Tuesday, September 20, 2016

Việt Nam không Nguyễn Tấn Dũng, nhưng có Dũng


                     
Việt Nam không Nguyễn Tấn Dũng, nhưng có Dũng
Author: Nguyễn Quang Source: Việt Báo Posted on: 2016-09-21
Nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam rạn nứt trầm trọng từ nhiều năm qua, nhất là sau Đại hội XII, nay từ ngấm ngầm sang bạo động công khai giữa các đồng chí thuộc phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng. Không như các nước dân chủ nghị trường là chiến trường, vì cộng sản xây dựng chính quyền trên nòng súng nên giờ đây súng đạn được dùng để giải quyết việc “ai sẽ cướp được chính quyền”? Không nắm được chính quyền cũng là một thứ siêu quyền lực!
Đất nước đang trong tình trạng loạn sứ quân, mạnh ai tự lo bảo vệ vì không biết thần đảng cũng là thần chết đến gọi bất cứ lúc nào, nhất là những kẻ từng hưởng bổng lộc của Dũng nhưng vì một phút ngả lòng mà phản bội Dũng. Thật ra Dũng không đến nổi tệ như vậy để đi trả thù thuộc hạ, tính khí của Dũng rất “fair play”, nhưng chính những kẻ trung thành với Dũng buộc phải ra tay khi phe Phú Trọng ngày càng đưa họ đến chỗ cùng.
Phe Nguyễn Phú Trọng rõ ràng là lệ thuộc vào sự chỉ đạo của Tàu cộng, cụ thể qua chuyến đi cầu cứu quan thầy của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trước đại hôi đảng, Hùng vốn thuộc hạ của Dũng và đã từng quỳ rạp người xin Dũng tha mạng, nổi nhục này khiến Hùng tìm cách trả thù qua sự cấu kết với Trọng để lật Dũng. Gần đây với chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, tướng lên từ bàn giấy, và tiếp theo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tên gọi gia đình là Bảy Phúc, dịch sang chữ Hán là Thất Phúc… tất cả không ngoài những phương cách thực hiện các chỉ thị để triệt hạ những đồng chí thân Mỹ, nhất là những đảng viên yêu nước qua cái gọi là “đả hổ diệt ruồi”, nhưng thực chất để người Việt giết người Việt, khiến tiềm lực quốc gia mất đi, dễ dàng cho việc thôn tính Việt Nam.
Phe Nguyễn Tấn Dũng không phải là phe thân Mỹ, nhưng họ biết rằng chỉ có Mỹ và Phương Tây mới có thể cứu Việt Nam thoát khỏi Tàu cộng, trong đó có chính họ. Và qua con đường này may ra mai sau Viêt Nam mới có tương lai. Song phương cách thế nào để các đồng chí tồn tại, sau khi người dân Việt Nam có tự do, dân chủ vì không ai lường trước việc trả thù của người Việt cũng như Tàu! Các đồng chí không thể tất cả cùng qua Mỹ để tỵ nạn? Trước sự bế tắc của đảng cộng sản hiện nay cả về đường lối và con người, không còn ai khác họ phải cùng đi đường với Nguyễn Tấn Dũng! Họ quá lo mà quên rằng chế độ sau cộng sản sẽ xây dựng trên nền tảng nhân bản, pháp trị!
Ba Dũng có thể đứng đầu làm “Người tử tế”, với việc thành lập đảng đối lập. Cả thế và lực hiện nay đều dư đủ. Thực thể là một đối cực mạnh mẽ so với phe thân Tàu của Trọng. Nhưng bài học lịch sử của riêng dân tộc Việt Nam, không có sự khởi đầu nào mà không từ sự kết thúc, nghĩa là đều phải trả giá bằng đau thương mất mát!
Những phát súng khởi đầu từ Quân khu II với cái chết đột ngột của tướng tư lệnh, một người phe Dũng trước đây sau theo Trọng, cùng 3 cái chết của các quan đầu tỉnh Yên Bái vốn trung thần của Dũng nhưng đầu thú với Trọng vào phút cuối của đại hội XII. Một tâm lý bất an chung đang đổ xuống các đảng viện cao cấp, không có một ủy viên trung ương hay bộ chính trị nào cảm thấy an toàn, thật vậy! Và đã có đề nghị bổ sung bảo vệ khẩn cấp cho các yếu nhân tại Quốc hội.
Ngoài ra còn phải kể phe Trương Tấn Sang và Nguyễn Công Khế, báo Thanh Niên, trước đây muốn hạ Dũng để lên Tổng Bí thư nhưng nay không được cả nước thì tạm dung nửa đất Phương Nam. Đó là mộng của Sang, nhưng thực thể một thế lực rất mạnh mẽ là của nguyên bí thư Lê Thanh Hải, sau 15 năm trấn giữ thành Hồ. Gọi là cánh anh Hai, trước đây cũng cấu kết với Trọng nhưng sau khi bị mất ghế bí thư thành ủy, trở lại thủ thế và liên kết chặt chẽ với Tàu cộng qua ngả Chợ Lớn, trước những đòn của Trọng nay mai, để gọi là bình ổn phía Nam, mục tiêu là hốt tài sản, vì gia đình của y và phía vợ là nguyên phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa rất giàu có bậc nhất Sài thành hiện nay!
Tất nhiên công an không thể không trung thành với Dũng, những tướng công an không theo Dũng, chẳng khác nào như Ông Lý Quang Diệu phát biểu “Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ”, vì đó là tử lộ! Nguyễn Tấn Dũng xuất thân và trưởng thành từ công an nhân dân!
Dó đó, sự rạn nứt giữa Nguyễn Phú Trọng và Trần Đại Quang là con đường tất yếu, nhất là người nhắm vào chức Tổng Bí thư thay thế Trọng nay mai là Đinh Thê Huynh, hiện là thường trực ban bí thư, có dấu hiệu đang tìm mọi cách đánh đổ từ từ Trần Đại Quang, đã xuất hiện những thông tin rộ lên về chuyện gian dối trong khai mang lý lịch của Quang từ năm sinh 1950 đã sửa lại thành 1956, nhỏ tuổi hơn cả em của Quang đang là Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên. Nơi có mỏ đá quý với vonfram đứng hàng thứ nhì trên thế giới, lợi nhuận thu vào mỗi năm gần ba ngản tỷ mà đó là sân sau của gia đình Nguyễn Tấn Dũng!
Cả Trọng và Sang rồi ra đều sẽ trắng răng với Quang vì Quang là kẻ biết ngọn nguồn các thói hư tật xấu của đối phương, như chuyện hủ hóa của Sang, đầu hàng địch của Khế, hối lộ sang tay nhà cửa của Trọng ở Ciputra, tượng Hồ bằng vàng nặng năm mươi ký do Formosa tặng… bàn tay giết người rất rắn rít của Trọng, nghĩa là Quang biết người và dám giết người, ngay cả giết chính mình để làm con người mới cho xứng danh vĩ đại! Chỉ tiếc là tướng của Quang có khuôn mặt mỏng quá, tuy trái tai tốt, nên không biết có trở tay kịp thời với nghìn tay ngàn mắt của Hoa Nam.
Cái chết qua những lời đồn đoán về cựu chủ tịch Vinalines – ông Dương Chí Dũng bị thủ tiêu trong trại giam Quảng Trị cũng đủ để làm cho các đối thủ của Nguyễn Phú Trọng phải ớn lạnh đến tận sống lưng. Dương Chí Dũng đã bị Nguyễn Bá Thanh vào trại giam, dụ ngon ngọt để khai báo ngọn nguồn nhằm triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng với sự bảo đảm của Trương Tấn Sang, lúc đó là Chủ tịch nước, sẽ ký giấy tha tội chết! Thế là họ Dương khai hết nào thượng tướng Phạm Quý Ngọ nhận tiền như thế nào, đến Trần Đại Quang. Khiến Quý Ngọ phải chết để bịt đầu mối và nay Sang không còn làm Chủ tịch nước, nhưng là Quang. Tất nhiên Dương Chí Dũng phải chết theo đúng quy trình!
Trời bất dung gian cho phe cánh của Trọng khi ra quân “đả hổ diệt ruồi” theo bài bản Trung Quốc, song bối cảnh Việt Nam bây giờ không giống Tàu thời Cải cách ruộng đất. Đó là khi Trọng đụng đến “Con dê tế thần” Trịnh Xuân Thanh, phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang đã bị vụt khỏi tầm tay, Thanh đã tẩu thoát và lồ lộ phía sau đương kim Bí thư thành ủy HCM hiện nay là Đinh La Thăng, người đã từng đỡ đầu cho Thanh tại công ty dầu khí. La Thăng được dư luận cho là thân Mỹ, theo nhiều tài liệu là con rơi của Đinh Đức Thiện, thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Năng Lượng, em ruột của Lê Đức Thọ!  Họ Đinh cũng là sự trở ngại cho giấc mơ bá quyền phương Nam của Trương Tấn Sang! Có dấu hiệu Sang đang tìm mọi cách hạ bệ Đinh để đưa người thuộc phe cánh của mình, nên sau chuyến đi nghỉ dưỡng ở châu Âu, vừa về đã lên tiếng bênh vực Trọng với lời kêu gọi ủng hộ “Cách mạng quyền lực” của Trọng, một lúc sẽ bắn được hai con chim Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng! Nhưng có lẽ Sang đã quên cơ ngơi miền Nam một thời lũng đoạn trong tay anh em Phan Đình Khải, Phan Đình Dinh, Phan Đình Đồng vì các mục tiêu bá đạo đã thay họ đổi tên thành Lê Đức Thọ, Đinh Đức Thiện, Mai Chí Thọ.
Đinh La Thăng và Đinh Thế Huynh có mối dây liên hê đặc thù Huynh huynh Đệ đệ, do đó sau đại hội XII được đưa vào như người tin cẩn của Bắc Hà đánh bật phe cánh anh Hai, mà tưởng chừng không ai bứng nổi! Chính Lê Thanh Hải cũng quá đổi bất ngờ đến bật khóc trong tiếc núối, oán hận bọn tham quyền chỉ cho rằng Bắc kỳ mới có lý luận, bài học miền Bắc thống trị miền Nam ăn sâu trong máu cộng sản vẫn còn đó, anh Hai ngậm ngùi buộc phải rời chức vụ đầy uy quyền với một một giang sơn, hãy nhìn về hướng Cần Giờ, đó là lãnh thổ đất đai của dòng họ Lê Trương mới tiếm được lúc cầm quyền.
Chính sách ngoại giao hiện nay vẫn Phạm Bình Minh, nhân vật dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, với chính sách đu dây, há miệng “bất chiến tự nhiên thành”. Giặc vào nhà đã có láng giềng kêu, chủ nhà vẫn im tiếng và nếu có nói như Chủ tịch nước Trần Đại Quang “Tất cả cùng thua nếu xung đột Biển Đông”. Lịch sử xưa nay hiếm có tướng nào chưa ra trận đã nghĩ sẽ bị giết, tại sao không dám nghĩ đến lời khuyên đối với Trung Quốc, hãy về mà giữ nhà mình với đập Tam Hiệp dễ vở toang bất cứ lúc nào khi nước dâng cao, thật thảm hại cho dân tộc này với những người lãnh tụ không do dân bầu chỉ đủ tầm quanh quẩn ao nhà!
Chính sách đối nội cũng bắt bớ đánh đập người yêu nước, bất đồng chính kiến và đặc điểm hơn cả Lê Long Đỉnh trong việc phá Chùa, chỉ một đêm Chùa Liên Trì đã bị san ủi thành đống tro tàn đổ nát! Chưa có một thời Phật giáo bị pháp nạn như dưới thời cháu nội của Hồ Sĩ Tạo là Hồ Chí Minh và cũng chưa có một giai đoạn nào trong lịch sử Phật giáo bị đánh tan tác, chia rẽ trầm trọng như hiện nay. Đúng là nghiệp báo nào chăng?
Một thời thượng tầng kiến trúc đến hạ tầng cơ cấu, quay lại nhìn thật thảm hại, bi thương!
Nông ngư nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nhiễm mặn và nguồn nước hoàn toàn lệ thuộc vào thượng nguồn với những con đập từ các nước liên quan thuộc Hiệp hội sông Mê Kông chỉ nghĩ đến quyền lợi cục bộ riêng của vùng mình hay vì các mục tiêu phục vụ các ý đồ chính trị. Một vựa lúa của miền Nam Việt Nam trong cơn hấp hối. Cũng như dưới thời Nguyễn Tấn Dũng, cộng sản Hà Nội vẫn không có một chính sách để phát triển bền vững như ngăn mực nước biển, chận đứng việc ngập mặn, ngoài những câu khẩu hiệu tuyên truyển nhất thời, nếu không nói phó mặc cho các giáo sư, nhà nông học vốn quen thuộc ở Đại học Cần Thơ với những công trình nghiên cứu độc lập, song rồi vẫn xếp hồ sơ hãy đợi đấy như tiếng kêu trên đồng vắng giữa rừng U Minh bất tận.
Và cả nguồn nước sông Hồng cũng vậy, với những toan tính, những con đập ngăn nước dưới nhiều danh nghĩa nhằm ngăn chận dòng nước như luôn cuồn cuộn chảy nói lên sức sống mãnh liệt của người Việt, với vị thế địa chính trị của Việt Nam, trước những mưu toan thôn tính của ngoại bang nhưng tiến trình thực hiện đều do nội ứng của bên trong bởi những thành phần cơ hội vì danh lợi cá nhân, đố kỵ, hiềm thù.
Chính phủ “kiến tạo” danh từ của Nguyễn Tấn Dũng, nghe rất kêu nhưng thực chất nó là “vũ như cẩn”, ngoài những thích nghi vạn ứng để đón rác thải từ Tàu. Việt Nam bảy mươi năm dưới sự dẫn dắt của cộng sản không chế được một con vít ốc, và biến thành một sân sau, một bãi rác thải vô cùng độc hại của Tàu Cộng.
Trở lại tình hình chính trị Việt Nam đang diễn ra cái gọi “đả hổ diệt ruồi”, mang về từ Trung Quốc, để người Việt giết người Việt, nhưng chắc chắn Trần Đại Quang, Tô Lâm đã có bài học Trung Hoa về vụ án Chu Vĩnh Khang và Đinh La Thăng sẽ không như Bac Hy Lai, và cuối cùng Giang Trạch Dân sẽ như thế nào thì mọi người đã rõ.
Chính trường Việt Nam lại trở thành sân sau, một bãi rác thải về chính trị của Trung Quốc, người Việt Nam hiểu rõ Trung Quốc hơn ai hết và ngược lại Tàu biết rõ Việt Nam như thế nào. Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Chí, Kinh Dịch…vẫn là những bộ sách kinh điển mà các chính trị gia hai nước lân bang thường dùng.
Chuyến đi của các tân lãnh tụ Việt Nam sang Bắc Kinh, như sự giữ lễ từ thời phong kiến để nhận chiếu chỉ và sắc phong từ thiên triều, rồi ra cũng không khiến tình hình bớt loạn lạc vì Nguyễn Tấn Dũng vẫn làm chủ tình hình. Rổ rau trộn gồm mười bảy ủy viên bộ chính trị cộng sản Hà Nội hiện nay không thể là một khối thống nhất, khi hầu hết là những kẻ phản phúc, ăn cháo đá bát đang tập họp lại để chuẩn bị cho một giai đoạn chia chát quyền lực tiếp theo.
Máu nhuộm đỏ Ba Đình là điều chắc chắn!
Trước hết là nhuộm vàng, với những tiêu đề nổi bật trên nhiều trang FB, đã đặt dấu hỏi “Năm nay Trọng Lú thu được bao nhiêu?”.
- Ngày 22/4/2016, Trọng Lú nhận bức tượng Vàng nặng 50 kí loại 999 do Fomosa trao tặng. Cần biết Formosa là một công ty Đài Loan nhưng có hơn 66% vốn từ Trung Quốc. Tính ra tiền là 55 tỷ 550 triệu!
- Trọng Lú còn nhận 2 biệt thự Ciputra với diện tích 450m2 do tập đoàn Ciputra đến từ Indonesia trao tặng và sau đó Trọng Lú bán luôn lại với giá 115 triệu/m2, nếu tính bằng tiền là 103.5 tỷ
Đó là người được gọi là trong sạch của cộng sản, đảng trưởng Việt cộng hiện nay.
Nhưng cộng sản Hà Nội vẫn tồn tại, có phải đang có một thứ siêu quyền lực đang lũng đoạn Việt Nam, đúng vậy, nhóm siêu quyền lực này cũng là đội ngũ khủng bố giết người tinh vi qua thông báo: Đỗ Cường Minh là thủ phạm gây án và sau đó tự sát. Vụ án khép lại. Tưởng thế là xong. Nhưng dư luận lại rộ lên: Đỗ Cường Minh bị bắn từ sau gáy đạn xuyên ra phía trước. Không ai lại tự sát kiểu đó được? Vậy có bàn tay nào đứng sau, bắn vào gáy Cường Minh? Những ai liên quan? Tất cả chìm trong im lặng, bặt tăm…cả vụ thiếu tướng quân đội Lê Xuân Duy đã đột ngột qua đời ở tuổi 54?
Thiên la địa võng toàn “hệ thống chính trị” từ trung ương đến thôn bản, công an địa phương không sợ phe Dũng hay cánh Trọng trả thù nhưng sợ nhân dân trả thù. Nhân dân đang mai phục bọn chúng! Tất cả cán bộ cộng sản đều nơm nớp sợ bị trả thù vì Việt Nam ngay nay với một đảng trị, không còn mục tiêu nhân sinh sống còn của nhân dân nhưng nắm quyền để trục lợi cho cá nhân, gia đình, ba phe bốn nhóm.v..v…
- Nào cha con Phùng Quang Thanh, Phùng Quang Hải.
- Anh em dòng họ Lê Thanh Hải.
- Biết bao cơ sở kinh tài của Trần Đại Quang ở thành Hồ.
- Trương Mỹ Hoa, Trương Mỹ Lan giàu khủng khiếp, tiền đâu mà có, ai là ô dù của hai y thị?
- Vợ con của Lê Duẩn, với hơn ba mươi người con lúc y chết, 17 tấn vàng của miền Nam đã chôn giấu nay còn ở đâu?
- Hậu duệ của Sáu Dân với nơi nào cũng đất đai của Võ Văn Kiệt!
- Hầu hết các tỉnh ủy viên, quận ủy viên, giám đốc công an, phó giám đốc cùng các quan chức có quyền đều trở thành tư bản đỏ. Tiền đâu mà có.
- Giàu nhất vẫn là Nguyễn Tấn Dũng!
Dưới sự bảo trợ của Tàu cộng, Phú Trọng đã đẩy Đại tướng Đào Bà Tỵ sang làm Phó Chủ tịch Quốc hội bù nhìn, chẳng khác nào chặt cánh tay quân đội của phe Ba Dũng, bản chất cộng sản là vậy, khi yếu thì liên hiệp, hòa hợp, hòa giải, có tin từ nội bộ đàng, Trọng đã liên hiệp với Dũng nhưng sau khi lên Tổng bí thư đã đắc thắng và phá bỏ liên hiệp, đó là Ba Dũng ra đi nhưng đàn em vẫn ở lại.
Tình hình Việt Nam đang phải thay đổi nhanh chóng vì thế trận sống chết ngay chính trong nội bộ đảng cộng sản, nếu kẻ nào nhát tay và chậm chân trong tích tắc sẽ mất mạng! Nếu Trọng thắng, con đường Việt Nam là khu tự trị của Tàu sẽ thành sự thật! Nếu phe Nguyễn Tấn Dũng thắng hy vọng còn có cơ may cho dân tộc Việt Nam, ít ra là bước khởi đầu để thoát Trung vì hơn ai hết Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang và phe cánh…qua chuyến công du của Tổng thống Hoa Kỳ Obama đến Việt Nam, họ thừa hiểu ý nguyện của nhân dân là như thế nào và vấn đề là phương cách thực hiện để tránh đau thương và mất mát mà dân tộc này đã quá sức chịu đựng.
Một thời gọi là hòa bình với trên bảy mươi năm cộng sản cai trị, ngoài kia trẻ em tự tử vì quá nghèo, bao người phải bán nội tạng vì không có gì để ăn, hình ảnh người phụ nữ chết phải đắp chiếu chở lòng thòng, chân lòi ra, đầu quẹo xuống trên xe máy, những bờ biền chết, hàng triệu ngư dân đang đối diện với cái chết, gia đình tan nát, kẻ Nam, người Bắc phải phân tán chia xa để tồn tại.
Một đất nước hoang tàn bởi sự lãnh đạo lạc hướng, ngụy tín dưới một học thuyết đã lỗi thời, tôn giáo với những bậc chân tu khả kính vốn được kính trọng của dân tộc này dường như cũng lạc lối, thay vì giương cây trượng dẫn dân đi qua Biển chết thì lại đóng vai trò quá khiêm tốn của anh công an giao thông khiến nhân dân đến ngỡ ngàng?![1] Hình ảnh ngôi Chùa Liên Trì đổ nát thành đống gạch vụn sau một đêm, một thời Phật giáo là Quốc giáo, một nơi thờ kính Phật giữa trung tâm thành phố lớn nhất Việt Nam, khiến chúng ta tự hỏi, vậy thế giới thực đang diễn ra như thế nào, nếu giải thích theo thế giới ý niệm của triết gia Platon?[2]
Nguyễn Quang
nguyenquang3000@gmail.com Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.
[1] Thông báo: Về tình trạng cá chết bất thường tại Miền Trung VN. Ngày 30-4-2016, do Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục VN Bùi Văn Đọc ký, có đoạn “…tránh những hành động quá khích, dẫn tới xung đột, ảnh hưởng tới sản xuất, giao thông, vi phạm pháp luật”.
[2] Platon luôn đề cao ý niệm, coi ý niệm là nguồn gốc của thế giới: https://vi.wikipedia.org/wiki/Platon

 

Friday, September 2, 2016

Rối loạn tại Quân khu II (part 1)

Rối loạn tại Quân khu II: từ cái chết của tướng Lê Xuân Duy đến cuộc thanh toán máu nhuộm Yên Bái
Author: Nguyễn Trọng DânSource: Dân Làm Báo Posted on: 2016-08-28
Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Phe phái Nguyễn Phú Trọng cần phải loại Phạm Duy Cường ra khỏi vị trí bí thư tỉnh Yên Bái cho vấn đề tranh chấp chức tư lệnh tại QK II "hạ nhiệt" bớt. Tuy nhiên, vì tình huống tranh chấp chức tư lệnh tại QK II đang quá căng thẳng, TƯ không còn thời giờ để bới móc điều tra sự hối lộ của bí thư Cường để triệt hạ nên đành phải ra tay thanh toán bí thư Cường càng sớm càng tốt - chỉ mười một ngày sau khi tướng Duy từ trần...
I. Địa thế Quân khu II:
Quân-khu II (QK II) bao gồm một địa hình rộng lớn từ hướng biên giới tây bắc Việt-Trung đến Hà Nội bao gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. QK II có quân số trên 35 ngàn người tập trung chủ yếu vào sư đoàn Bộ binh 316 và 355, lữ đoàn Thiết-giáp 406 và lực lượng phòng không thuộc lữ đoàn Phòng-Không 297. Bộ chỉ huy QK II nằm tại Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ án ngữ che chắn phi trường quốc tế Nội Bài, Bộ Tư lệnh Thủ Đô và trấn giữ đầu nguồn sông Hồng lẫn sông Đà. (Phú Thọ vốn là đất của các vua Hùng đời trước, có đền thờ tại núi Nghĩa Lĩnh hiểm trở.)
Chỉ ba tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc và Phú Thọ không thôi, dân số mỗi tỉnh đã hơn một triệu người, các tỉnh còn lại dân số ít nhất trên bảy trăm ngàn người nên tự bản thân QK II có một sức mạnh kinh tế lẫn quốc phòng rất quan trọng cho Việt Nam ở hướng biên giới Việt-Trung. Quân khu II cũng nhận trách nhiệm bảo vệ hai nhà máy thủy điện quan trọng cho Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, một ở tỉnh Sơn La với công suất là trên mười tỷ KW và một ở Tuyên Quang với công suất khoảng trên 3 tỷ KW mỗi năm.
II. Ảnh hưởng của QK II đối với chiếc ghế tổng bí thư:
Do vị thế án ngữ che chắn cho Hà Nội, QK II mà mất nếu có giao tranh Việt-Trung xảy ra thì Hà Nội khó lòng mà đứng vững. Cũng vì vậy, tư lệnh QK II (TLQK II) có một ảnh hưởng đặc biệt đến vị trí Tổng Bí thư (TBT) của đảng cộng sản, vốn được coi là người đứng đầu quân đội với chức danh Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Do đó, TLQK II mà làm loạn hay không cùng bè phái thì cái ghế TBT sẽ bị lung lay ngay lập tức.
Cụ thể là TBT Lê Khả Phiêu đã phải rớt đài nhường ghế cho anh trẻ nít Nông Đức Mạnh vô tài do Phiêu có nhiều bất mãn với tướng Ma Thanh Toàn vốn là TLQK II từ năm 1998. Trong suốt thời gian làm TBT từ năm 2001 cho đến hết 2011, Nông Đức Mạnh hết sức cưng chiều tướng Ma Thanh Toàn cho đến khi Toàn nghĩ hưu vào năm 2007.
Sau năm 2007, quyền uy và thanh danh của Nguyễn Tấn Dũng lên như cồn nên Dũng lập tức lấn quyền của TBT, bổ nhiệm tướng Đỗ Bá Tỵ vào chức TLQK II thế tướng Toàn lúc bấy giờ cho yên dạ dù Tỵ lúc bấy giờ chỉ mới có lon thiếu tướng mà thôi.
Cũng xin được nhắc lại là tướng Ma Thanh Toàn lên làm TLQK II năm 1998 là do có sự ám toán dẫn đến tai nạn máy bay tại Lào khiến nhiều tướng lãnh bị tử nạn vào năm trước đó - tức là năm 1997, trong đó có trung tướng Trần Tất Thanh, vốn đang là TLQK II thay thế cho tướng đàn anh là Đào Trọng Lịch. Tướng Lịch cũng bị chết trong cùng tai nạn với tướng Thanh sau khi để lại chức TLQK II cho tướng Thanh để về trung ương đảm nhiệm chức phó Chủ tịch Quân ủy Trung Ương khi Lê Khả Phiêu vừa lên đảm nhiệm chức TBT cũng cùng vào năm 1997. Rõ ràng, Phiêu gạt bỏ từ Lịch đến Thanh và đưa Toàn vào chức TLQK II cho yên dạ ở chức TBT nhưng do làm ăn quá bết bát, mích lòng quá nhiều người trong giới chóp bu, dưới áp lực từ nhiều hướng trong đảng, Ma Thanh Toàn đã phải phủi tay với Phiêu mà thờ Mạnh.
Khi tướng Tỵ về trung ương để làm Tham Mưu Trưởng vào năm 2010 thì nhường ghế tư lệnh quân khu lại cho trung tướng Dương Đức Hòa. Tướng Hòa được Tỵ lựa vì cũng là người cùng tỉnh Phú Thọ với Tỵ. Cho nên có thể nói, vây cánh tướng lãnh gốc tỉnh Phú Thọ nắm chặt QK II kể từ khi Tỵ về làm tư lệnh nơi này vào năm 2007. (Trước đây, tướng Đào Trọng Lịch lại là dân gốc tỉnh Vĩnh Phúc.)
Tuy nhiên, Thủ tướng Dũng bắt đầu thất thế từ năm 2014 trở đi và qua đến năm 2016 thì gần như không còn đủ sức mạnh để thao túng nỗi bộ Quốc Phòng (QP) như trước nữa.
Phe đảng của TBT Nguyễn Phú Trọng liên kết chặt chẽ với nội gián của Trung Cộng cùng với phe của Trương Tấn Sang để nắm lại quyền chủ động của mình đối với Phùng Quang Thanh, vốn là bộ trưởng QP từ năm 2006 - cũng là năm Dũng lên làm thủ tướng.
Phùng Quang Thanh cũng là người gốc Vĩnh Phúc thuộc QK II. Thanh trước theo Dũng vì Dũng trọng đãi, cho ăn hối lộ ngập mặt cũng như làm ngơ cho Thanh giành đất đai của quân đội để cho thuê mướn đầu tư nhưng sau Thanh lại phản Dũng vì do bất đồng với Dũng trong cách thức chia chác tiền tài từ các công ty do quân đội kiểm soát. Thanh cũng bất đồng với Dũng về việc thúc đấy mối quan hệ quân sự với Mỹ. Đó là chưa kể bất đồng giữa Dũng và Thanh gia tăng khi Dũng độc quyền kiểm soát bổ nhiệm các tướng quân khu ở miền Trung và miền Nam cũng như độc quyền thăng lon tướng vượt qua mặt của Thanh. Những bất đồng này giúp TBT Trọng có đủ lý do để thuyết phục Thanh bỏ Dũng, phản Dũng để giúp Trọng truất phế Dũng khiến Dũng hết cách buộc phải đi đến quyết định giam cầm Thanh để rồi nội vụ đổ bể và Dũng bị đá văng khỏi TƯ sau đó trước áp lực của Trung Cộng (sẽ trình bày chi tiết hơn ở phần VI.)
Sau khi thủ tướng Dũng rớt đài thì vây cánh của Trọng lật đật hất tướng Tỵ ra khỏi bộ Quốc Phòng cho về Quốc Hội ngồi chơi xơi nước; đồng thời vây cánh của Trọng cũng muốn cố nắm lại QK II từ trong tay của vây cánh tướng lãnh gốc Phú Thọ đàn em của Dũng cho thiệt lẹ để an tâm! Do đó, tướng Lê Xuân Duy, vốn gốc Vĩnh Phúc cùng tỉnh với tướng Phùng Quang Thanh, được thăng chức từ tư lệnh bộ chỉ huy quân sự Yên Bái lên TLQK II vào tháng Năm năm 2016, tức là chỉ bốn tháng sau khi Trọng thành công loại được thủ tướng Dũng ra khỏi trung ương vào tháng Giêng năm nay.
III. Máu nhuộm Yên Bái:
Đúng ba tháng sau khi đảm nhiệm chức vụ TLQK II, tức vào tháng Tám năm nay, tướng Duy từ trần! Đảng cộng sản chỉ loan báo chung chung là mắc bệnh hiểm nghèo mà thôi!
Đúng mười một ngày sau khi tướng Duy chết, bí thư lẫn Chủ-tịch Hội đồng Nhân dân của tỉnh Yên Bái, nơi tướng Duy làm việc bao năm cũng bị thanh toán bắn chết tại chỗ!
Tướng Duy chết đi, bất luận là do bệnh hay bị ám toán thì cũng đều làm cho phe đảng các tướng lãnh gốc tỉnh Phú Thọ của tướng Tỵ có cơ hội quay trở lại nắm QK II trừ phi TƯ đủ mạnh để ngăn cản việc này. Tướng Tỵ khuất thân ngồi chơi xơi nước ở Quốc Hội không có nghĩa là đàn em của ông ta chịu lép vế. Muốn nắm trong tay chức Tham Mưu Trưởng thì nhóm tướng lãnh phe của Tỵ phải nắm lại QK II vừa mới bị để mất vào tay của TƯ hơn ba tháng qua.
Trong lúc TBT Trọng ở TƯ còn đang phải dẹp bớt ảnh hưởng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong quân đội thông qua các tướng tư lệnh các quân khu ở các tỉnh phía Trung & Nam thì tranh giành nắm quyền tư lệnh ở QK II rõ ràng khiến TƯĐ ở Hà Nội không ít thì nhiều cũng bị đuối tay.
Tướng Duy xuất phát từ vị thế tư lệnh đóng ở Yên Bái, được hậu thuẫn và có qua lại thân thiết trong suốt bao năm qua với bí thư Yên Bái là ông Phạm Duy Cường cũng như cánh tay phải của Cường là ông Ngô Ngọc Tuấn, chủ tịch HĐND, nên việc đặc trách tướng Duy về làm TLQK II gần như là do ông Cường thúc đẩy. Lúc bấy giờ là vào tháng Năm khi TƯ còn đang lo cố đè các tướng tư lệnh các quân khu phía Nam thân Nguyễn Tấn Dũng nên không thể rãnh tay chủ động, đành đồng ý với đề nghị của ông Cường.
Khi tướng Duy mất đi, Hà Nội buộc phải có chọn lựa vì không thể để QK II làm loạn và tuột khỏi sự kiểm soát của TƯ được nữa. Và sự lựa chọn của Hà Nội dẫn đến cuộc thanh toán hai cán đầu tỉnh Yên Bái như tin tức đã đưa.
IV. Nội vụ của cuộc thanh toán tại tỉnh Yên Bái:
Vào sáng sớm ngày 18 tháng Tám, cả ba cán đảng đầu tỉnh Yên Bái là ông Đỗ Cường Minh, chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Yên Bái, ông Phạm Duy Cường, bí thư tỉnh và ông Ngô Ngọc Tuấn, trưởng ban tổ chức nhân sự tỉnh kiêm chủ tịch HĐND đều bị bắn chết tại trụ sở tỉnh. Hai nạn nhân là ông Minh và ông Tuấn chết cùng phòng và ông Cường chết tại phòng làm việc của mình nhưng cùng lúc.
Trừ ông Minh cục kiểm lâm ra, cả hai nạn nhân kia đều bị bắn ba viên đạn trong tư thế ngồi và chết tại chỗ. Ông Minh thì chỉ bị một phát ngay sau gáy và chết tại bệnh viện khi thủ tướng "Mát-de" Phúc đến thăm. Ông bí thư Cường bị một phát đạn vào đầu và hai phát còn lại vào ngực và bụng.
Căn cứ trên cách suy luận của ngành tội phạm học, hai nạn nhân ông Minh và ông Tuấn đang tại phòng làm việc của ông Tuấn, ông Tuấn ngồi tại bàn và ông Minh đang đứng để bàn bạc công việc thì ít nhất hai sát thủ bước vào phòng - một bắn ông Minh từ đàng sau và sát thủ còn lại bắn vào ngực và bụng ông Tuấn đang gồi tại bàn; cùng lúc đó, bí thư Cường cũng bị sát thủ xông vào bắn tại phòng làm việc ở ngực và bụng.
V. Thật giả của bản tin do đảng CSVN loan báo:
Văn phòng làm việc của bí thư Cường và chủ tịch HĐND Tuấn cách nhau khoảng gần 200 thước buộc các sát thủ phải ra tay đồng loạt để hai nạn nhân ở hai nơi không kịp phản ứng cho nên không có việc sát thủ đi từng phòng một giết từng nạn nhân như loan tin do tiếng súng nổ phòng này sẽ làm náo động nhiều phòng khác khiến mức thành công của sự ám sát bị giảm hẳn.
Ông Minh được chở vào bệnh viện có khả năng cứu sống dù rất nhỏ nhoi, thậm chí có thể bị liệt óc nhưng trước sự hiện diện của thủ tướng "mát de" Phúc một cách kỳ lạ tại phòng cấp cứu, nhân viên làm việc tại nhà thương đã dặn dò thân nhân ông Minh về nhà lo bề hậu sự.
Điều này cho thấy sự hồi tỉnh của ông Minh rất nguy hiểm cho phe phái ra lệnh thanh toán. Bọn chóp bu của đảng tại Hà Nội lo lắng thấy rõ và cần biết chắc ông Minh đã chết chưa thông qua sự bộp chộp của thủ tướng "mát-de" Phúc đến tận phòng cấp cứu mà không bận áo khử trùng như đúng thủ tục y khoa.
Dựa vào số viên đạn trên mình nạn nhân, ông Minh rõ ràng không nằm trong danh sách cần bị giết mà chỉ là vô tình hiện diện tình cờ tại nơi thanh toán nên vạ lây.
Hành lang văn phòng nơi hai ông bí thư và chủ tịch tỉnh làm việc có ít nhất gần 50 người văn thư nhân viên thường xuyên có mặt đi qua đi lại nhưng vào thời điểm xảy ra vụ thanh toán - hành lang này lại vắng vẽ dù sẽ có cuộc họp tỉnh tại hội trường trụ sở sẽ xảy ra chừng nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ sau đó.
Không có một nhân chứng nào có mặt để khẳng định tận mắt nhìn thấy ông Minh bắn bí thư Cường rồi đi sang phòng làm việc của chủ tịch Tuấn thanh toán tiếp như đã đưa tin trên báo chí của Cộng đảng. Đây chỉ là tin Vịt của Vẹm như người dân chúng ta thường nghe thường thấy qua suốt mấy chục năm nay.
Bên Công an tỉnh Yên Bái cũng lúng túng khi ra thông cáo làm hở đầu lòi đuôi, nhất là lòi ra vụ ông Minh kiểm lâm bị bắn từ sau bắn tới mà tử thương sau đó trong bệnh viện cũng như việc văn phòng hai ông chủ tịch Tuấn và bí thư Minh chỉ cách có 200 thước, không thề nào sát thủ bắn bốn viên đạn từ phòng này rồi bình tĩnh đi qua phòng khác mà không có náo động nhốn nháo cả hành lang.
Đây là một vụ thanh toán nội bộ cấp tốc do TƯ tiến hành giấu kín công an địa phương - và công an địa phương tỉnh Yên Bái có trách nhiệm giấu kín bịt miệng các nhân chứng sau đó khi hay biết nội vụ.
VI. Tại sao giới chóp bu đảng ở Hà Nội cần phải thanh toán - giết Bí thư tỉnh Yên Bái?
Con đường quan lộc của Phạm Duy Cường, nguyên là một kỹ sư XHCN về ngành xây dựng, bùng phát mạnh dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Cường sanh tại Hà Nội nhưng làm tại nhà máy cement (xi-măng) Hoàng Liên Sơn gần 23 năm từ năm 1982 đến năm 2005. Ông cán này có thể bay nhảy vào TƯ sau khi Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng năm 2006. Vào năm 2008, ông Cường được ông Dũng cất nhắc lên thành phó chủ tịch tỉnh và rồi chính thức trở thành Bí Thư tỉnh Yên Bái hai năm sau đó, tức là năm 2010, năm mà quyền uy của Dũng át trùm ở TƯ.
Trong nội bộ đảng ở TƯ, cán Cường thật sự vượt trội hơn hẳn thành phần xuất thân từ đảng ủy như Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Hoàng Trung Hải, hay Đinh La Thăng và nhiều người khác vì cán Cường có học thức và làm được việc nhưng lại không có vây cánh mạnh ở TƯ do xuất thân từ dân kỹ thuật đi lên, rất cô thế. Cường chỉ có mỗi thủ tướng Dũng chống lưng mà thôi.
Cường không được Trọng Lú nâng đở như Đinh La Thăng hay Nguyễn Bá Thanh cho về ngồi ở TƯ vì Cường có vẻ chống lại ý đồ trất phế Dũng của TBT Trọng trong các kỳ bỏ phiếu vào những năm trước - mãi cho đến năm 2016, Cường mới chịu ngã ngũ và được Đinh Thế Huynh vận động bỏ hàng ngũ của Dũng qua đầu TBT Trọng.
Lý do bí thư Cường ngã ngũ theo phe Trọng hất thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đi vào năm 2016 vì Cường cho rằng Dũng đã hết cách thắng nổi Trọng sau khi quyết định giam lỏng Phùng Quang Thanh của Dũng bị thất bại vào giờ chót do Trung Cộng cử đặc phái viên ra tay can thiệp cứu tướng Thanh. Hơn thế nữa, phe TBT Trọng tung một khoản tiền dồi dào lên đến 200 triệu đô để mua chuộc hầu hết các bí thư tỉnh tại đại hội đảng nhằm lấy đủ phiếu truất phế Dũng. Số tiền này được cho là khoản tiền vay mượn khẩn cấp bởi TBT Trọng trong chuyến viếng thăm Việt Nam của chủ tịch Tập Cận Bình thông qua ngân hàng Phát Triển Trung Quốc CDB dùng để củng cố và ổn định niềm tin chính trị giữa đảng cộng sản hai nước. Khoản tiền mượn nợ này được thông báo vào ngày 6 tháng 11 năm 2015.
Hơn thế nữa, ông Tống Đào, đặc phái viên của họ Tập còn sang Việt Nam vào ngày 26 đến 30 tháng Giêng năm 2016 - tức là ngay kỳ đại hội đảng, trong hồi bỏ phiếu truất phế Dũng, để khẳng định hậu thuẫn về mọi mặt của họ Tập đối với phe TBT Nguyễn Phú Trọng. Điều này khiến những người ủng hộ Dũng không thể nào cưỡng lại được nữa trước tài lực quá mạnh của TBT Trọng có được nhờ từ sự hỗ trợ của Trung Cộng.
Nguyễn Tấn Dũng rớt đài khỏi TƯ kéo theo tướng Tỵ rớt đài khỏi bộ Quốc Phòng, cho nên TƯ cần phải loại bớt vây cánh của tướng Tỵ trong bộ Quốc Phòng càng sớm càng tốt - dẫn đến tình trạng bí thư Cường lợi dụng tình huống nâng đỡ đẩy nhanh tướng Lê Xuân Duy đóng ở Yên Bái về làm TLQK II đè đầu cởi cổ vây cánh của tướng Tỵ tại nơi này, nơi mà tướng Tỵ từng làm tư lệnh trước khi trở thành Tham Mưu Trưởng.
Điều này bất thành vì hàng ngũ tướng tá theo phe tướng Tỵ tại QK II có lẽ là đông như kiến, tướng Duy thiệt mạng một cách bí ẩn sau ba tháng đảm chức và chức TLQK II tới nay vẫn còn lấp lững chưa chính thức do tranh giành dằn co ngày thêm gay gắt.
Trước tình huống đó, TBT Trọng cần phải có chọn lựa và bí thư Cường tỉnh Yên Bái trở thành một trở lực làm vấn đề tranh chấp chức TLQK II đã căng thẳng lại còn căng thẳng thêm nữa. Hơn thế nữa, Cường quá sáng giá so với đàn em của Trọng tại TW; cũng như bí thư Cường dù gì cũng là người của Nguyễn Tấn Dũng khi trước nên sự tin cậy hợp tác đối với TBT Trọng lại càng rất là miễn cưỡng.
TƯ cần phải loại Cường ra khỏi vị trí bí thư tỉnh Yên Bái cho vấn đề tranh chấp chức tư lệnh tại QK II "hạ nhiệt" bớt. Tuy nhiên, vì tình huống tranh chấp chức tư lệnh tại QK II đang quá căng thẳng, TƯ không còn thời giờ để bới móc điều tra sự hối lộ của bí thư Cường để triệt hạ nên đành phải ra tay thanh toán bí thư Cường càng sớm càng tốt - chỉ mười một ngày sau khi tướng Duy từ trần.
Cũng có nhiều nguồn tin cho rằng bí thư Cường bị giết là do phe Nguyễn Tấn Dũng trả thù vì cái tội phản chủ nhưng trên thực tế, Dũng để Cường ở Yên Bái làm rối loạn QK II thông qua tranh chấp chức tư lệnh quân khu này khiến TBT Trọng ăn không yên, ngủ không yên để rảnh tay Dũng lo củng cố lại quyền uy của gia đình mình ở phương Nam thì có lợi hơn nhiều. Cho nên, việc Dũng ám toán bí thư Cường để trừng phạt là điều rất khó xảy ra.
Hơn nữa, nội vụ có sự hiện diện của thủ tướng "Mát-de" Phúc cho thấy TƯ thật sự muốn ra mặt dàn xếp nội tình bất ổn ở QK II cũng như ở Yên Bái.
Bí thư Yên Bái bị bắn chết thì đây là thuộc vệ nội vụ của đảng nhưng Phúc vốn lo bên chính phủ lại đứng ra thăm viếng dàn xếp thay vì là TBT Trọng cho thấy TBT Trọng không có chút tình cảm gì đối với bí thư Cường và Trọng mặc nhiên để Phúc dẫn lực lượng công an hùng hậu hộ tống theo sau kéo lên Yên Bái dàn xếp.
Đương nhiên, phe công an Trần Đại Quang sẽ nhân cơ hội này tóm thâu tỉnh Yên Bái vào trong tay mình, thêm vây thêm cánh cho chắc ăn sau khi đã có em trai của mình làm bí thư tỉnh Thái Nguyên. Hơn nữa, muốn nội vụ dàn xếp theo cách mà TƯ muốn là có thể kiểm soát được Yên Bái cũng như QK II thì việc công an nắm thêm tỉnh Yên Bái là điều có lợi cho TBT Trọng trong lúc này.
Tuy nhiên, vụ việc ở Yên Bái càng khiến thanh thế của phe công an Trần Đại Quang càng thêm lớn mạnh ở TƯ và liệu Đinh Thế Huynh, người đứng thứ hai sau TBT Trọng ở trong đảng có thể có đủ bản lãnh để buộc Quang phục tùng mình như đã từng phục tùng TBT Trọng hay không, vẫn còn là dấu hỏi chưa có câu trả lời.
VII. Kết
Nội tình tranh chấp tại QK II chắc chắn sẽ là vết lở loét chỉ ngày một thêm lớn ra, sâu thêm trong nội bộ sĩ quan tướng lãnh quốc phòng cũng như trong nội bộ chóp bu của Cộng Sản Hà Nội - một sự lỡ loét ghẻ lở nhầy nhụa thuờng thấy ở trong nội bộ của mọi chế độ độc tài tham nhũng.
Hôm nay máu nhuộm trụ sở tỉnh Yên Bái thì ngày mai, tại sao máu lại không thể nhuộm ở trụ sở TƯ đảng tại Hà Nội nếu Trần Đại Quang muốn gồm thâu cả chức TBT và chức chủ tịch nước vào trong tay mình?
26.08.2016
Nguyễn Trọng Dân
danlambaovn.blogspot.com

Rối loạn tại Quân khu II (part 2)

Rối loạn tại Quân khu II:
Liệu Tập Cận Bình đã có thể sẵn sàng ứng cứu TBT Trọng nếu quân đội tiến hành đảo chánh?
Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Bộ trưởng Quốc Phòng (QP) Ngô Xuân Lịch lật đật sang thăm Trung Cộng chỉ 11 ngày sau vụ thanh toán giết chết bí thư tỉnh Yên Bái thuộc QK II và 22 ngày sau khi thiếu tướng Lê Xuân Duy TLQK II đột ngột từ trần. Tướng Lịch sang thăm Trung Cộng trong bối cảnh chức TLQK II vẫn chưa có ông tướng nào nhận lãnh trách nhiệm một cách chính thức. Cho đến nay, sau gần một tháng tướng Duy mất, QK II vẫn là rắn không đầu với trên dưới hơn 35 ngàn quân. Trong tương lai, ai sẽ đảm nhiệm chức TLQK II vẫn còn mờ mịt chưa rõ khi mà tranh giành đấu đá thanh toán bên trong nội bộ đảng và nội bộ các tướng lãnh QP vẫn còn đang diễn ra chưa đến hồi kết thúc.
I. Lo lắng của Chủ tịch Tập Cận Bình trước tình trạng rối loạn tại QK II:
Ngay lúc tướng Lịch viếng thăm Trung Cộng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặc cách ông Trần Hảo lên làm bí thư tỉnh Vân Nam một cách vội vã sau khi ông Hảo làm chủ tịch tỉnh này được 18 tháng.
Trần Hảo là tay chân của họ Tập từ thời Tập còn là bí thư Thượng Hải năm 2007. Hảo đã từng tiếp TBT Trọng sang thăm Vân Nam khi còn làm tỉnh trưởng vào tháng Tư năm 2015 để bàn bạc sâu hơn về chi tiết trách nhiệm của tỉnh Vân Nam trong việc hỗ trợ TBT Trọng theo chỉ thị của họ Tập. Nay thì với cương vị bí thư tỉnh Vân Nam, ông Hảo có toàn quyền đẩy mạnh những hỗ trợ cần thiết cho TBT Trọng trong tương lai cũng như ông Hảo sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi thực thi những kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc giúp đỡ TBT Trọng.
Cách đây tám tháng, tức là vào tháng 12 năm 2015, họ Tập cũng vội vàng đưa tướng Lý Tác Thành lên làm tư lệnh Lục quân, một binh chủng mới được thành lập trong quân đội Trung Cộng; có khả năng tấn công can thiệp vào Việt Nam trong chớp nhoáng với hỏa lực rất mạnh. Tướng Thành đã từng tham chiến tại Việt Nam, nhất là tại vùng biên giới thuộc QK II nên có kinh nghiệm về địa hình hiểm trở của quân khu này. Binh chủng Lục quân mới được thành lập của Trung Cộng dường như chỉ để tập trung tấn công nhanh can thiệp vào Việt Nam khi cần thiết, ngoài ra không thấy mục tiêu chiến lược nào khác được đề ra cho bình chủng này trong chính sách quốc phòng của Trung Cộng.
Những hành động vội vàng kể trên của họ Tập dễ bị báo chí và giới truyền thông hiểu lầm là họ Tập muốn gây thêm vây cánh cho mình trước nhiều chống đối trong nội bộ trước thềm đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2017. Nhưng trên thực tế, nếu họ Tập muốn củng cố quyền lực tại TƯ, thì tay chân thân tín của mình như Trần Hảo phải được đề cử vào địa phương hay tỉnh thành có vị trí then chốt trọng yếu gần Bắc Kinh, có nhiều ảnh hưởng về kinh tế đến chính trị trực tiếp đến tại TƯ hơn là ra vùng biên giới xa xôi. Rõ ràng, giới phân tích đã thấy họ Tập rất lo lắng bồn chồn trước những rối loạn bất ổn bên trong nội bộ quân đội của ĐCSVN, nhất là tại QK II, cũng như lo sợ sự lung lay của TBT Trọng. Thái độ này được cho là phù hợp với hành động bồn chồn vội vã của họ Tập khi cử đặc phái viên Tống Đào hiện diện ngay kỳ bỏ phiếu truất phế thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Giêng năm nay để tăng thêm sức hậu thuẫn một cách không cần thiết vì Trọng đã đi đến thắng cuộc một cách rõ ràng trong lần bỏ phiếu thứ nhì - do những người bỏ phiếu đã hoàn toàn bị phe Trọng khống chế và mua chuộc.
II. Tại sao họ Tập bồn chồn lo lắng đến sự an nguy quyền lực của TBT Trọng?
Trong suốt gần tám năm qua, họ Tập đã tìm đủ cách để phá vỡ hoặc làm chậm lại đối sách liên minh liên kết các quốc gia trong vùng biển Đông do Tổng thống (TT) Obama của Hoa Kỳ khởi xướng. Nỗ lực của TT Obama là liên minh các nước liên quan một cách chặt chẽ nhằm tạo một sức mạnh chung để áp lực, buộc Trung Cộng phải từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh hải của mình. Do đó, để đối phó lại, Bắc Kinh có một đối sách ngoại giao cụ thể chi tiết đối với từng quốc gia trong vùng để phá hoại nỗ lực kêu gọi liên kết của Hoa Kỳ. Cụ thể là đối sách ngoại giao của họ Tập đã thành công ở Úc khi Bắc Kinh làm quốc gia này hoài nghi sức mạnh liên kết trong lời kêu gọi của Hoa Kỳ.
Thế nhưng họ Tập lại bị thất bại nặng nề trước Ấn và Phi Luật Tân dù Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng vung tiền tối đa để đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế của hai nước này.
Ấn Độ lại vui mừng nhận sự hậu đãi kinh tế từ phía Hoa Kỳ mà gạt bỏ mọi đề nghị hậu đãi kinh tế từ họ Tập. Không những vậy, Ấn lại đi đến ký kết hiệp ước quân sự với Mỹ cuối tháng Tám năm nay; mở đường cho sự can dự sâu hơn của Hải quân Ấn tại biển Đông. Ấn Độ không bị chính sách dụ dỗ về kinh tế của Trung Cộng làm mờ mắt như họ Tập mong đợi vì chính phủ Ấn thấy rõ hiểm họa cho kinh tế Ấn nếu Trung Cộng thật sự chiếm ưu thế hay làm chủ biển Đông.
Phi Luật Tân thì không những bác bỏ mọi đề nghị ve vãn viện trợ kinh tế và bất chấp những hù dọa quân sự của Trung Cộng mà còn kiện Trung Cộng ra tòa án thường trực về biển đảo ở Hague, gọi tắt là tòa PCA (Permanent Court Arbitration). Vào tháng Bảy năm nay, tòa PCA phán quyết khẳng định Trung Cộng không có cơ sở pháp lý khi tuyên bố chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa cũng như trên đảo Hoàng Nhan (Scarborough Shoal). Tuy tòa PCA không có lực đủ mạnh để buộc Trung Cộng rút hải quân của mình ra khỏi biển Đông theo phán quyết nhưng cũng đủ làm cơ sở pháp lý để vạch trần thủ đoạn vừa lấn hiếp vừa ve vãn của Trung Cộng đối với Phi Luật Tân cũng như đối với nhiều quốc gia khác trong vùng cho mưu đồ độc chiếm biển Đông của mình.
Riêng đối với Việt Nam, một quốc gia nằm ngay tâm điểm ở biển Đông về địa dư của mọi tranh chấp lãnh hải thì họ Tập không thể nào ở vào thế thất bại như tại Phi được vì nếu Việt Nam chịu liên kết quân sự với Hoa Kỳ và đồng ý sẽ cùng Hoa Kỳ giao chiến tấn công Trung Cộng khi cần thiết thì toàn bộ đường lưỡi bò chín đoạn tại biển Đông của Trung Cộng bị cắt ngay giữa. Việt Nam có một lợi thế địa dư về hải chiến tại biển Đông rất nguy hiểm cho Hải quân Trung Cộng trên con đường bành trướng xuống phía Nam. Hỏa tiễn hiện đại của Hoa Kỳ nếu có thể đặt dọc theo dãy Trường Sơn sát biển khi phóng ra sẽ làm Hải quân Trung Cộng tê liệt và thiệt hại nặng không thể phản kháng lại. Đó là chưa kế nếu Hoa Kỳ trú đóng tại vịnh Cam Ranh thì coi như đường lưỡi bò chín đoạn tại biển Đông của Trung Cộng bị cắt làm đôi hết cách cứu vãn. Hơn nữa, Việt Nam có ngã về phía Trung Cộng thì Trung Cộng mới có điều kiện lấn hiếp giành đảo, giành biển từ từ chứ nếu Việt Nam mà là đồng minh của Hoa Kỳ thì ý đồ này của Trung Cộng sẽ rất khó mà thực hiện.
Vây cánh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nội bộ ĐCSVN đã chiếm ưu thế từ năm 2008 trở đi. Thủ tướng Dũng cần Hoa Kỳ như con người cần hơi thở vì chỉ có Hoa Kỳ mới đủ tài lực nuôi nổi tập đoàn quan liêu cán dốt hối lộ tham nhũng của ông ta. Quan hệ Việt-Mỹ được thúc đẩy mạnh mẽ trong suốt bốn năm, từ năm 2008 đến năm 2011 và đến ngày Ba tháng Sáu năm 2012, thì Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ là Panetta đã có thể đứng tại Cam Ranh mà khẳng định rằng: "Hải quân Hoa Kỳ có thể sử dụng cảng Cam Ranh là điều kiện thiết yếu cho mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước và điều này sẽ xảy ra trong nay may.” Vào lúc đó, Hoa Kỳ và Việt Nam đã thật sự xích lại quá gần và trở nên nguy hiểm cho đường lối bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh ở biển Đông.
Mãi đến cuối năm 2012, Họ Tập mới lên nắm quyền kiểm soát lãnh đạo đất nước, tức là sau khi Dũng làm thủ tướng tại Việt Nam gần năm năm. Họ Tập thấy rõ mình đang bị muộn màng cho một thế cờ và vì vậy, họ Tập cần TBT Trọng như cá cần nước trong âm mưu gấp rút, hoặc là loại bỏ Dũng nhằm phá đổ hoàn toàn tiến trình hợp tác quân sự Việt-Mỹ, hoặc nếu trong trường hợp quá bi đát do muộn màng, thì chỉ cố làm tranh chấp nội bộ giữa thủ tướng Dũng và TBT Trọng gia tăng khiến quốc sách của Việt Nam trong quá trình hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ bì lừng khừng chậm lại. Đương nhiên, Hoa Kỳ không thể nào ký kết một hợp đồng thuê mướn cảng Cam Ranh lớn lao tốn kém khi nội bộ chính trị của ĐCSVN còn lo đấu đá chưa ngã ngũ cho quyết định sau cùng.
Họ Tập đã thành công khi TBT Trọng khéo léo xoay chuyển hàng ngũ nhân sự trong đảng đang từ dày đặc người của thủ tướng Dũng thành một lực lượng đông đảo truất phế Dũng.
Tuy nhiên, sau khi thở phào nhẹ nhõm là đã loại được thủ tướng Dũng ra khỏi TƯ rồi, cả TBT Trọng và Tập Cận Bình mới nhận ra là họ đã dùng thuốc quá liều lượng, vì giờ đây, thế lực mà ĐCSVN phải đối phó bên trong nội bộ của mình lại chính là quân đội, và nếu như biến loạn xảy ra tại Việt Nam do quân đội tiến hành, thì mọi công sức của họ Tập trước giờ bị trôi sông hết! Hơn bao giờ hết trong lúc này, Chủ tịch Tập Cận Bình cần bè đảng của TBT Trọng tồn tại trên quyền lực để hợp thức hóa lãnh hải tại biển Đông của Trung Cộng thông qua lấn hiếp (lãnh hải) Việt Nam.
III. Tại sao quân đội bất mãn TBT Trọng?
Họ Tập hiểu rõ TBT Trọng tuy có thể đối phó với thủ tướng Dũng, chiến thắng Dũng một cách ngoạn mục từ thế yếu nhưng Trọng sẽ không đủ sức để đối phó với những kẻ cầm súng, nhất là những kẻ cầm súng đang bất mãn. Các tướng lãnh đang nắm binh quyền bất mãn ở TBT Trọng vì ba lý do chính sau:
Lý do 1: TBT Trọng hậu đãi ngân sách bổng lộc cho các tướng Công An quá cao so với các tướng lãnh sĩ quan quân đội
Hầu hết, tất cả các cấp sĩ quan Công An giàu có nhanh chóng hơn các tướng lãnh sĩ quan quân đội là một điều quá rõ do lực lượng Công An đang trở thành kiêu binh được đảng cưng chiều và trở thành công cụ chó săn sai bảo để bảo vệ ổn định chính trị chế độ. Do đó, lực lượng Công An có toàn quyền thao túng ngân sách để đục khoét và và tham nhũng.
Tướng Công An Trần Đại Quang lại đang làm Chủ-tịch Nước khiến bộ Công An được bao che chắc chắn nên hối lộ và tham nhũng trong ngành Công An lan tràn trắng trợn mà các sĩ quan bên quân đội không làm gì được. Các tướng lãnh sĩ quan quân đội ngày một nóng mặt bất mãn nhưng do đang còn nhiều tranh chấp bên trong nội bộ QP từ cấp quân khu lẫn TƯ, các tướng lãnh sĩ quan quân đội đành nhắm mắt làm ngơ.
Tuy nhiên, sự nhịn nhục của những kẻ cầm súng bao giờ cũng rất giới hạn, và lực lượng tướng lãnh công an bu vây quanh TBT Trọng sẽ không đủ sức chống đỡ những ông tướng quân đội này khi họ ra lệnh nổ súng.
Lý do 2: TBT Trọng dù gì cũng bị các tướng lãnh quân đội coi là nhờ có Tập Cận Bình mà có quyền bính.
Trong cuộc đấu đá giữa Trọng và Dũng, TBT Trọng mở cửa gọi họ Tập giúp mình tối đa công khai, thậm chí, mời và tiếp cả đặc phái viên của họ Tập là Tống Đào ngay ngày đại hội đảng bỏ phiếu truất phế thủ tướng Dũng. Giới tướng lãnh quân đội hiểu rõ TBT Trọng sẽ lèo lái quân đội đi vào con đường nhịn nhục Trung Cộng một cách tối đa quá đáng. Điều này chắc chắn như đổ thêm dầu vào cơn lửa bất mãn sẵn có trong giới tướng lãnh quân đội.
Mọi quốc sách về quốc phòng của Việt Nam từ đây điều bị Bắc Kinh chi phối do TBT Trọng mở rộng cửa cho Trung Cộng can thiệp. Điều này càng làm căng thẳng giữa quân đội và TBT Trọng gia tăng mạnh. Thêm vào đó, Tham mưu Trưởng Đỗ Bá Tỵ bị hất ra khỏi bộ QP do áp lực của Trung Cộng càng làm giới tướng lãnh sĩ quan thân tướng Tỵ cảm thấy bất an lo lắng cũng như bất mãn. Sự bất mãn này không có gì có thể xoa dịu được nữa.

Lý do 3: TBT Trọng làm chậm quá trình hiện đại hóa quân đội.
TBT Trọng có thể mượn nợ của Trung Cộng bạc tỷ dùng làm kinh phí đấu đá chính trị nhưng Trọng không thể nào mượn nợ Trung Cộng để canh tân quân đội. Chẳng lẽ nào Trung Cộng ngu đến nỗi cho Trọng mượn kinh phí canh tân quân đội để gia tăng sức mạnh QP của Việt Nam hay sao?
Chỉ có Hoa Kỳ mới thật sự mở vòng tay kêu gọi liên kết và sẵn sàng giúp TBT Trọng canh tân quân đội. Cho nên, đường lối chính trị của TBT Trọng ngã về phía Trung Cộng do cần hậu thuẫn khi đấu đá nội bộ đóng hoàn toàn mọi cánh cửa dẫn đến hy vọng có thêm kinh phí để canh tân hiện đại hóa quốc phòng. Điều này buộc các tướng lãnh trong quân đội cảm thấy cần phải tiến hành loại bỏ Trọng để cứu vãn tình thế tụt hậu bi đát của quân đội. Việt Nam là một đất nước có chiều dài trên ba ngàn cây số bờ biển nhưng hiện nay lại phải đi xin từng chiếc tàu tuần duyên cũ về để sử dụng.
IV. Tại sao rối loạn QK II làm họ Tập lo lắng quá mức?
QK II rối loạn khiến Chủ tịch Tập Cận Bình lo lắng quá mức là bởi vì ông ta sợ không thể đem quân cứu được Trọng khi Hà Nội có loạn khiến bao công sức bỏ ra củng cố sự nghiệp chính trị của TBT Trọng trở thành đem muối bỏ biển hết.
Tập Cận Bình là một người rất am hiểu về lịch sử của đất nước ông. Ông biết rất rõ người Mãn Châu sở dĩ có thể cai trị được người Hán suốt mấy trăm năm là do buổi ban đầu Ngô Tam Quế, vốn là tướng trấn giữ Sơn Hải Quan làm quân Mãn không cách gì vượt qua xâm lược Trung Hoa cho nổi, đã mở cửa thành cho quân Mãn tràn vào tiến thẳng đến Bắc Kinh tiêu diệt Lý Tự Thành, mở ra cho triều đại nhà Thanh của người Mãn cai trị Trung Hoa.
Ngày hôm nay, QK II chính là “Sơn Hải Quan” dưới mắt của họ Tập, cản đường tiến của Lục quân Trung Cộng vào Hà Nội để cứu TBT Trọng nếu đảo chánh xảy ra. Hơn nữa, QK II có đầy đủ sức quân, sức súng và khả năng hậu cần để QK I có thể an tâm mà dựa lưng cầu viện. Quân số thường trực của QK II tuy là bằng với quân số của QK I với trên 35 ngàn quân nhưng khi cần, số quân huy động có thể nhanh chóng tăng gấp ba lần. Phi trường quân sự tại Yên Bái thuận tiện cho mọi tăng viện. Các độ cao núi non hiểm trở của QK II đủ sức để pháo binh và hỏa tiển có thể tăng viện hỏa lực cho QK I nếu cần thiết.
Nếu họ Tập có được một ông tướng tư lệnh theo kiểu "Ngô Tam Quế" trấn thủ ở QK I nên cất quân đâm xuyên QK I tiến đến Hà Nội thay vì đi qua ngã của QK II cho dễ dàng hơn thì cũng bị sức mạnh quân sự từ QK II tiến đánh chận lại không cách gì tiến thêm nổi về Hà Nội. Trong trường hợp họ Tập điên tiết vừa đánh QK I và QK II cùng lúc thì một mình QK II vừa đánh phòng thủ quân khu của mình, vừa đủ sức tăng viện cho QK I khiến Trung Cộng phải dừng bước tiến rồi lần hồi bị phản công nếu QK II nhận được tiếp viện từ hậu phương. Quân khu II mà còn phòng thủ và chi viện cho QK I thì binh chủng Lục quân của họ Tập không cách gì có thể tiến đến Hà Nội trong chớp nhoáng để cứu TBT Trọng được.
Nói tóm lại, QK II còn, Hà Nội còn. Quân khu II mất thì họ Tập sẽ có Hà Nội trong tay. Giới tướng lãnh Trung Cộng hiểu rõ điều đó và họ Tập đang tìm đủ cách thúc ép TBT Trọng đưa ra một ông tướng theo kiểu "Ngô Tam Quế" lên làm TLQK II, sẵn sàng mở ngỏ QK II để Lục quân của họ Tập có thể đến Hà Nội trong chớp nhoáng khi cần thiết.
Chỉ có điều hiện nay, khó mà có ai ngồi vào chức TLQK II. TBT Trọng có thể đá được Dũng ra khỏi TƯ không có nghĩa là ông ta đủ mạnh để sai khiến các tướng lãnh quân đội. Không phải vô cớ mà chức TLQK II vẫn còn trống cho đến nay. Không có một ông tướng kiểu "Ngô Tam Quế" nào có thể ngồi vững chức tư lệnh tại QK II cả trong tình hình tranh chấp căng thẳng tại bộ QP giữa đảng và quân đội chưa có hồi kết.
Mặc dù vụ giam lỏng bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh bị thất bại vào giờ chót, nhưng hệ lụy của nó quá nặng nề. Bộ QP của Việt Nam hiện nay đã bị bể nát mà một ông tướng chính ủy ngồi bàn giấy như tướng Lịch không cách gì có đủ sức ảnh hưởng đến các tướng đang cầm quân tác chiến. Phe quân đội giam lỏng tướng Thanh tuy thất bại nhưng vẫn còn tại chức với đầy đủ binh quyền, chỉ có mỗi tướng Đỗ Bá Tỵ là bị hất văng ra khỏi bộ QP mà thôi. Cho nên mọi bổ nhiệm của TBT Trọng trong quân đội điều bị các tướng lãnh dị ứng dè chừng và bất mãn chống đối.
Trong danh sách Ủy-viên Quân-Ủy Trung Ương (UVQUTƯ) từ năm 2010 đến 2015, thì chỉ có mỗi tướng cấp quân khu là TLQK II nằm trong danh sách, còn các UVQUTƯ còn lại là các tướng lãnh cao cấp thuộc bộ QP ở TƯ.
Thế nhưng QUTƯ khóa 2015-2020 kỳ này thì khác hẳn, hầu hết các tư lệnh quân khu đều là UV, cho thấy quyền uy của bộ trưởng QP đã gần như không còn nữa, trong khi các tướng quân khu có ảnh hưởng lớn hơn tại TƯ, các tư lệnh quân khu từ nay sẽ nói chuyện bàn việc quốc phòng cũng như mặc cả hợp tác hay phản đối trực tiếp thẳng đến TBT Trọng.
Danh sách UVQUTƯ năm 2015- 2020 bao gồm hầu hết các tướng tư lệnh quân khu:
Danh sách UVQUTƯ năm 2010- 2015 chỉ có mỗi TLQK II năm trong danh sách:
Quyền hạn của các tướng tư lệnh quân khu gia tăng một cách bất ngờ qua mặt bộ QP như thế cho thấy TƯ đảng đang đối phó với một tình trạng cát cứ sứ quân manh nha hình thành mà mọi sự bổ nhiệm hay thay thế các tư lệnh từ TƯ đều bị giới sĩ quan quân khu chống đối triệt hạ.
Bất luận là vì lý do gì mà quân đội loại bỏ TBT Trọng trong nay mai, thì họ Tập cũng cần tiến quân xuyên qua QK II suôn sẻ để kịp thời đến Hà Nội cứu TBT Trọng. Thế mà cho đến giờ phút này, con đường xuyên qua QK II dành cho Lục quân của họ Tập vẫn chưa được bảo đảm là sẽ không có kháng cự. Trong khi đó, họ Tập biết rõ những kẻ tướng lãnh cầm súng khi bất mãn, khó mà đoán biết được khi nào tiếng súng sẽ nổ để rồi TBT Trọng bị truất phế. Họ Tập lo sợ rối loạn ở quân khu II sẽ lây lan về Hà Nội khiến bao công sức nâng đỡ TBT Trọng của mình lại bị xôi hỏng bỏng không!
Ngày nào TBT Trọng chưa thể biệt phái được một tướng chính ủy kiểu Ngô Tam Quế ra đóng QK II là ngày đó, tính mạng của TBT Trọng vẫn nằm ngoài khả năng tiếp cứu của họ Tập.
V. Phương án đối phó của TBT Trọng (và Tập Cận Bình) trước sự bất mãn của các tướng lãnh sĩ quan trong quân đội Việt Nam hiện nay:
Giới phân tích đã bắt đầu nhìn thấy nỗ lực của TBT Trọng dưới sự giúp đỡ của Tập Cận Bình đang tiến hình hành cái gọi là “chính ủy hóa quân đội,” có nghĩa là TBT Trọng ráng nâng đỡ các tướng tá xuất thân từ chính ủy, không phải sĩ quan có khả năng chỉ huy tác chiến trận mạc, lên nắm mọi chức tư lệnh quan trọng từ sư đoàn đến quân khu và cả binh chủng lẫn các vị trí Thứ trưởng và Bộ Trưởng QP. Các sĩ quan này không có thực tài về tác chiến vì chỉ xuất thân từ đảng và nhờ Trọng nâng đỡ mà lên nên sẽ trung thành đối với TBT Trọng hơn.
Chính ủy Ngô Xuân Lịch, Bộ Trưởng QP là một thí dụ điển hình cho đối sách đảng ủy hóa quân đội của TBT Trọng được Tập Cận Bình ủng hộ. So sánh về khả năng điều khiển quân đội cũng như hoạch định chiến lược QP, tướng Tỵ hơn hẳn tướng Lịch nhưng TBT Trọng đã hất Tỵ thẳng tay công khai ra khỏi bộ QP và để tướng Lịch làm bộ trưởng.
Tuy nhiên, TBT Trọng đang bị khựng lại khi tiến hành đại trà chiến lược chính ủy hóa này xuống các quân khu, các binh chủng hay các sư đoàn vì bị các sĩ quan chống đối công khai. Các tướng quân khu sẵn sàng động binh tạo phản nếu Trọng cố dồn họ đến đường cùng và lột chức quyền của họ trao lại cho các chính ủy.
Các tướng quân khu đã bắt đầu bất tuân lệnh của bộ quốc phòng buộc Trọng phải thỏa hiệp và chấp nhận hầu như gần hết các tướng quân khu vào danh sách UVQUTƯ để giảm bớt bất mãn. Đó cũng là lý do tại sao danh sách UVQUTƯ khóa 2015-2020 tràn ngập các sĩ quan từ quân khu. Ai ai cũng nhìn thấy Trọng chờ cho tình hình xoa dịu bớt rồi bẻ gãy từng tướng quân khu một để thay thế vào bằng một chính ủy vô tài trong thầm lặng. Tuy nhiên, dự tính âm mưu là một lẽ nhưng mà thành công hay không thì lại là một chuyện khác, phải chờ xem.
Đối với Tập Cận Bình, thì chính sách đảng ủy hóa vị trí các tư lệnh quân khu hay sự đoàn của TBT Trong rất có lợi sẽ giảm bớt khả năng tác chiến của quân đội Việt Nam vì các sĩ quan chính ủy hoàn toàn không có kiến thức điều khiển trận mạc. Ngoài ra, họ Tập hy vọng chính sách này sẽ giảm bớt nguy cơ của TBT Trọng bị quân đội đảo chánh - điều mà Tập không muốn nhìn thấy trong này. Họ Tập cần TBT Trọng để Việt Nam thuận thảo theo đường lối đối ngoại của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa nhiều hơn nữa các phần lãnh hải cũng như khiến kế hoạch liên minh của Hoa Kỳ thêm khó khăn bất thành.
VI. Kết:
Liệu họ Tập có đủ sức tiến về Hà Nội giải cứu TBT Trọng khi cần thiết hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự rối loạn tại QK II đến khi nào thì được dàn xếp ổn thỏa có lợi cho TBT Trọng. Nếu tỉnh Yên Bái đang chờ đợi một tướng Công An về làm bí thư thì QK II cũng đang cần phải có một tướng chính ủy ngồi bàn giấy không có khả năng chỉ huy tác chiến về làm tư lệnh.
Và ngay cả trong trường hợp QK II có tân tư lệnh là một chính ủy trung thành với TBT Trọng thì mối lo lắng của họ Tập đối với QK II cũng sẽ chẳng giảm đi chút nào vì các sĩ quan tác chiến bất mãn vẫn có thể giết vị tư lệnh này trong chớp mắt rồi giữ chặt các ngã lộ biên giới phía Bắc khiến họ Tập chỉ còn cách đứng nhìn lực lượng quân đội đảo chánh chiếm trụ sở đảng tại Hà Nội.
Mọi người thắc mắc là chính ủy Lịch sang thăm Trung Cộng sẽ nói những gì và sẽ nghe những yêu cầu gì từ Trung Cộng. Chỉ có điều, chính ủy Lịch trình bày những gì hay Trung Cộng yêu sách những gì không còn là quan trọng nữa, vì trong một tương lai gần, nền chính trị của Việt Nam sẽ không còn được quyết định bởi những kẻ cầm thẻ đảng nữa mà sẽ được quyết định bởi những người cầm súng khiến mọi công sức của họ Tập can dự vào Việt Nam quá công phu khổ nhọc nhưng chỉ trong phút chốc lại tan thành mây khói không cách gì cứu vãn.

01.09.2016