên Hòa, thì Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 165 (đây là Trung đoàn 165 của Sư đoàn 7, xin đừng lầm với Trung đoàn 165 của sư đoàn 312 mà ta đã đụng độ nhiều lần ở Quảng Trị năm 1972-1975) có 4 xe tăng dẫn đầu, thuộc phân đội đi đầu của Sư đoàn, cũng bắt đầu tiến vào Hố Nai. Đội hình lọt vào giữa hai dãy phố. Trung đoàn trưởng ra lệnh cho xe tăng nổ máy vọt lên. Nhưng bốn chiếc xe tăng vừa tiến lên được một đoạn thì bổng từ hai bên sườn và cả trước mặt nhiều chớp lửa xanh lè lóe lên, từng quả đạn đỏ lừ vun vút lao tới bốn chiếc xe tăng ta. Trung đoàn trưởng lệnh súng cối 120, pháo 85 giá súng bắn trả. Bốn khẩu pháo xe tăng cũng nhả đạn, nhưng mới bắn được vài quả đạn thì ba chiếc trúng hỏa tiển chống tăng của địch bốc cháy… Tình hình trở nên hết sức căng thẳng. Trung đoàn trưởng vừa báo cáo xin chỉ thị của Sư đoàn vừa tổ chức đội phá phòng tuyến… Sư đoàn trưởng phóng xe Honda tới hỏi luôn: "Tình hình ra sao rồi? Gặp khó khăn phải không? Một thằng tù binh vừa khai trước mặt Trung đoàn là LĐ258 lính thủy đánh bộ. Chủ yếu là Tiểu đoàn 6 với 60 xe tăng của Lữ kỹ binh 3 đấy". Trung đoàn trưởng Trần Quang Diệu báo cáo vắn tắt tình hình rồi trình bày ý định tác chiến của Trung đoàn. Sư đoàn trưởng gật đầu: "Tổ chức đánh ngay đi không muộn". Nhưng cũng như các cuộc tấn công trước, địch cuối cùng cũng phải rút lui về Đông với thiệt hại nặng nề mà không thể nào "đục phăng cái lá chắn" của lực lượng phòng thủ.
Khoảng 03:00 giờ ngày 30-4-75, LĐ258/TQLC báo cho BCH nhẹ SĐ một số chiến xa của LĐ3KB chạy qua cầu Đại Hàn để qua phía tây sông Đồng Nai và xin ý kiến. Tôi trả lời hãy giữ liên lạc chặc chẽ với LĐ3KB và thi hành theo sự điều động của LĐ3KB (vì LĐ258/TQLC đang được tăng phái cho LĐ3KB), tuy nhiên phải báo cáo mọi diễn tiến cho BCH nhẹ SĐ/TQLC để tiện theo dõi. Lúc bấy giờ BCH nhẹ SĐ, BCH/LĐ468/TQLCvà Liên đoàn BĐQ vẫn còn đóng trong căn cứ Long Bình. Tình hình có vẻ lắng dịu trong tiếng pháo kích cầm chừng của địch.
Khoảng 03:30 giờ, LĐ258/TQLC báo cáo bắt đầu di chuyển về phía Tây cùng với một số chiến xa của LĐ3KB và sẽ bố trí bên phía Tây sông Đồng Nai. Tôi gọi qua BTL/SĐ18BB để gặp Tướng Đảo, nhưng không ai trả lời. Tôi ra lệnh cho LĐ258/TQLC để lại một Tiểu đoàn bảo vệ phía Đông cầu Đại Hàn cho đến khi LĐ468/TQLC và Liên đoàn BĐQ rút qua hết.
Khoảng 06:30 giờ, khi các đơn vị thuộc LĐ468/TQLC qua gần hết cầu Đồng Nai thì BCH nhẹ SĐ, BCH/LĐ468/TQLC và Liên đoàn BĐQ bắt đầu di chuyển qua phía Tây Sông Đồng Nai. Hai Đại đội Nhảy dù vẫn còn canh gác cầu này. Điều đặc biệt là địch không còn mở ra cuộc tấn công nào nữa mặc dù các đơn vị của ta quan sát vẫn thấy chúng thấp thoáng cách khoảng 3 cây số về hướng Đông. Vào lúc này qua hệ thống máy ANPCR25, LĐ468/TQLC liên lạc được với SĐ18BB và được biết Tướng Đảo cùng với lực lượng của ông đang bố trí tại nghĩa trang quân đội trên xa lộ, cách cầu Đồng Nai hơn bốn cây số về hướng Tây Nam. Trong khi tôi băn khoăn chờ đợi xem có lệnh gì kế tiếp thì Trung tá Huỳnh Văn Lượm, Lữ đoàn phó LĐ258/TQLC đến gặp tôi trên Quốc lộ 1 gần đầu cầu Đại Hàn và cho tôi biết Bộ tổng tham mưu nhờ LĐ3KB làm trung gian chuyển lệnh cho các đơn vị như sau: TQLC về căn cứ Sóng Thần (CCST), LĐ3KB về Gò Vấp chờ lệnh tiếp. Không nghe nói lệnh cho SĐ18BB như thế nào, có lẽ Sư đoàn này nhận lệnh thẳng từ Bộ tổng tham mưu rồi. (Lúc bấy giờ Trung tướng Vĩnh Lộc là Tổng tham mưu trưởng QLVNCH. Ông vừa nhận chức vụ này vào chiều hôm qua.)
Tôi cảm thấy có điều gì không ổn bởi lẽ trong khi chiến trường đang sôi động, khoảng hơn 16 Sư đoàn địch đang siết chặt vòng vây vào Sài Gòn từ nhiều hướng, sao lại có lệnh cho TQLC về căn cứ Sóng Thần, hậu cứ của Sư đoàn? BTL/QĐIII giờ đây coi như không còn ai có thẩm quyền giải quyết được gì nữa. BCH nhẹ SĐ/TQLC thông báo lệnh này cho Liên đoàn BĐQ và yêu cầu Liên đoàn này liên lạc với các đơn vị liên hệ để có phương tiện di chuyển đến nơi nào tùy nghi. Nhiệm vụ tăng phái của Liên đoàn BĐQ cho BCH nhẹ SĐ/TQLC được coi như chấm dứt kể từ giờ phút ấy.
Tôi không nắm vững được tình hình của SĐ5BB ở hướng Tây Bắc Biên Hòa lúc bấy giờ ra sao. Nếu như cả Quân đoàn 1 CSBV tiếp tục ép xuống phía Nam dọc theo Quốc lộ 13, thì SĐ5BB sẽ khó lòng giữ được Bến Cát: Tỉnh Bình Dương, quận Lái Thiêu rồi sẽ mất. Cộng quân sẽ nhanh chóng tiến chiếm ngã ba Lái Thiêu và Quốc lộ 1. Căn cứ Sóng Thần nằm giữa Biên Hòa (phía Đông) và Lái Thiêu (phía Tây) sẽ trở thành một mục tiêu hoàn toàn bị cô lập. Sau khi thỏa luận với các cấp chỉ huy của hai Lữ đoàn và một vài Tiểu đoàn đang có mặt, tôi ra lệnh cho LĐ258/TQLC đưa một thành phần về thẳng trại Lê Thánh Tôn, bản doanh của BTL/SĐ/TQLC tại Sài Gòn, như là thành phần tiên phong để chuẩn bị nơi đóng quân cho các đơn vị. Sở dĩ chúng tôi có sự lựa chọn này là vì các lý do như sau: thứ nhất là để tránh trở thành mục tiêu bị cô lập tại căn cứ Sóng Thần như đã nói ở trên. Nếu địch tấn công và ta phải chống trả để cố thủ, thì các trại gia binh chung quanh đó sẽ phải gánh chịu hậu quả vô cùng tai hại. Tại Sài Gòn vẫn có các trại sau đây mà các đơn vị TQLC có thể về tạm đóng quân: đó là trại Lê Thánh Tôn, trại Nguyễn Văn Nho và trại Cửu Long. Thứ hai là các thương bệnh binh đang điều trị tại bệnh viện Lê Hữu Sanh, tức bệnh viện của SĐ/TQLC tại CCST, cũng cần được di tản về Sài Gòn để họ được an toàn hơn. Thứ ba là nếu như Sài Gòn thất thủ, TQLC có thể rút về V4CT tương đối dễ dàng để cùng với lực lượng Quân đoàn IV tiếp tục chiến đấu.
Đoàn xe chở thành phần về Sài Gòn do Thiếu tá Quách Ngọc Lâm, trưởng ban 4 LĐ258/TQLC chỉ huy. Trong khi không thể liên lạc được với BTL/QĐIII và Bộ tổng tham mưu, BCH nhẹ SĐ/TQLC tạm có cách giải quyết riêng hầu tránh được mọi nguy hiểm cho các đơn vị được chừng nào hay chừng ấy. Do quân xa tập trung được có hạn, nên các đơn vị của hai Lữ đoàn chỉ sử dụng được những phương tiện hiện có trong tay, tiếp tục chuyển quân về căn cứ Sóng Thần theo phương cách con thoi, sau đó sẽ có kế hoạch di chuyển về Sài Gòn. Vấn đề là làm sao rời khỏi phía Tây sông Đồng Nai càng nhanh càng tốt để tránh thiệt hại do địch pháo kích. Thời gian di chuyển từ Biên Hòa về CCST khoảng 30 phút theo đội hình đoàn xe.
Khoảng 09:30 giờ, BCH nhẹ SĐ/TQLC về đến CCST. Tôi ngạc nhiên khi thấy đoàn xe của Thiếu tá Lâm còn đang đậu trên xa lộ trước cổng CCST, binh sĩ xuống xe bố trí hai bên đường. Thiếu tá Lâm chạy đến cho tôi biết là có cuộc đụng độ dữ dội giữa địch và lực lượng ta tại khu vực ngã ba Lái Thiêu - Quốc lộ 1 và cầu Bình Triệu. Do đó đoàn xe phải quay đầu trở lại. Tôi cảm thấy đầy lo âu và thất vọng.
Toán Quân cảnh và binh sĩ canh gác nơi cổng ra vào CCST vẫn làm việc bình thường, quân phục gọn gàng, trông thật hùng dũng và kỷ luật, thể hiện tác phong đứng đắn của những chiến sĩ trong Binh chủng Mũ xanh. Tại BCH/CCST tôi gặp Trung tá Hoàng Ngọc Bảo, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Truyền tin TQLC, Thiếu tá Tô Văn Cấp, Chỉ huy phó CCST và một số anh em sĩ quan khác. Mọi người tỏ ra đăm chiêu nhưng sau đó có vẻ yên tâm khi thấy các đơn vị hành quân di chuyển về càng lúc càng đông đảo. Tôi tìm cách gọi điện thoại về Vũng Tàu để trình cho Tướng Lân về tình hình đang xãy ra tại Biên Hòa cũng như tại CCST, nhưng đường dây không còn liên lạc được nữa.
Khoảng 10:00 giờ hơn, Trung tá Bảo từ ngoài cửa văn phòng bước nhanh vào và bằng một giọng trầm hẳn xuống, buồn bã, đầy xúc động, anh báo cho tôi: "Trình Đại tá mình đầu hàng rồi!" Tôi sửng sốt hỏi lại ngay: "Hả? Anh nói sao?" Trung tá Bảo nói tiếp: "Tổng Thống Dương Văn Minh đã đọc tuyên cáo yêu cầu Quân lực VNCH hãy ở tại chỗ, tránh nổ súng và chờ lực lượng giải phóng đến bàn giao".
Tin sét đánh ngang tai. Tôi bàng hoàng không biết phải nói gì với mọi người đang có mặt, dù chỉ một câu thật ngắn ngủi; bởi quả tình tôi chưa hề chuẩn bị một chút tâm tư hay suy nghĩ nào cho những phản ứng trước một sự thật phũ phàng đến như thế; bởi mới hôm qua đây, bao nhiêu anh em vừa mới nằm xuống nơi chiến trường phía Đông không xa lắm, cũng chỉ vì hai chữ "DANH DỰ - TỔ QUỐC"; bởi hai chữ "đầu hàng" hay những cụm từ tương đương với ý nghĩa đó, không bao giờ có trong bất cứ binh thư sách vở nào nơi các quân trường… Nhưng biết làm sao đây, bao nhiêu anh em đang nhìn tôi như chờ đợi một giài đáp.
Tôi cho mời tất cả các đơn vị trưởng đang có mặt trong căn cứ đến họp để chính thức thông báo về lời tuyên cáo của Tổng thống Dương Văn Minh. Trước mặt mọi người tôi có vài lời vắn tắt như sau: "Chắc các anh em đã nghe lời tuyên cáo của Tổng thống, cũng là vị Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực VNCH. Chúng ta không thể làm gì hơn. Vi là quân nhân, chúng ta phải tuân theo kỷ luật. Yêu cầu các anh em hãy cố gắng tiếp tục đưa đơn vị của mình về CCST, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, đồng thời giải thích cho họ rõ những điều tôi vừa nói để tránh mọi trường hợp đáng tiếc có thể xãy ra. Sau đó anh em có thể cho đơn vị giá súng vào kho và ra về với gia đình. Tôi xin gởi đến tất cả các anh em và gia đình lời chúc bình an và nhiều may mắn. Xin cám ơn tất cả anh em về sự chiến đấu anh dũng và không mệt mỏi trên mặt trận phía Đông Biên Hòa trong những ngày vừa qua"… Có những cặp mắt buồn bã nhìn nhau im lặng… và tôi cũng đã nghẹn ngào, không thể nói thêm được gì hơn.
Tôi nhờ Trung tá Bảo gọi bệnh viện Lê Hữu Sanh để tôi hỏi thăm về tình trạng thương bệnh binh ra sao. Một Y tá cho biết Bác sĩ Trần Công Hiệp, Y sĩ trưởng bệnh viện, hiện đang chữa trị cho các thương binh ở khu giải phẫu. Không muốn làm phiền Bác sĩ Hiệp trong lúc ông đang bận săn sóc thương binh, tôi hỏi anh Y tá số thương binh tại bệnh viện hiện giờ là bao nhiêu. Anh cho biết là khoảng gần tám chục người, không kể trên mười thương binh khác trong tình trạng nặng, được chuyển từ mặt trận Biên Hòa về khuya hôm qua và đã được khẩn cấp đưa đi bệnh viện Cộng Hòa điều trị. Bác sĩ Hiệp và các Y tá nam cũng như nữ, vẫn còn tận tụy săn sóc thương binh cho đến giờ phút cuối cùng này. Họ đã chứng tỏ được tinh thần trách nhiệm, lương tâm của những chiến sĩ quân y TQLC. Sự hiện diện của họ trong lúc này đã xoa dịu phần nào nỗi đau trên thể xác lẫn tâm hồn của các thương bệnh binh. Bên cạnh những bàn tay "Từ mẫu" ấy, các thương bệnh binh hẵn cũng đã tìm được chút niềm an ủi, cảm thấy ấm lòng trong giờ phút đau buồn và tủi nhục nhất của đất nước.
Đến trưa thì Bác sĩ Hiệp cho phép các thương bệnh binh và y tá được rời khỏi bệnh viện Lê Hữu Sanh. Các thương binh, kẻ chống nạng, người trên xe lăn, các y tá và bệnh binh còn đi được, thì dắt díu hoặc cõng những thương binh khác, đã nhất quyết rời khỏi bệnh viện vì không muốn chờ kẻ thù đến sỉ nhục hay hành hạ mình. Vâng! Đã đến lúc những thương binh TQLC nói riêng và QLVNCH nói chung, thấy cần phải thể hiện tính khí khái, lòng can đảm và làm bất cứ điều gì mà họ có thể làm được, để bảo vệ danh dự và uy tín của tập thể, mặc dù họ biết chính họ là những kẻ thua thiệt hơn ai hết.
Trong giờ phút đầy lo âu và tuyệt vọng này, làm sao quên được những chiến hữu của chúng tôi hiện đang bị bắt làm tù binh hay còn lẩn trốn nơi nào đó ngoài Thừa Thiên và Đà Nẵng. Họ sẽ nghĩ gì khi biết rằng QLVNCH giờ này đã phải ngẩn ngơ buông súng, đầu hàng một cách nhục nhã theo lệnh của Tổng thống VNCH. Họ còn bám víu vào niềm hy vọng nào để tiếp tục phấn đấu trong hoàn cảnh đầy tối tăm ấy? Vợ con và gia đình họ rồi sẽ ra sao? Và cũng mỉa may thay, tôi cũng chưa có được câu trả lời nào dứt khoát cho trường hợp của chính bản thân mình…
Khoảng 15:30 giờ, Trung tá Bảo đến khuyên tôi nên ra về vì Căn Cứ Sóng Thần lúc ấy cũng đã vắng vẻ. Chúng tôi cùng một số anh em khác lên chiếc xe Jeep của Trung tá Bảo và hướng ra cổng trại. Điếm canh và vọng gác nơi cổng ra vào CCST lúc bấy giờ cũng đã bỏ trống…
Mũ Xanh Nguyễn Thành Trí

Sunday, November 4, 2018

Dịch bài nghiên cứu của Erin Mclaughlin 'Television Coverage of the VietNam war and the Vietnam Veteran'
'Phóng sự Truyền hình về Chiến Tranh Việtnam và Cựu Chiến binh'
Tác giảTrần Thuý HạcNguồnViệt BáoNgày đăng: 2018-11-04
Vài lời tâm sự..
Đã từ lâu tôi vẫn thắc mắc : Tại sao hầu hết Truyền Thông Mỹ chống cuộc chiến tranh Việt Nam ? Tại sao một số cựu quân nhân khi về nuớc đã quay lại chống chính phủ họ ? Kinh nghiệm nào đã thay đổi các nguời này? Có phải vì hay đào bới tin tức và thông thạo các mánh khoé chính trị nên giới Truyền thông đã có một cái nhìn tiêu cực về cuộc chiến VN khá sớm, và họ đã dùng các phưong tiện trong tay để chấm dứt chiến tranh càng sớm càng tốt, càng đỡ tốn máu xương?
Tôi cũng có đọc sách báo theo đó gây chiến tranh thì có lợi cho giới buôn bán vũ khí. Đó là một đại kỹ nghệ trong thời chiến cũng như thời bình. ('How the US government created and coddled the Gun Industry, Brian Delay, Business Insider, Oct 11, 2017'). Không như Hoa kỳ, Ở Anh quốc chỉ sau một lần mấy chục trẻ em bị giết bằng súng tại trường, không thuờng dân nào đuợc quyền sở hữu súng lục. (Members of the public may own sporting rifles and shotguns, subject to licensing, but handguns were effectively banned after the Dunblane school massacre in 1996 with the exception of Northern Ireland. Dunblane was the UK's first and only school shooting.)
Các nhà cầm quyền với những mức độ hùng hồn và hiệu nghiệm khác nhau và các biện pháp cuỡng chế chặt chẽ hay buông lơi khác nhau, thường đưa ra những lời hoa mỹ như chiêu bài yêu nuớc, chiêu bài giải phóng để khuyến khích các thanh niên cầm súng bắn chết những người phải tự vệ phía bên kia, trong khi sự gây chiến thực sự là sự mù quáng dụ dỗ và ép buộc các thanh niên miền Bắc VN tham chiến và chết cho một lý tưởng quốc tế không tuởng.
Việc Hoa Kỳ tham chiến mà chỉ giúp VNCH nửa vời tuỳ theo quyền lợi giai đoạn, chỉ cung cấp cho quân lực VNCH những vũ khí cổ lổ sĩ từ thời đệ nhị thế chiến (Lan Cao, Five Myths: the VN war) và vụ tàu Maddox là một bằng chứng của thủ đoạn gian dối của chính phủ Mỹ để có sự chấp thuận của Quốc Hội Mỹ, hợp pháp hoá việc tham chiến tại VN.
Trong việc tìm đọc các tài liệu để tạm giải thích cho chính mình các nguyên nhân đưa đến sự phản ảnh không trung thực của Truyền thông Hoa kỳ về cuộc chiến mà hậu quả là sự thua trận của Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà (hơn thế nữa, với những bộ phim về lịch sử thiên lệch, bất công như của Ken Burns & Lynn Novick hiện nay và Stanley Karnos's book and tv series trước đây, món nợ của Mỹ đối với chính phủ và các chiến sĩ miền Nam VN sẽ không bao giờ trả đuợc), tôi đã đọc và dịch bài nghiên cứu của Erin Mclaughlin 'Television Coverage of the VietNam war and the Vietnam Veteran'.
Xin chia sẻ cùng quý vị.
Tác giả: Erin McLaughlin
Người dịch: Trần Thuý Hạc
Lời Giới thiệu
Erin McLaughlin, đặc phái viên của đài CNN tại thủ đô London, Anh Quốc
Là con gái của một cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, tôi lớn lên trong niềm tự hào rằng cha tôi là một anh hùng thời chiến. Khi còn nhỏ, tôi rất thích khoe khoang với các bạn học và thầy cô về vinh dự này vì tôi tin rằng tất cả người Mỹ đều tôn trọng cựu chiến binh Việt Nam nhiều như tôi.
Tuy nhiên, khi lớn lên, tôi nhận thấy trong phim ảnh và trên truyền hình rằng Cựu chiến binh Việt Nam không được miêu tả như một người lính dũng cảm; thay vào đó, anh ta là một kẻ khùng khùng có tính khí bạo động và liên tục trải nghiệm những hồi tưởng về chiến tranh. Tôi tự hỏi Sự tuờng trình về cuộc chiến đã như thế nào, và đã ảnh hưởng đến hình ảnh của Cựu chiến binh Việt Nam ra sao? Nhiều Cựu chiến binh Việt Nam cảm thấy rằng sự thiếu kiểm duyệt và việc tuờng trình quá tiêu cực của truyền hình đã khiến công chúng Mỹ chống lại cuộc chiến và chống lại chính họ.
Những cảnh kinh hoàng của chiến tranh lần đầu tiên đã xâm nhập vào phòng khách của người Mỹ trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Trong gần một thập kỷ, giữa trường học, chổ làm và bữa cơm chiều, công chúng Mỹ có thể nhìn thấy những ngôi làng Việt nam bị phá hủy, trẻ em Việt Nam bị phỏng đến chết, và những chiếc túi đựng xác lính Mỹ được gửi về quê hương. Mặc dù sự tuờng trình lúc đầu, nói chung, ủng hộ sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến, nhưng tin tức truyền hình đã thay đổi một cách đáng kể về chiến tranh sau Tết Mậu Thân. Hình ảnh cuộc tàn sát ở thị trấn Mỹ Lai đã đuợc chiếu đi chiếu lại trên truyền hình, nhưng những vụ tàn ác hàng ngày do miền Bắc và Việt Cộng gây ra ít khi đuơc chiếu vào tin tức buổi tối. Hơn nữa, phong trào phản chiến tại Mỹ đã thu hút sự quan tâm của giới truyền thông ngày càng gia tăng trong khi người lính Mỹ bị lãng quên ở ViệtNam.
Sự tường trình chiến tranh và ảnh hưởng của nó trên ý kiến công chúng đã được nhiều nhà học giả về truyền thông cũng như giới ký giả bàn luận từ nhiều thập kỷ nay, tuy nhiên những nguời kể trên không phải là những nguời có thẩm quyền nhất, có tư cách nhất (qualified) về vấn đề này mà phải là các Cựu chiến binh. Các ký giả đặt trụ sở tại Sài Gòn, hàng ngày báo cáo các dữ kiện về trận đánh, con số thương vong, và tinh thần của quân lính, nhưng chỉ có người lính tham chiến mới có thể nắm bắt được mặt thật của chiến tranh. Các cựu chiến binh biết và hiểu những gì thực sự xảy ra trong rừng rậm của Việt Nam, và chỉ có họ mới có thể so sánh sự thật đó với những gì được chiếu trên truyền hình. Hơn nữa, các câu chuyện về việc hồi hương của cựu chiến binh đã tiết lộ chính xác nhất về cách cư xử mà công chúng Mỹ đã đối đãi với các cựu chiến binh Việt Nam một cách tàn nhẫn như thế nào.
Vì thế, sau khi tìm tòi, nghiên cứu về Sức mạnh của truyền hình và cách tuờng trình và báo cáo về chiến tranh, tôi đã phỏng vấn bốn cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam để tìm hiểu các cựu chiến binh đã giải thích về việc phát sóng/ tuờng trình như thế nào và theo họ thì cách làm việc này đã ảnh huởng đối với hình ảnh của cựu chiến binh Việt Nam ra sao.



Phần I
Sức Mạnh của Truyền Hình và Chiến tranh Việt Nam
Tại sao phải có Truyền hình?
Vào giữa những năm 1960, truyền hình được xem là nguồn tin quan trọng nhất đối với công chúng Mỹ, và có thể, đã ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến chính kiến của công chúng. Trong suốt cuộc Chiến tranh Triều Tiên, khán giả truyền hình vẫn còn ít. Năm 1950, chỉ có 9% gia đình ở Mỹ sở hữu một chiếc ti vi. Đến năm 1966, con số này tăng lên 93% (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 18). Khi truyền hình trở nên phổ biến ở mọi nhà, nhiều người Mỹ bắt đầu nhận tin tức từ truyền hình hơn bất kỳ nguồn truyền thông nào khác. Một loạt các cuộc điều tra được tiến hành bởi Tổ chức Roper cho Văn phòng Thông tin Tivi từ năm 1964 cho đến năm 1972 chứng tỏ sức mạnh của truyền hình ngày càng tăng. Với phuơng cách dùng nhiều câu trả lời, người tham dự đã được hỏi rằng từ phương tiện nào mà họ nhận được nhiều thông tin nhất ". Năm 1964, 58% nói rằng truyền hình; 56%, đề cập báo chí; 26 phần trăm, đài phát thanh; và 8%, tạp chí.. Vào năm 1972, 64% nói rằng do truyền hình trong khi số người trả lời chủ yếu dựa vào báo chí giảm xuống còn 50% (Hallin, 1986, trang 106). Do đó, khi Chiến tranh Việt Nam kéo dài, càng ngày càng nhiều người Mỹ quay sang truyền hình như nguồn tin chính của họ.
Trong khi một số lượng khán giả lớn lao là rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến dư luận, sự tín nhiệm là một yếu tố còn quan trọng hơn nhiều. Các cuộc điều tra của Roper đã đề cập ở trên cũng yêu cầu những người trả lời cho biết là họ tin vào phuơng tiện truyền thông nào nếu truyền thông đưa ra những chi tiết mâu thuẫn về cùng một câu chuyện. Vào năm 1972, 48% nói rằng họ tin truyền hình trong khi chỉ có 21% tin vào đọc báo (Hallin, 1986, trang 106). Truyền hình được "đánh giá liên tục như là gây đuợc sự chú ý, đầy thú vị, liên quan đến cá nhân hơn, gây cảm xúc và tạo nhiều ngạc nhiên hơn (Neuman, Just, Crigler, 1992, trang 56) nhờ hai yếu tố là hình ảnh và nhân cách [của nguởi đưa tin].


Truyền hình Mỹ vào thập niên 1960
Yếu tố hình ảnh của truyền hình cho phép người xem cảm thấy như thể họ là một phần của cuộc chiến đấu. Khi chương trình tin tức phát sóng hình ảnh trận đánh và sự chết chóc, người Mỹ ở nhà cảm thấy như thể họ cũng ở trong rừng rậm của Việt Nam. Ngoài ra, hình ảnh phong phú đã giúp giải thích bản chất phức tạp của chiến tranh cho những người Mỹ không hiểu được ngôn ngữ kỹ thuật của quân đội. Các nguời đưa tin và các phóng viên đã nhanh chóng trở nên đáng tin cậy, tên tuổi của họ nhà nhà đều biết, vì công chúng đã nhìn vào họ mỗi đêm để biết thông tin của ngày; Walter Cronkite thậm chí còn được gọi là "người đàn ông đáng tin cậy nhất ở Mỹ" trong suốt thời chiến tranh (Hallin, 1986, trang 106). Sự tin tưởng này cho phép các ý kiến và thành kiến của các nhân vật truyền hình có ảnh hưởng đến cách thức mà nhiều người Mỹ quan niệm về chiến tranh. Do đó, người Mỹ càng ngày càng phụ thuộc vào truyền hình để xem hình ảnh và nghe sự tường thuật chính xác về cuộc chiến tranh Việt Nam; tuy nhiên trên thực tế, những gì họ đang xem chỉ là một phiên bản ba mươi phút đã được chỉnh sửa của một cuộc chiến cực kỳ phức tạp..
Tuờng Trình trên TV lúc khởi đầu
. Kỹ nghệ chuyển tin tức truyền hình là một ngành kinh doanh với động cơ lợi nhuận trước khi đó một dịch vụ công cọng. Do đó, các nhà sản xuất và các phóng viên cố gắng làm cho tin tức trở nên thú vị hơn bằng cách phát sóng những câu chuyện có nhiều mâu thuẫn, có tác động đến con người hoặc liên quan đạo đức. Tin tức truyền hình lúc đầu không tìm thấy các tài liệu đủ kịch tính cho đến khi số lượng quân đội Mỹ được nâng lên 175.000 vào tháng 7 năm 1965 (Hallin, 1986, trang 158). Các trận đánh, các cuộc phỏng vấn với lính Mỹ, và các cảnh trực thăng bay cung cấp cho kỹ nghệ truyền hình những thuớc phim lâm ly mà nó cần. Mạng lưới truyền thông thành lập các phòng thường trực tại Sài Gòn và gửi hàng trăm phóng viên ở đó suốt thời chiến tranh. Từ năm 1965 qua đến cuôc tấn công Tết năm 1968, 86 phần trăm các chương trình tin tức hàng đêm của đài CBS và NBC đã đề cập đến chiến tranh, tập trung chủ yếu vào các cuộc chiến đấu trên bộ và trên không (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 4). Truyền thông đã đánh dấu các cuộc đụng độ này là một câu chuyện của những "nguời tốt diệt Cộng (good guys shooting Reds" biến nó thành loại chuyện phù hợp với cuộc Chiến tranh Lạnh đang diễn ra (Wyatt, 1995, trang.81). Là một phần trong khung cảnh tác động con người, các phóng viên dựa vào vào những người lính Mỹ như những nguồn tin quan trọng nhất của họ..
Trong phần đầu của cuộc chiến, người lính Mỹ được miêu tả là một anh hùng. Thí dụ như một câu chuyện nổi bật được báo cáo do phóng viên truyền hình Dean Brelis. Vị đại tá Thuỷ quân lục chiến Michael Yunck khi bị cưa chân đã nói:"Tôi đã nói rồi, quỷ tha ma bắt, những tên kia [kẻ thù] không thể đang ở đó, vì vậy tôi đã không gọi bomb và napam thả vào chúng. Nhưng đó là nơi họ đang ở.. Mẹ kiếp ! Tôi ghét đặt bom napalm vào những phụ nữ và trẻ em này, tôi chỉ không làm điều đó. [nên] Tôi đã nói, họ không thể có mặt ở đó. " (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 13-14)
Như thế khuôn khồ của việc chống chủ nghĩa cộng sản đã góp phần đáng kể vào việc lên án chiến tranh, nhưng không đụng đến chiến sĩ. (Bonior, Champlin, and Kelly, 1984, trang 13).
Khúc Quanh Lịch Sử
Vào mùa thu năm 1967, 90% tin tức buổi tối dành cho chiến tranh và có khoảng 50 triệu người xem tin tức truyền hình mỗi tối (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 4-5). Cho đến thời điểm này, cuộc chiến đã có sự ủng hộ mạnh mẽ từ các phương tiện truyền thông, công chúng, và Quốc hội. Quân đội liên tục báo cáo rằng Hoa Kỳ đang có những tiến bộ đáng khích lệ. Tuy nhiên, dần dần, sự hỗ trợ cho cuộc chiến bắt đầu giảm. Bởi vì không có kiểm duyệt quân sự được thiết lập, các nhà báo có thể theo chân quân đội vào cuộc chiến và báo cáo những quan sát của họ mà không bị kiểm duyệt chính thức. Vì vậy, khi các nhà báo chứng kiến cảnh chiến tranh khốc liệt hơn, họ đã trình bày công chúng với nhiều hình ảnh sống động hơn. Đồng thời, lần đầu tiên, họ phỏng vấn những người lính bày tỏ sự thất vọng của mình trước tiến trình chiến tranh.Sự hỗ trợ bắt đầu giảm vào mùa thu năm 1967, nhưng bước ngoặt chính trong phạm vi phát sóng của chương trình truyền hình đã xảy ra trong cuộc Tết Mậu Thân vào cuối tháng 1 năm 1968. Mặc dù quân lính Bắc Việt tràn qua hơn một trăm thành phố miền Nam, và Bắc Việt đã phải chịu tổn thất nặng nề, tuy nhiên Truyền hình, miêu tả cuộc tấn công này như là một thất bại lớn lao đối với Hoa Kỳ; [và như thế] các phương tiện truyền thông chứ không phải quân đội, đã khẳng định quan niệm ngày càng tăng rằng Hoa Kỳ không thể chiến thắng trong cuộc chiến. Tỷ lệ các câu chuyện trên truyền hình do các nhà báo biên tập tin tức đã tăng từ 5,9% trước Tết đến 20% trong hai tháng sau đó (Hallin, 1986, trang 170). Tuyên bố quan trọng nhất đến từ "người đàn ông đáng tin cậy nhất ở Mỹ", Walter Cronkite. Trong một chương trình đặc biệt của CBS, Cronkite kết luận: "Nói rằng ngày hôm nay chúng ta tiến gần chiến thắng hơn chỉ là để tin tưởng, trước những bằng chứng, [hiển nhiên], những người lạc quan đã sai lầm trong quá khứ.. nói rằng chúng ta đang bị sa lầy trong một bế tắc đẫm máu có vẻ như là một kết luận duy nhất có tính thực tế dầu không làm ai vui lòng." (Hailin, 1986, trang 170).
Sau Tết Mậu Thân và lời tuyên bố của Cronkite, sự phát hình về sự tham gia của Hoa Kỳ vào cuộc chiến đã trở nên tiêu cực. Trước Tết, các nhà báo đã mô tả 62 phần trăm câu chuyện của họ là chiến thắng thuộc Hoa Kỳ, 28% là thất bại, và 2% là không kết luận. Sau Tết, 44% trận đánh được coi là chiến thắng cho Hoa Kỳ 32% thất bại, và 24% không kết luận (Hallin, 1986, trang.161-162). Các cảnh trong trận chiến cũng trở nên có hình ảnh gây xúc động hơn. Các phim về thương vong dân sự cũng tăng vọt từ 0.85 lần mỗi tuần truớc Tết đến 3.9 lần mỗi tuần. Phim về thuơng vong quân sự cũng tăng từ 2. 4 lần lên 6. 8 lần một tuần (Hallin, 1986, trang 171). Sự thay đổi tiêu cực nhất trong việc phát hình là việc miêu tả quân đội Mỹ. Trước Tết Mậu Thân, có bốn câu chuyện truyền hình dành hoàn toàn cho tinh thần tích cực của quân đội và không có câu chuyện nào tiêu cực. Sau Tết, có hai câu chuyện rưỡi đã đề cao đến tinh thần tích cực trong khi số lượng các câu chuyện về tinh thần tiêu cực từ số không tăng lên đến mười bốn rưỡi (Hallin, 1986, trang 180). Hầu hết các câu chuyện tham khảo có tính cách tiêu cực bao gồm việc gia tăng sử dụng ma túy, xung đột sắc tộc, và không tuân lệnh thượng cấp của các lính Mỹ.


chương trình tin tức Cronkite thu hút khán giả truy2ên hình Mỹ
Truyền hình về cuộc tàn sát ở Mỹ Lai có lẽ là hình ảnh gây tổn hại nhất cho tiếng tốt của người lính Mỹ. Mặc dù các báo cáo ban đầu cho biết chiến dịch đã giết chết 100 lính địch vào tháng 3 năm 1968, nhưng một năm sau đó có sự tiết lộ rằng viên Trung uý William Calley và lực lượng đặc nhiệm của ông ta đã giết chết 350 thường dân miền Nam (Hammond, 1998, trang 191). Cuộc thảm sát và phiên tòa của Trung Úy Calley đã trở thành một trong những câu chuyện hàng đầu của chiến tranh. Hơn nữa, nó đưa ra chủ đề về các tội ác chiến tranh của Mỹ vào phần còn lại của chương trình truyền hình về chiến.
Hoa Kỳ Rút khỏi Việt Nam
Sự tuờng trình tiêu cực một cách mạnh mẽ về chiến tranh đã ảnh hưởng đến các chính trị gia và công chúng. Người Mỹ lệ thuộc vào truyền hình để xem và hiểu chiến tranh, nhưng cái chết và sự hủy diệt mà họ thấy xuất hiện truớc mắt là sự tàn sát phi lý trong khi viễn cảnh chiến tranh ngày càng trở nên tiêu cực.. Vì vậy, đa số người Mỹ rút lại ủng hộ cuộc chiến tranh kể từ sau Tết Mậu Thân.. Tuờng trình về chiến tranh đã giảm từ 90 phần trăm của tất cả các bản tin xuống 61 phần trăm, kể từ cuộc bầu cử của Richard Nixon cho đến tháng hai năm 1969 (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 7).
Mặc dù các phương tiện truyền thông đã tường trình phong trào chống chiến tranh từ trước năm 1968, nhưng nay phong trào này đã làm lu mờ ngay cả chính cuộc chiến tranh. Việc đốt thẻ trưng binh và các cuộc biểu tình cung cấp cho truyền hình các sự xung đột, các tác động trên con người và các vấn đề đạo đức mới mẻ hơn. Với sự mất mát lớn lao trong việc công chúng ủng hộ chiến tranh, các chính trị gia đã bắt đầu nói đến chính sách rút quân.. Truyền hình không còn tập trung vào chiến đấu, mà là về tiến trình chính trị. Từ năm 1965 đến năm 1969, tỷ lệ các câu chuyện chiến đấu là 48 phần trăm; từ năm 1970 cho đến khi kết thúc sự tham gia của Hoa Kỳ, chỉ có 13% các tin tức liên quan đến chiến sĩ trong các trận đánh (Bonior, Champlin, Kolly, 1984, trang 8). Và bởi thế Bonior, Champlin, và Kolly (1984, trang 16) đã tổng kết một cách hay nhất những tai hại tạo ra cho hình ảnh của cựu chiến binh ở Việt Nam:
"Trong việc vội vàng tuyên bố rằng chiến tranh Việt Nam đã tàn rụi, đưa ra việc Việt nam hoá chiến tranh (Vietnamization) và cuộc Hoà đàm Paris, trong việc phán xét không suy nghĩ đến lần thứ hai về cuộc Tấn công Tết, trong việc vội vã tránh né chuyện tranh luận nội bộ với bất cứ giá nào [của chính phủ Hoa Kỳ], công chúng Hoa Kỳ bị ném cho cái hình ảnh "đỉnh cao"(climatic) của những người lính Mỹ ở Việt Nam: thua trận cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân trong khi tàn sát thường dân ở Mỹ Lai.
Phần Hai
Quan Điểm của Cựu Chiến Binh
Hầu hết các cựu chiến binh Việt Nam trở về Mỹ sau khi đài truyền hình bắt đầu tập trung chiếu trên TV về những người chống đối ở nhà. Có tới 3 triệu cựu chiến binh phục vụ tại Việt Nam, nhưng chỉ có 200.000 người đã được giải ngũ vào năm 1967; đa số các cựu chiến binh phục vụ sau năm 1968 (Bonior, Champlin, Kolly 1984, trang 16).
Theo một cuộc thăm dò ý kiến của Louis Harris năm 1979, gần 60 phần trăm các cựu chiến binh của Việt Nam cảm thấy rằng các truyền hình không tích cực. Hơn nữa, hơn hai phần ba cảm thấy rằng sự truyền hình vụ của Mỹ Lai ảnh hưởng đến quan điểm của người dân về tư cách điển hình của cựu chiến binh Việt Nam (Bonior, Champlin, Kolly 1984, trang 16). Tôi đã phỏng vấn bốn cựu chiến binh (hỏi những câu hỏi tương tự với từng cựu chiến binh) để hiểu họ cảm thấy sự phát tin trên TV có thật sự phản ảnh những gì họ thực sự thấy ở Việt Nam. Hơn nữa, tôi đã hỏi họ một loạt câu hỏi liên quan đến cách họ cảm thấy sự đài truyền hình đã đóng góp như thế nào vào hình ảnh của cựu chiến binh Việt Nam.
Các Nhận định của Cựu Chiến Binh truớc khi tham chiến
Bố tôi gia nhập quân đội Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 1965 và được đưa qua Việt Nam vào tháng 9 năm 1966 khi mới 20 tuổi.. Ông phục vụ một năm với tư cách một tay súng trang bị trực thăng. Vào thời điểm khởi hành từ Hoa Kỳ, ông tin rằng Hoa Kỳ có lý do để tham gia vào cuộc chiến. Suốt thời gian ở VN,,và sau khi đọc rất nhiều về chế độ mà Nuớc Mỹ đã chiến đấu, ông thay đổi suy nghĩ. Cá nhân, ông muốn đi đến Việt Nam. Hai người chú của ông đã hy sinh trong Thế chiến thứ II, vì vậy ông cảm thấy có bổn phận phải tuân theo truyền thống gia đình. Trước khi đi, cha tôi biết truyền hình đang cực kỳ "ủng hộ chiến tranh." Hầu hết những câu chuyện ông đã nhìn thấy đã miêu tả cuộc xung đột trong đó những "những người lính Mỹ được miêu tả như những kẻ tốt chống lại chế độ cộng sản." Ông cũng lập luận rằng dư luận đã ủng hộ rất mạnh vào sự tham gia vào chiến tranh.
Người cựu chiến binh thứ hai tôi phỏng vấn là ông Ron Leonard.. Ông được trưng tập và gửi đến Việt Nam vào năm 1968 khi mới 20 tuổi. Ông phục vụ ở đó mười ba tháng như Sp-4 Crew chief trên một trực thăng gunship. Ông cũng muốn phục vụ ở Việt Nam vì "danh dự và đất nước". Không giống cha tôi, ông Leonard luôn khẳng định rằng Mỹ đã đúng khi tham gia chiến tranh. Khi được hỏi về ý kiến công chúng trước khi rời khỏi Việt Nam, ông trả lời, "Tôi không chú ý, tôi đi theo giòng đời của mình . Tôi đi VN vì đó là một chuyện làm phải, tôi là một tay đua jockey, một vận động viên chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của tôi chiến đấu là cho đất nước này." Ông Leonard giải thích mức độ phát tin trên truyền hình là hoàn toàn tiêu cực, rất có thể là vì ông đã đến Việt Nam vào năm 1968.
Cựu chiến binh C (ông muốn giấu tên) được nhập ngũ vào năm 1966. Bởi vì ông không muốn đi Việt Nam như một người lính bộ binh, sau đó ông tình nguyện vào các trường Quân đội và cuối cùng đến Việt Nam vào năm 1969 khi mới mười chín tuổi. Trong suốt bảy tháng ở đó, ông phục vụ như một sĩ quan được ủy nhiệm và lãnh đạo chuyến bay trong một công ty trực thăng tấn công. Ông ta không muốn đến Việt Nam, và cũng không cảm thấy rằng Mỹ nên tham gia vào cuộc chiến. Trước khi rời Việt Nam, Cựu chiến binh C hiểu ý kiến công chúng là đa dạng. Khi ông được trưng tập vào năm 1966, ông nghĩ rằng có nhiều chuyện không đuoc bạch hoá/mù mờ về chiến tranh và rằng công chúng Mỹ "về cơ bản là không biết gì về các vấn đề." Đến năm 1969, ông lập luận rằng công chúng vẫn còn mù mờ và nhầm lẫn:
"Nói cách khác, nhiều người nhầm lẫn lòng yêu nước và trung thành với đất nuớc này với lòng yêu nuớc và trung thành với chính phủ . Nói cách khác những nguời tự xem mình là nguoi yêu nuớc và là công dân Hoa Kỳ trung thành, không cảm thấy thoải mái khi họ không đồng ý với chính phủ hoặc tổng thống, và họ rất bối rối bởi những hình ảnh trên truyền hình về những người khác công khai và đôi khi có tính cách bạo động chống lại chính sách tham chiến". Mặc dù ý kiến của dư luận rất đa dạng, Cựu Chiến binh C đã giải thích độ phủ sóng của truyền hình bị phân cực khi ông sang Việt Nam. Mặc dù có rất nhiều chương trình dành cho những người biểu tình chống chiến tranh, nhưng ông cũng cảm thấy rằng có rất nhiều báo cáo chỉ đơn giản là lập lại y nguyên các thông cáo báo chí của chính phủ.
Ōng Alex Horster, cựu chiến binh thứ tư tôi phỏng vấn, đã rời Việt Nam vào năm 1970 khi mới 25 tuổi. Ông tình nguyện sang Việt Nam, nơi ông phục vụ trong sáu tháng như một phi công trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến.. Giống như ông Leonard và cha tôi, ông thấy rằng nuớc Mỹ đúng khi tham gia chiến tranh. Trước khi khởi hành, ông Horster hiểu ý kiến công chúng là rất "chống chiến tranh." Nhưng vì ông đang theo học đại học và làm việc toàn thời gian, nên không chú ý nhiều đến truyền hình trong chiến tranh. Tuy nhiên, với những gì ông ta đã nhìn thấy, ông tin rằng đó chỉ là phản ảnh ý kiến của công chúng..
Kinh Nghiệm ở Việt Nam so với Sự Mô tả trên Truyền Hình
Cựu Chiến Binh Việt Nam là những người có trình độ nhất để đánh giá vai diễn của chiến tranh trong truyền hình vì họ là nhóm người trực tiếp trực tiếp trải nghiệm những hành động tàn bạo của chiến tranh. Mặc dù các phóng viên đôi khi có mặt tại hiện trường, họ không thể trải nghiệm sự thất vọng, đau khổ, sợ hãi, và sự nhầm lẫn và bối rối của một người lính Mỹ. John Laurence, phóng viên CBS, người đã sang tuờng trình trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1970, thừa nhận rằng Sự Thực hiếm khi được báo cáo: "Chúng tôi [phóng viên] quyết định đi đâu, quan sát chuyện gì, quay cảnh nào, không quay phim cảnh nào, hỏi những câu hỏi gì và mô tả như thế nào về những gì chúng tôi thấy và được cho biết "(Laurence, 2001).
Sau khi phỏng vấn các Cựu Chiến Binh về việc xem truyền hình trước tham chiến, tôi yêu cầu họ so sánh những gì họ thấy trong trận chiến với những gì mà truyền hình miêu tả.. Tất cả bốn cựu chiến binh đều đồng ý rằng họ đã chứng kiến rất nhiều sự kiện xảy ra trong chiến tranh đáng ra nên đã được chiếu bởi tin tức truyền hình nhưng không hề đuợc nhắc tới. Chủ yếu, họ đề cập tới các hành động tàn bạo của quân đội Bắc Việt (NVA) và quân đội Việt Cộng (VC), mà thực tế tàn ác gấp nghìn lần những hành động tàn bạo của Hoa Kỳ " (theo ông Leonard).. Cả cha tôi và ông Leonard đều cho biết rằng Bắc Việt và Việt Cộng đã dùng những tội ác như là chính sách của họ, nhưng các phương tiện truyền thông lại bỏ qua, không tuờng trình hay báo cáo về chính sách của đối phương. Cha tôi vạch rõ rằng, "Người Bắc Việt không suy nghĩ hay áy náy gì về việc gắn bom vào một đứa trẻ và dắt đứa trẻ đó vào một nhóm lính Mỹ." Ông Leonard nói thêm: "Phương án yêu thích của họ để được sự chấp nhận của dân làng (do sợ hãi) là xử tử nguời trưởng làng và đe dọa làng rằng sự tồi tệ hơn có thể xảy ra." Ông cũng lên án các phương tiện truyền thông để không bao gồm cái chết cháy của toàn bộ làng Bu Dop trong tay của Bắc Việt. Thật vậy, trong tất cả các nghiên cứu của tôi cho bài viết này, tôi không bao giờ đọc về bất kỳ bài báo về Bu Dop hoặc chính sách của Bắc Việt; tuy nhiên, Mỹ Lai đã được đề cập trong tất cả các cuốn sách dành cho giới truyền thông về chiến tranh. Ông Leonard cũng lưu ý rằng không có nhiều câu chuyện tích cực về người lính Mỹ. Ông đặc biệt đề cập đến việc cũng cấp thuốc miễn phí mà lính Mỹ đã cho dân làng, các trại trẻ mồ côi mà họ hỗ trợ tài chính với tính cách cá nhân và việc xây dựng lại các ngôi làng mà Việt Cộng đã phá hủy.
Sau khi hỏi các Cựu chiến binh những gì họ tin không đuợc báo cáo đầy đủ trên truyền hình, tôi hỏi nếu có bất kỳ sự kiện hoặc chủ đề nào mà họ cảm thấy được loan đi quá nhiều. Tôi đã nghĩ rằng họ sẽ đề cập đến cả Mỹ Lai và các thương vong về con người, nhưng tôi không nhận được câu trả lời thống nhất.
Cựu chiến binh C cảm thấy rằng "Mỹ Lai đã được loan tin một cách thích đáng cho tầm vóc của nó." Tâm trí ông đã bị quấy động bởi sự chú tâm của giới truyền thông đối với viêc đếm xác nguời mà ông tin là một phần trong phạm vi thông tin hạn chế mà chính phủ và quân đội cho phép.
Ông Leonard và cha tôi có một nhận định khác biệt về vùng phát tin về vụ Mỹ Lai khác với cựu chiến binh C.. Cả hai đều nói rằng vùng phát sóng của vụ Mỹ Lai quá rộng rãi và tin tức truyền hình không đề cập đến sự thực rằng Bắc Việt và VC hàng ngày đã hành động tồi tệ hơn thế coi như là chính sách của họ. Bố tôi cho biết cuộc tàn sát ở Mỹ Lai đối với các nhà lãnh đạo không đầy đủ, tuy nhiên nó không là điển hình của quân đội Hoa Kỳ. Ông nói, "Mặc dù những gì xảy ra ở Mỹ Lai là sai, nó không phải là chính sách." Cả hai đều đồng ý với Cựu chiến binh C rằng sự bao phủ rộng rãi những cái chết do nhầm lẫn của thường dân và các túi xác Mỹ đã làm giảm chiến tranh và quân đội Hoa Kỳ nhiều hơn.
Ông Horster trả lời câu hỏi một cách khác với ba cựu chiến binh kia. Thay vì đổ tội cho truyền hình Mỹ Lai và các thương vong loan trên các phương tiện truyền thông, ông tuyên bố rằng các phương tiện truyền thông chỉ cho chiếu trên TV những gì tạo ra lợi nhuận: "Phương tiện truyền thông có xu hướng loan tin những gì họ nghĩ họ sẽ bán ra đuợc [có lợi cho họ]; vì vậy trong khi tôi không sử dụng đối với phần lớn chúng (các loại phương tiện truyền thông), tôi không cảm thấy họ phải nhận trách nhiệm ".
Ý kiến Tổng Quát về Việc Loan tin trên Truyền Hình
Tất cả bốn cựu chiến binh đều đồng ý rằng việc phát sóng truyền hình là tiêu cực, tuy nhiên các nguời này đã trả lời khác nhau về lý do tại sao họ tin rằng viêc loan tin này là tiêu cực, và nó đã ảnh hưởng như thế nào đến kết cục của chiến tranh.
Cha tôi cảm thấy rằng chương trình truyền hình về chiến tranh là cực kỳ tiêu cực, nhưng ông đã qui lỗi một phần cho chính phủ. "Cuộc Tấn công vào ngày Tết là bước ngoặt lớn trong chiến tranh, mặc dù đó là một chiến thắng hoàn toàn đối với Hoa Kỳ", ông nói. "Sau khi Walter Cronkite lên tiếng chống lại chiến tranh, tất cả các nhà báo khác đều đi theo con đường của ông. Bởi vì chính phủ và quân đội đã không thành thật với các phương tiện truyền thông về sự tiến triển của chiến tranh, [nên] ông cho thấy rằng giới truyền thông muốn phơi bày cuộc chiến một cách tiêu cực. Vì vậy, như là một phần của chương trình nghị sự chống chiến tranh, các nhà sản xuất tin tức và nhà báo đã cố ý chọn những câu chuyện miêu tả chiến tranh coi như ngoài tầm kiểm soát và người lính Mỹ là một kẻ điên cuồng giết trẻ con. Theo cha tôi, quan điểm thiên lệch về chiến tranh của đài truyền hình, phong trào phản chiến, và sự hỗn loạn của Phong trào Dân Quyền đã làm cho người Mỹ chán ngán bạo lực và chiến tranh. Tất cả những yếu tố này kết hợp để khiến công chúng Mỹ chống lại chiến tranh Việt Nam.
Cựu chiến binh C cũng đổ lỗi chính phủ trong việc phát sóng phủ định, nhưng ông không cho rằng nó tiêu cực đến mức như cha tôi cảm thấy vậy. Trong khi cha tôi nói rằng những người đưa tin và phóng viên toàn tâm toàn ý" biểu lộ những thành kiến chống chiến tranh, cựu chiến binh C trả lời rằng họ chỉ "đôi khi" làm như thế. Hơn nữa, ông không tin rằng các dài truyền hình đặt ra một chương trình nghị sự chống chiến tranh. Thay vì họ tiêu cực một cách cố ý, ông cho rằng phạm vi phát sóng là "phân mảnh, không chính xác và không có khả năng cung cấp một câu chuyện mạch lạc" bởi vì giới truyền thông thường bị hạ xuống chỉ còn việc nhắc lại các thông cáo báo chí quân sự. Bởi vì chính phủ không tin tưởng công dân của mình am hiểu mục đích của họ trong chiến tranh, những thông cáo báo chí này không phản ánh đuợc sự thiếu tiến bộ thực sự. Cựu chiến binh C, do đó, không tin rằng các phương tiện truyền thông đã gây tổn hại cho chiến tranh Việt Nam của Hoa Kỳ; thay vào đó, ông đổ lỗi cho những điều dối trá và lừa đảo của chính phủ.
Cả hai ông Horster và Leonard đều nhấn mạnh động cơ lợi nhuận là lý do đằng sau sự phủ sóng tiêu cực. Ông Horster tuyên bố rằng các phương tiện truyền thông bao gồm những gì họ có thể bán, và các nguời đưa tin và các phóng viên là "sản phẩm của môi trường đó."Ông tiếp tục nói rằng mặc dù chiến tranh không bao giờ đuợc coi là tích cực, truyền hình không bao loan đi các nỗ lực nhân đạo của quân đội Hoa Kỳ, các cố gắng quảng bá nền dân chủ, hoặc chủ nghĩa anh hùng của quân đội sau năm 1967. Ông sử dụng khẩu hiệu "Chúng tôi là các kẻ miễn cuỡng, làm những điều không cần thiết cho những đứa vô ơn " để mô tả thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.
Ông Leonard tin tuởng rằng đài truyền hình đã đưa ra một chương trình nghị sự chống chiến tranh và các nhà báo bày rõ những thành kiến của họ vì khán giả truyền hình bao gồm mười sáu triệu người trốn lính. Ông đưa cho tôi một bài báo tổng kết ý kiến của ông như sau:
"Một khi những con số chống và né tránh chiến tranh đã bắt đầu leo đến trời xanh thì giới truyền thông không ngu dại gì mà nói điều gì đó tốt đẹp về Việt Nam cho cử toạ là những đối tượng bị mặc cảm tội lỗi giày vò với niềm hổ thẹn và với một nhu cầu tâm lý sâu xa là tìm cách hợp lý hoá thế nào cho xoá đi cái nguồn gốc của gánh nặng tội lỗi đó. " (Sears, 2001)
Vì vậy, cả ông Horster và ông Leonard đều cảm thấy rằng động cơ Lợi Nhuận khiến các phóng viên và nhà sản xuất chuơng trình phát sóng truyền hình chống chiến tranh đã làm củng cố thêm tâm trạng của các nguời trốn lính trong chiến tranh. Trong khi ông Leonard nói rằng các phương tiện truyền thông "không nghi ngờ" gì nữa đã làm cho Hoa Kỳ thua trận, thì ông Horster, trái lại cảm thấy rằng các phương tiện truyền thông không nên bị qui tội hoàn toàn (take all the 'credit') cho việc thua cuộc chiến. Nói chung, ông tin rằng sự Thiếu Quyết Tâm giải quyết vấn đề [chiến tranh] đã làm Hoa Kỳ thua trận.
Hình ảnh Cựu Chiến Binh của Chiến tranh Việt Nam
Những câu chuyện hồi hương của các cựu chiến binh Việt Nam cho thấy sự phân chia cay đắng của đất nước như thế nào. Ba trong số bốn cựu chiến binh tôi phỏng vấn bị người ta gọi là "những kẻ giết trẻ con" hoặc "những cựu chiến binh Việt Nam khùng. Đó là những kinh nghiệm của họ mà ngay cả gia đình và bạn bè cũng không muốn nhắc về cuộc chiến với họ; nếu có, người đã nhắc đến chiến tranh thường nhắc trong một cách thức cực kỳ tiêu cực như là kết quả của mặc cảm tội lỗi hay lòng phẫn nộ của họ. Người cựu chiến binh duy nhất không bị nhắc đến là ông Horster, người ở lại làm việc trong Thủy quân lục chiến và thường không giao dịch với khu vực dân sự.
Theo cả bốn cựu chiến binh, cựu chiến binh Việt Nam đã bị rập theo một khuôn mẫu trong và sau chiến tranh. Khi tôi hỏi họ một vài khuôn mẫu như thế nào, tôi đã nhận được câu trả lời như "người giết trẻ con (cả bốn), "điên cuồng" (cha tôi) và "lấy xài ma túy, vô giá trị, không lương thiện, rác rưởi" (Cựu chiến binh C ) .. Bố tôi đặc biệt thấy bị đụng chạm khi các phóng viên đề cập đến một nghi can liên quan trong vào vụ bắn súng hoặc một vụ hình sự nào đó là một cựu chiến binh ở Việt Nam. Sau đó, tôi hỏi họ liệu họ có bị bực bội tâm lý bởi bất kỳ bộ phim, chương trình truyền hình hay sách nào đã miêu tả các cựu chiến binh theo khuôn mẫu này: hai cựu chiến binh đã xác định Deer Hunter và Apocalypse Now hoàn toàn là trò hề.
Khi được hỏi liệu họ có cảm thấy hình ảnh của cựu chiến binh Việt Nam đã được cải thiện trong suốt những năm qua, hai trong số bốn cựu chiến binh tin rằng có. Ông Leonard nói rằng hình ảnh là toàn hảo ngày hôm nay, nhưng đó chỉ vì do các cựu chiến binh đã chăm sóc lẫn nhau (xây dựng Bức tường). Cựu chiến binh C cho rằng hình ảnh có mặt này mặt kia, nhưng tích cực hơn trước đây. Ông Horster nói rằng ông không chiụ cái quan niệm "chuyện đã qua thì cho qua luôn" mà hiện nay nguời ta đang chủ trương. Cha tôi cảm thấy rất mãnh liệt rằng hình ảnh về cựu chiến binh không thay đổi. Ông đã đề cập đến một bài viết trên báo chí, được viết cách đây chưa đầy năm năm trong Tuần lễ Cựu Chiến Binh, khiến ông đau lòng vì "dựng nên các anh hùng từ những người biểu tình và làm thấp thỏi giá trị của các cựu chiến binh."
Những cựu chiến binh Việt Nam có đổ lỗi truyền hình về hình ảnh của họ? Họ có phẫn nộ truyền hình và giới truyền thông vì điều đó không?
Cựu chiến binh C khác với ba cựu chiến binh khác, vì ông là người duy nhất không đổ lỗi cho truyền hình đã ra tạo hình ảnh của cựu chiến binh Việt Nam, mà ông cũng không phẫn nộ chương trình truyền hình về chiến tranh VN.
Cha tôi và ông Leonard cảm thấy rất mạnh mẽ rằng tin tức truyền hình đóng một vai trò lớn trong việc làm rập khuôn cựu chiến binh Việt Nam. Trong khi lính Mỹ được miêu tả là những kẻ đê tiện, thì Bắc Việt và VC thường được miêu tả là nạn nhân. Cha tôi không bao giờ có thể quên được hình ảnh ông nhìn thấy trên truyền hình của Jane Fonda ngồi trên một xạ thủ phòng không của Bắc Việt được sử dụng để bắn vào máy bay Mỹ và ông không bao giờ tha thứ cho bà vì đã đề cập đến quân đội Mỹ là kẻ giết người. Ông căm thù các phương tiện truyền thông bởi vì nó "đươc viết cho 'giật gân' hơn là báo cáo" cuộc chiến thực sự.
Ông Leonard đã phỉ báng các phương tiện truyền thông bởi vì, "họ nói dối và nói không đúng sự thật hoặc chẳng có gì tích cực cả."
Trong khi ông Horster không đổ lỗi cho các phương tiện truyền thông 100 phần trăm, ông cho thấy rằng "cần phải nhận thức được trách nhiệm mà truyền thông và truyền hình mang lại, hơn là việc nó sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng như thế nào. Ông cũng tỏ ra không hài lòng với truyền hình trong việc rập khuôn những cựu chiến binh Việt Nam.
Như vậy, ba trong số bốn cựu chiến binh tôi phỏng vấn đã đổ lỗi và phẫn nộ với các phương tiện truyền thông trong việc phát sóng trên TV về hình ảnh của họ và về cuộc chiến tranh.
Kết Luận
Khi truyền hình ngày càng trở nên phổ biến trong suốt những năm đầy biến động của chiến tranh Việt Nam, người Mỹ ngày càng dựa vào truyền hình để các tuờng trình tình hình tại Việt Nam cho họ biết. Truyền hình đã đưa những hình ảnh về cuộc chiến tranh đến với công chúng Mỹ, nhưng những hình ảnh này hiếm khi phản ánh chính xác cuộc chiến. Chiến tranh là một sự kiện phức tạp, đẫm máu và tàn bạo không thể được cô đọng một cách chính xác trong ba mươi phút tin tức buổi tối. Rõ ràng là sau Tết Mậu Thân, các phương tiện truyền thông cho rằng cuộc chiến VN là một sự thất bại hoàn toàn.
Sau khi phỏng vấn bốn cựu chiến binh mà những kinh nghiệm chiến trường đã cho họ đầy đủ khả năng giải thích sự tường trình đúng hơn và hay hơn bất kỳ một học giả về truyền thông hay nhà báo nào, tôi thấy rằng cả bốn cựu chiến binh đều tin rằng mức độ phát sóng về cuộc chiến là khá tiêu cực. Cụ thể là việc đếm xác nguời, và việc thiếu quan tâm đến/loan tin về việc Bắc Việt và Việt Cộng đã gây ra những hành động tàn ác trong thời chiến đã bôi xấu hình ảnh chiến tranh VN và người lính Mỹ.
Trước khi bắt đầu phỏng vấn, tôi đặt giả thuyết rằng phần lớn các cựu chiến binh sẽ quy trách ít nhất là một phần trách nhiệm cho việc báo cáo trên truyền hình về sự nổi lên của phong trào phản chiến. Hơn nữa, tôi cũng giả định rằng đa số tương tự sẽ đổ lỗi cho sự hình ảnh của cựu chiến binh Việt Nam. Ba trong số bốn cựu chiến binh tôi phỏng vấn đã cho rằng sự loan tin của truyền hình đã góp phần vào sự Thiếu quyết tâm của Mỹ, điều này cuối cùng đã ảnh hưởng đến chiến tranh của Mỹ. Mặc dù chúng khác nhau về cách diễn giải lý do đằng sau của sự tiêu cực này, ba trong bốn người đồng ý rằng sự tiêu cực này đã góp phần tạo nên cái hình ảnh điên khùng và giết trẻ con của các cựu chiến binh Việt Nam.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn cha tôi, ông Ron Leonard, ông Alex Horster, và cựu chiến binh C về tất cả thời gian và lòng quảng đại của họ trong việc giúp tôi hoàn thành bài viết này. Họ sẵn sàng gợi lại những ký ức đau thuơng về chiến tranh để giúp một sinh viên đại học mà hầu hết họ còn không quen biết.
Tài liệu tham khảo
Bonier, David E. Steven M. Champlain và Timothy S. Kolly, Cựu chiến binh Việt Nam: Một lịch sử bỏ bê. New York: Nhà xuất bản Praeger, 1984.
Hallin, Daniel C., Cuộc chiến Uncensored: Truyền thông và Việt Nam. Los Angles: Nhà xuất bản Đại học California, 1986.
Hammond, William M., Báo cáo Việt Nam: Truyền thông và Quân đội chiến tranh. Lawrence: Nhà in Kansas của Kansas, 1998.
Laurence, John. Lịch sử Ngày nay, "Một Sự thật Thất bại - Quan điểm của một phóng viên về Việt Nam". Gale Group, Tháng 10 năm 2001 v51 i10 p8.
Neuman, W. Russel, Marion R. Just và Ann N. Crigler, Kiến thức Tõng quát: Tin tức và Sự xây dựng Ý nghĩa chính trị. Chicago: Nhà xuất bản Đại học Chicago, 1992.
Sears, K.G., "Việt Nam: Nhìn lại sự kiện".. KILOGAM. Sears, 2001. [có lẽ là một tài liệu chưa được xuất bản - DF]
Wyatt, Clarence R., Những người lính giấy: Báo chí Mỹ và Chiến tranh Việt Nam. Chicago: Nhà xuất bản Đại học Chicago, 1995.
Trần Thuý Hạc